Tại sao tai nghe không kết nối được

Ngày nay, khi mà smartphone đã vượt ra ngoài khuôn khổ một thiết bị liên lạc chuyên dụng để trở thành công cụ nghe gọi của nhiều người để trở thành thiết bị phục vụ giải trí và công việc. Việc điện thoại không nhận tai nghe sẽ đem tới nhiều phiền toái không đáng có.

Chắc chắn rằng tai nghe vẫn hoạt động bình thường

Khi điện thoại không nhận tai nghe thì việc cần làm đầu tiên là bạn phải chắc chắn rằng tai nghe của bạn vẫn còn hoạt động tốt. Từ đó xác định nguyên nhân gây ra điều này nằm ở về jack 3.5 mm hoặc cổng kết nối tai nghe trên điện thoại. Bạn có thể kiểm tra tai nghe của mình bằng cách cắm vào chiếc smartphone của người khác hoặc cũng có thể là một chiếc laptop, TV hoặc bất kỳ thiết bị nào [đối với các thiết bị cũ vẫn dùng jack âm thanh 3.5mm].

Nếu bạn không thể nghe được bất cứ âm thanh nào phát ra từ chiếc tai nghe này thì có thể nó đã hỏng và đã đến lúc bạn thay một chiếc tai nghe khác. Còn trong trường hợp chiếc tai nghe này vẫn hoạt động tốt với một thiết bị khác thì rõ ràng đã có vấn đề xảy ra và bạn nên xem qua những cách khắc phục khác ở dưới đây.

Bạn cũng nên thử thêm một chiếc tai nghe khác vào chiếc smartphone của bạn và xem nó có hoạt động không. Mặc dù rất hiếm tuy nhiên có thể chiếc smartphone của bạn “kén chọn” và chỉ tương thích với một số loại tai nghe nhất định.

Xem thêm: Cách khắc phục tai nghe bị rè và các lỗi thường gặp của tai nghe

Kiểm tra chế độ Bluetooth trên điện thoại

Nếu chiếc điện thoại của bạn đang được ghép nối với một chiếc tai nghe không dây, loa hoặc một thiết bị nào đó qua Bluetooth thì đó chính là lý do mà jack tai nghe không hoạt động. Theo lẽ thường thì khi bạn cắm tai nghe vào smartphone thì nó sẽ nhận và bỏ hết các kết nối với các thiết bị âm thanh khác qua công nghệ Bluetooth tuy nhiên tính năng này không phải lúc nào cũng hoạt động một cách chính xác.

Đối với trường hợp này bạn chỉ cần đến trình cài đặt và tắt Bluetooth. Giờ đây bạn đã có thể sử dụng tai nghe như bình thường. Trong trường hợp vẫn chưa nghe được bạn có thể tiếp tục thực hiện theo các bước dưới đây.

Vệ sinh đầu cắm tai nghe

Như bạn biết, bụi bẩn có thể bám vào đầu cắm trên tai nghe hoặc chân cắm tai nghe trên điện thoại, theo thời gian có thể ngăn cản kết nối giữa tai nghe và smartphone. Do đó, bạn cần vệ sinh tai nghe và chân cắm trên điện thoại.

Đầu tiên, bạn nên nhìn vào lỗ cắm tai nghe để xem tình trạng vệ sinh của nó đang ở tình trạng nào. Hầu hết smartphone hiện tại đều kết nối trực tiếp trên cổng USB Type-C [với smartphone Android] và cổng Lightning [với iPhone]. Do đó nếu các cổng này bị bụi bẩn bám vào thì còn ảnh hưởng tới tốc độ sạc pin.

Hãy dùng một chiếc đèn pin nhỏ hoặc đèn flash của điện thoại khác và làm sạch lỗ cắm này bằng nhiều cách, đơn giản nhất là thổi vào đó hoặc cũng có thể dùng máy để thổi khí vào.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bông gòn. Bạn có thể đưa bông gòn vào, xoay vào trong lỗ cắm để có thể lấy bụi bẩn ra ngoài. Bạn cũng có thể thêm một chút nước để có thể lấy bụi ra dễ hơn tuy nhiên bạn chỉ nên dùng một lượng nước vừa đủ để làm ướt bông vì nếu dùng quá nhiều nước thì sẽ ảnh hưởng tới các linh kiện bên trong.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sạc AirPods đúng cách, kéo dài tuổi thọ tai nghe

Kiểm tra cài đặt âm thanh và khởi động lại thiết bị

Ngoài những bước kể trên có thể cài đặt âm thanh trên thiết bị đã gây ảnh hưởng đến kết nối này. Nếu đúng là cài đặt âm thanh trên máy làm điện thoại không nhận tai nghe, bạn có thể dễ dàng chỉnh lại ngay lập tức.

Nếu đã làm theo trình tự trên mà chiếc smartphone của bạn vẫn chưa nhận kết nối với tai nghe bạn nên thử khởi động lại chiếc smartphone của mình. Việc này tốn rất ít thời gian, bạn chỉ cần nhấn và giữ nút nguồn, nhấn vào nút khởi động lại sau đó đợi cho thiết bị này hoạt động trở lại xem vấn đề đã được giải quyết hay chưa.

Mang thiết bị đến trung tâm bảo hành

Nếu bạn đã thử thực hiện tất cả những phương pháp nói trên mà tai nghe của bạn vẫn không hoạt động thì có vẻ vấn đề đã trở nên khó giải quyết hơn. Trong trường hợp chiếc smartphone của bạn vẫn còn hạn bảo hành, phương án tốt nhất là bạn nên liên hệ với nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất để chiếc máy của bạn được sửa chữa hoặc thay thế linh kiện. Việc mang máy đi bảo hành có thể sẽ mất một thời gian tuy nhiên nếu lỗi phát sinh từ nhà sản xuất thì bạn sẽ được thay mới miễn phí.

Trong trường hợp chiếc smartphone của bạn đã hết thời gian bảo hành, bạn có thể liên hệ với hãng hoặc một điểm sửa chữa điện thoại để họ khắc phục lỗi trên. Việc này sẽ tốn một số tiền nhất định tuy nhiên bạn có thể được sử dụng lại jack tai nghe.

Hy vọng với những cách trên bạn sẽ khắc phục được lỗi về jack âm thanh trên chiếc smartphone của mình [nếu có].

Xem thêm: Hướng dẫn cách tắt chế độ tai nghe trên điện thoại Samsung khi bị kẹt

Nguyễn Hoàng

Theo AndroidAuthority

Bạn phải kiểm tra kỹ jack 3.5 mm hoặc cổng kết nối tai nghe trên điện thoại. Bạn có thể kiểm tra tai nghe của mình bằng cách cắm vào chiếc smartphone của người khác hoặc cũng có thể là một chiếc laptop, TV hoặc bất kỳ thiết bị nào [đối với các thiết bị cũ vẫn dùng jack âm thanh 3.5mm].

Nếu chiếc điện thoại của bạn đang được ghép nối với một chiếc tai nghe không dây, loa hoặc một thiết bị nào đó qua Bluetooth thì đó chính là lý do mà jack tai nghe không hoạt động. Bạn chỉ cần đến trình cài đặt và tắt Bluetooth.

Dùng một chiếc đèn pin nhỏ hoặc đèn flash của điện thoại khác và làm sạch lỗ cắm này bằng nhiều cách, đơn giản nhất là thổi vào đó hoặc cũng có thể dùng máy để thổi khí vào. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bông gòn. Bạn có thể đưa bông gòn vào, xoay vào trong lỗ cắm để có thể lấy bụi bẩn ra ngoài.

Tiến hành kiểm tra các cài đặt âm thanh, đặt về mặc định mà chiếc smartphone của bạn vẫn chưa nhận kết nối với tai nghe bạn nên thử khởi động lại chiếc smartphone của mình.

Trong trường hợp chiếc smartphone của bạn vẫn còn hạn bảo hành, phương án tốt nhất là bạn nên liên hệ với nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất để chiếc máy của bạn được sửa chữa hoặc thay thế linh kiện.

Phải nói rằng tai nghe Bluetooth rất thuận tiện nhưng cũng đi kèm với nhiều lỗi. Những lỗi này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm nghe của bạn.

Vậy làm thế nào để khắc phục những vấn đề này? Liệu bạn có thể tự xử lý được những lỗi này hay không? Bài viết sẽ đưa ra các lỗi thường gặp ở tai nghe Bluetooth cũng như phương pháp xử lý chúng.

Các lỗi thường gặp ở tai nghe Bluetooth

1. Thiết bị không thể tìm thấy tai nghe Bluetooth

Điều đầu tiên bạn cần làm khi sử dụng một chiếc tai nghe Bluetooth đó là ghép nối nó với thiết bị phát nhạc [điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc,…]. Vì thế hãy chắc chắn rằng thiết bị phát nhạc của bạn có thể tìm thấy và phát hiện ra tai nghe Bluetooth.

Nhưng bỗng một ngày máy phát nhạc không thể tìm thấy tai nghe của bạn. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

  • Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem Bluetooth của tai nghe đã được bật hay chưa. Một vài tai nghe không dây hiện nay có tính năng tự động tắt Bluetooth nếu để ở chế độ chờ và không được ghép nối trong một khoảng thời gian.
  • Nếu kiểm tra và thấy Bluetooth của tai đã bật, tiếp theo bạn nên kiểm tra tính tương thích của nó với máy phát nhạc. Nếu bạn đang sử dụng iPhone thì ít nhất nó phải chạy ở iOS7 trở nên bởi từ phiên này mới được hỗ trợ “Bluetooth Smart Ready”. Nếu bạn đang sử dụng điện thoại Android hãy đảm bảo rằng nó được chạy ở Android 4.3 trở nên.
  • Hãy chắc chắn rằng khoảng cách giữa tai nghe và thiết bị phát nhạc đủ gần để chúng có thể tìm thấy nhau. Trong khi phần lớn các thiết bị Bluetooth, đặc biệt là tai nghe có phạm vi hoạt động khá tốt [trung bình khoảng 10m]. Tuy nhiên để thiết bị phát nhạc có thể dễ dàng phát hiện ra tai nghe thì bạn nên để chúng càng gần càng tốt [khoảng 1 đến 2m].
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Không phải tất cả các tai nghe Bluetooth đều kết nối với điện thoại, máy tính theo một cách giống nhau. Đôi khi bạn chỉ cần bật Bluetooth trên tai nghe hoặc có thể phức tạp hơn một chút.
  • Thử tắt đi bật lại. Đây là cách mà không chỉ tai nghe mà hầu hết các thiết bị điện tử nào cũng có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề đang gặp phải. Đơn giản nhưng hiệu quả lại cao.
  • Tắt những thiết bị gây nhiễu. Có thể vì một lý do nào đó mà tai nghe của bạn đang cố gắng ghép nối với một thiết bị khác thay vì điện thoại của bạn. Kiểm tra xem laptop, máy tính hay loa có đang bật Bluetooth không và tắt chúng đi.
  • Cách xa router Wi-Fi. Lý do là bởi sóng Bluetooth và Wifi đều hoạt động ở cùng một phổ tần số. Đây cũng chính là nguyên nhân mà tai nghe không xuất hiện trong danh sách thiết bị Bluetooth khả dụng trên điện thoại.

2. Thiết bị không thể ghép nối với tai nghe Bluetooth

Khi đã tìm thấy tai nghe trong danh sách các thiết bị sẵn sàng kết nối, bước tiếp theo sẽ là ghép nối nó với thiết bị phát nhạc.

Tuy nhiên đôi khi quá trình ghép nối diễn ra không thực sự suôn sẻ, nhất là ở lần đầu tiên. Quá trình ghép nối ở trạng thái treo hoặc sẽ hiện ra một thông báo lỗi.

Vậy làm thế nào để khắc phục vấn đề này?

  • Điều đầu tiên cần làm đó là ngắt các kết nối Bluetooth không cần thiết. Đặc biệt khi có một chiếc tai nghe Bluetooth hoặc loa khác đã kết nối với thiết bị của bạn. Không phải thiết bị nào cũng có khả năng ghi đè kết nối hiện tại.
  • Nếu tai nghe của bạn đang có tình trạng PIN yếu, hãy sạc đầy nó trước khi thực hiện ghép nối. Bởi khi PIN yếu mà vẫn bật Bluetooth thì tai nghe sẽ rất nhanh chóng “sập nguồn”, điều này không chỉ làm cho việc kết nối không thể thành công mà còn ảnh hưởng tới tuổi thọ của PIN.
  • Đảm bảo các thiết bị tương thích với nhau. Bluetooth đã và đang không ngừng cải tiến và phát triển trong những năm gần đây. Bluetooth 5.0 có thể kết nối với hầu hết các thiết bị hiện nay. Tuy nhiên một vài tai nghe Bluetooth có thể không tương thích với máy tính, điện thoại đời cũ. Vì vậy hãy kiểm tra phiên bản Bluetooth hỗ trợ trên tất cả các thiết bị và xem chúng có tương thích với nhau hay không.
  • Nếu đã thử và kiểm tra tất cả các cách trên đều không được, bạn nên cân nhắc khởi động lại tất cả thiết bị và sau đó thử ghép nối lại.
  • Cuối cùng hãy kiểm tra trong phòng xem có các thiết bị gây nhiễu sóng Bluetooth hay không [lò vi sóng, router Wifi, thiết bị giám sát,…]. Những thiết bị này có thể gây cản trở quá trình ghép nối tai nghe của bản với điện thoại.

3. Tai nghe Bluetooth tự động ngắt kết nối với thiết bị

Đây là một vấn đề khiến cho người dùng cảm thấy rất khó chịu. Sau khi kết nối tai nghe Bluetooth thành công với điện thoại thì một lúc sau lại tự động ngắt kết nối. Thỉnh thoảng nó tự động kết nối lại hoặc bạn phải kết nối lại.

Điều này thực sự gây ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm, nhất là khi bạn đang thực hiện cuộc gọi hay đơn giản chỉ là nghe nhạc.

Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này?

  • Đầu tiên hãy giữ tai nghe và thiết bị phát nhạc của bạn ở khoảng cách đủ gần [1-2 mét]. Không phải thiết bị Bluetooth nào cũng có phạm vi phủ sóng giống nhau, vì thế tốt nhất bạn nên giữ khoảng cách giữa chúng gần nhau nhất có thể. Càng cách xa thiết bị phát, kết nối sẽ càng yếu dần và mất kết nối nếu vượt quá giới hạn co phép.
  • Tiếp theo, tai nghe của bạn phải có đủ PIN. Tất cả các thiết bị điện từ cần năng lượng để duy trì hoạt động. Đó là lý do vì sao khi ở mức PIN đầy, các thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên có một lưu ý đó là bạn không nên vừa sạc vừa sử dụng tai nghe một lúc, như thế sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của PIN.
  • Ngắt các kết nối không cần thiết. Nếu có nhiều thiết bị cố gắng kết nối tới điện thoại của bạn thì nó sẽ bị “ngợp” và không biết phải chọn thiết bị nào.
  • Kiểm tra bản cập nhật firmware xem đã lên bản mới nhất chưa.
  • Thử hủy ghép nối [unpair] và ghép nối lại tai nghe Bluetooth với điện thoại xem còn xảy ra hiện tượng tự động ngắt kết nối hay không.
  • Nếu vẫn không có hiệu quả thì bạn nên khởi động lại tất cả thiết bị.
  • Liên hệ nhà sản xuất có lẽ là phương pháp cuối cùng. Họ sẽ tư vấn cũng như hỗ trợ bạn.

4. Tai nghe Bluetooth thi thoảng phát ra âm thanh lạ

Mặc dù công nghệ Bluetooth đã ra mắt từ khá lâu và đang không ngừng được cải tiến trong nhiều năm qua, nó vẫn phải đối mặt với một thực tế đó là nhiễu tín hiệu.

Trong quá trình sử dụng, có thể bạn sẽ nghe thấy một vài âm thanh lạ [tiếng xì xèo]. Sự xuất hiện của chúng chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy không hề dễ chịu.

Vậy làm sao để khắc phục vấn đề này?

  • Đầu tiên bạn cần tắt Bluetooth của tất cả các thiết bị xung quanh không sử dụng đến. Việc bật Bluetooth cho những thiết bị không hoạt động có thể gây ra nhiễu.
  • Tiếp theo, bạn nên tính đến việc khởi động lại tai nghe. Không phải thiết bị nào cũng có quá trình reset giống nhau bởi nó còn tùy thuộc vào nhà sản xuất. Vì thế bạn nên tham khảo hướng dẫn người dùng.
  • Thử tắt trình phát nhạc sau đó hủy ghép nối tai nghe và đợi khoảng 30 giây. Sau đó thực hiện ghép nối lại và kiểm tra xem còn có âm thanh lạ không.
  • Giữ khoảng cách đủ gần giữa tai nghe và máy phát nhạc để đảm bảo kết nối luôn ổn định.
  • Nếu tai nghe Bluetooth của bạn có hỗ trợ kết nối có dây thì hãy thử kết nối qua dây cáp.
  • Nếu đã thử tất cả cách trên mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề thì tốt nhất bạn nên liên hệ với nhà sản xuất để được hỗ trợ.

5. Tai nghe Bluetooth bị trễ âm thanh

Trễ tín hiệu là hiện tượng phổ biến của các thiết bị không dây. Trong quá trình sử dụng tai nghe Bluetooth, đôi khi bạn sẽ thấy âm thanh bị delay, bị chậm hơn so với hình,…

Tai nghe có dây có độ trễ trong khoảng 5 đến 10ms. Mặt khác độ trễ của tai nghe Bluetooth nằm trong khoảng 34 tới 300ms.

Vì thế nếu bạn dùng tai nghe để nghe nhạc, giải trí, chơi game hay bất cứ việc gì thì hiện tượng trễ âm thanh sẽ luôn đeo bám người dùng.

Trễ âm thanh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Bluetooth Codecs
  • Phiên bản Bluetooth
  • Nhiễu
  • Khoảng cách giữa các thiết bị

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trễ âm thanh?

Chọn Bluetooth codec phù hợp với điện thoại hoặc máy tính

Mỗi thiết bị được trang bị những bộ codec khác nhau. Dưới đây là danh sách các bộ Bluetooth codec phổ biến hiện nay:

  • AAC
  • SBC
  • aptX
  • aptX HD
  • aptX LL
  • LDAC [Sony codec]
  • LC3
  • Samsung Scalable [Samsung’s codec]
Chọn phiên bản Bluetooth phù hợp

Phiên bản Bluetooth trên các thiết bị ghép nối càng phù hợp thì độ trễ càng thấp. Đặc biệt là những phiên bản Bluetooth mới nhất hiện nay [5.0+].

6. Âm thanh tai nghe Bluetooth bị méo hoặc vấp

Nếu đã ghép nối thành công tai nghe Bluetooth với thiết bị phát nhạc nhưng chất lượng âm thanh lại quá kém thì đó có thể là do kết nối giữa 2 thiết bị có vấn đề.

Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng này?

  • Trước khi khắc phục sự cố liên quan đến Bluetooth, hãy chắc chắn rằng không có sự xuất hiện của âm thanh lạ. Những tiếng xì xèo phát ra có thể là do bạn đang nghe một bài hát MP3 kém chất lượng.
  • Mọi sự cố có thể khắc phục bằng cách tắt đi rồi bật lại. Đầu tiên bạn hủy ghép nối tai nghe, sau đó tắt nguồn đi rồi khởi động lại. Sau khi khởi động thành công, thực hiện ghép nối lại.
  • Khoảng cách giữa tai nghe và máy phát không được quá xa, như thế tín hiệu sẽ không ổn định dẫn đến tình trạng âm thanh bị vấp là điều đương nhiên.
  • Rất nhiều tai nghe true wireless hiện nay cho phép người dùng nghe một bên. Tuy nhiên để làm được điều này bạn phải thực hiện đúng cách. Nếu đã ghép nối cả 2 bên, sau đó chỉ sử dụng 1 bên tai nghe thì bạn vô tình làm cho kết nối kém đi và có thể gây ra hiện tượng âm thanh bị vấp. Vì thế hãy đọc kỹ trong hướng dẫn người dùng để xem quy trình nghe một bên tai.
  • Trên một số điện thoại, âm thanh Bluetooth sẽ bị biến dạng nếu điện thoại đó kết nối đồng thời với các thiết bị Bluetooth khác như đồng hồ thông minh,… Vì thế bạn nên ngắt kết nối những thiết bị này nếu không dùng đến.
  • Nếu tai nghe có ứng dụng đi kèm, hãy thử tắt các tính năng bổ sung của nó. Cân bằng âm, khử ồn và các tính năng khác có thể gây âm thanh bị méo, mất tự nhiên. Hoặc nếu điện thoại của bạn có tính năng xử lý âm thanh riêng thì cũng thử tắt chúng đi.
  • Trong thiết lập Bluetooth, nhấn vào tên tai nghe sẽ hiện ra một danh sách các tùy chọn. Một vài tai nghe có thể hỗ trợ âm thanh HD mà bạn có thể bật và tắt đi xem âm thanh có được cải thiện hay không.

7. Tai nghe Bluetooth chỉ nghe được một bên

Dòng tai nghe true wireless [tai nghe không dây đích thực] đang ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường. Tuy nhiên dòng tai nghe này hay gặp phải một tượng. Mặc dù đã ghép nối đúng cách nhưng bạn chỉ nghe được một bên tai.

Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này?

  • Thông thường với tai nghe true wireless, một bên tai nghe sẽ ghép nối với điện thoại, sau đó hai bên sẽ kết nối với nhau. Quá trình kết nối giữa 2 bên tai nghe có thể gặp trục trặc. Vì vậy hãy khởi động lại tai nghe bằng cách cho nó vào hộp sạc, đóng lắp lại và đợi khoảng 10s trước khi ghép nối. Quá trình này giúp 2 bên tai có thể kết nối lại được với nhau.
  • Các tai nghe true wireless thường có các phương thức ghép nối riêng cho chế độ nghe một bên và có thể bạn vô tình kết nối với bên tai nghe còn lại. Hãy thử hủy ghép nối với tai nghe và thực hiện ghép nối lại.

8. Tai nghe Bluetooth sạc không vào PIN

Đây cũng là vấn đề thường gặp với tai nghe không dây, đặc biệt là dòng true wireless. Lý do phổ biến nhất dẫn đến tình trạng tai nghe sạc không vào PIN đó là do bụi bẩn và các điểm tiếp xúc trên tai nghe.

Để khắc phục tình trạng này có một số phương pháp như sau:

  • Điều đầu tiên bạn nên làm đó là vệ sinh các điểm tiếp xúc trên tai nghe cũng như trên hộp sạc, đặc biệt là cổng sạc của hộp sạc.
  • Cũng có thể cục sạc và dây cáp sạc của bạn có vấn đề. Để kiểm tra dây cáp, bạn hãy thử sạc một vài thiết bị khác xem có vào PIN không. Nếu không hãy thử chuyển ổ cắm điện khác trong phòng.
  • Một số dòng như tai nghe nhét tai, đặc biệt là dòng true wireless chúng không sạc trực tiếp qua dây sạc, mà thay vào đó là hộp sạc. Nên bạn cần đảm bảo các điểm tiếp xúc đầu kết nối giữa hộp sạc và tai nghe phải tốt và đảm bảo đúng vị trí.
  • Trong trường hợp tai nghe của bạn đã lâu rồi không sạc, giờ bạn mới sạc lại thì sẽ gặp tình trạng không sạc được pin cho tai nghe. Vì vậy, bạn nên giữ kết nối nguồn sạc với thời gian vài giờ. Thậm chí nếu pin tai nghe không sạc đầy, chúng cũng nên được giữ ở thời gian đủ lâu.
  • Trong phần lớn các vấn đề lỗi phát sinh với tai nghe Bluetooth, thì việc reset là hiệu quả nhất. Chúng giải quyết phần lớn các vấn đề lỗi phát sinh cho tai nghe của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề