Cho FeO tác dụng với dung dịch HCl dư sinh ra chất nào sau đây a FeCl2 b Fe OH 2 C FeCl3 d H2

Cho FeO tác dụng với dung dịch HCl dư sinh ra chất nào sau đây a FeCl2 b Fe OH 2 C FeCl3 d H2

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2022 môn hóa Sở GD Bắc Ninh học kì 2 có đáp án

Mã đề: 125

41A42A43A44A45D46D47B48A49D50A
51A52C53C54D55A56B57D58D59D60C
61D62A63C64C65C66C67D68A69A70C
71B72B73B74C75C76A77A78A79D80A

Câu 41. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Giá trị của m là

A. 8,4.       B. 16,8.       C. 11,2.       D. 5,6.

Câu 42. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Na.       B. Fe.       C. Al.       D. Cu.

Câu 43. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kim loại Cr có độ cứng lớn hơn kim loại K.

B. Cho Fe vào dung dịch HCl có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

C. Kim loại Al không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

D. Ở nhiệt độ thường, CO khử được Al2O3.

Câu 44. Sắt(III) oxit là chất rắn màu nâu đỏ. Sắt(III) oxit là thành phần chính của quặng hematit đỏ, gỉ sắt. Công thức của sắt(III) oxit là

A. Fe2O3.       B. Fe(OH)2.       C. Fe(OH)3.       D. FeO.

Câu 45. Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl?

A. Al.       B. Fe.       C. Zn.       D. Ag.

Câu 46. Khử hoàn toàn 7,2 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

A. 2,52 gam.       B. 2,16 gam.       C. 3,78 gam.       D. 5,04 gam.

Câu 47. Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra

A. sự oxi hóa ion Na+.       B. sự khử ion Na+.

C. sự khử ion Cl-.       D. sự oxi hóa ion Cl-.

Câu 48. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Cu.       B. K.       C. Na.       D. Ca.

Câu 49. Cho 1,17 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H2O, thu được 0,015 mol khí H2. Kim loại M là

A. Na.       B. Rb.       C. Li.       D. K.

Câu 50. Chất nào sau đây tác dụng với nước sinh ra khí H2?

A. Ba.       B. BaO.       C. Na2O.       D. K2O.

Câu 51. Chất nào sau đây là muối axit?

A. NaHCO3.       B. KCl.       C. NaNO3.        D. Na2CO3.

Câu 52. Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. KOH.       B. ZnSO4.       C. CuSO4.       D. KCl.

Câu 53. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. thạch cao nung.       B. đá vôi.       C. thạch cao sống.       D. thạch cao khan.

Câu 54. Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng do chứa muối kali cacbonat. Công thức của kali cacbonat là

A. NaCl.       B. KCl.       C. KOH.       D. K2CO3.

Câu 55. Cho các kim loại sau: Li, Be, Na, Mg, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 2.       B. 5.       C. 4.       D. 3.

Câu 56. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

A. K.       B. Hg.       C. Cs.       D. Li.

Câu 57. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. NaHCO3.       B. Al(OH)3.       C. Al2O3.       D. Al2(SO4)3.

Câu 58. Trong hợp chất, các số oxi hóa đặc trưng của sắt là

A. 0, +3.       B. +3, +5.       C. +2, +4.       D. +2, +3.

Câu 59. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. K.       B. Li.       C. Al.       D. Ca.

Câu 60. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2?

A. Cu.       B. CaCO3.       C. Mg.       D. NaOH.

Câu 61. Cấu hình electron nguyên tử của sắt là

A. [Ar]4s2 3d6.       B. [Ar]3d6.       C. [Ar]3d5.       D. [Ar]3d6 4s2.

Câu 62. Phương trình hóa học nào sau đây đúng?

A. Fe + S → FeS.       B. 3Fe + 4S → Fe3S4.

C. 2Fe + S → Fe2S.       D. 2Fe + 3S → Fe2S3.

Câu 63. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cửng vĩnh cửu?

A. KNO3.       B. HNO3.       C. Na2CO3.       D. NaCl.

Câu 64. Cho phản ứng: aFe + bH2SO4 (đặc) → cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + b) bằng

A. 12.       B. 10.       C. 8.       D. 6.

Câu 65. Quặng nào sau đây có hàm lượng sắt cao nhất nhưng hiếm có trong tự nhiên?

A. Pirit.       B. Hematit nâu.       C. Manhetit.       D. Xiderit.

Câu 66. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi phản ứng kết thúc?

A. Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.       B. Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng.

C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.       D. Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl dư.

Câu 67. Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. FeCl2.       B. FeSO4.       C. FeO.       D. FeCl3.

Câu 68. Kim loại Fe tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí nào sau đây?

A. H2.       B. CO2.       C. N2.       D. O2.

Câu 69. Cho 6,5 gam Zn vào 120 ml dung dịch FeCl2 0,5M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 5,96.       B. 14,12.       C. 2,60.       D. 3,36.

Câu 70. Cho các phát biểu sau:(a) Kim loại Fe không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.(b) Kim loại Fe dẫn điện kém hơn kim loại Ag.(c) Trong công nghiệp, sắt được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.(d) Đốt Fe trong khí Cl2 dư, thu được FeCl3.

Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

Câu 71. Nung 10,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe trong không khí thu được 15,6 gam hỗn hợp Y chi chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

A. 200.       B. 300.       C. 400.       D. 150.

Câu 72. Cho lần lượt các chất: Na, Mg, Fe, Cu, AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3 dư. Sau phản ứng hoàn toàn, số trường hợp thu được chất rắn là

A. 1.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

Câu 73. Cho 5,0 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2. Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 49,6%.       B. 54,0%.       C. 48,6%.       D. 27,0%.

Câu 74. Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa 0,24 mol Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm được ghi bảng sau:

Số mol CO20,08y2,5t + 0,05
Số mol kết tủax1,5t + 0,01x

Giá trị của y là

A. 0,24.       B. 0,08.       C. 0,26.       D. 0,14.

Câu 75. Cho m gam Fe vào 150 ml dung dịch gồm AgNO3 2,0M và Cu(NO3)2 1,0M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 5,04.       B. 8,10.       C. 8,40.       D. 7,98.

Câu 76. Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16% theo khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 600 ml dung dịch HCl 2M (dư), thu được dung dịch Y và còn lại 0,27m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 198,12 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 48,0.       B. 57,6.       C. 38,4.       D. 33,6.

Câu 77. Cho các phát biểu sau:(a) Phương pháp trao đổi ion có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.(b) Miếng gang để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa.(c) Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm.(d) Phèn chua được sử dụng để làm trong nước đục.(e) Tất cả kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường.

Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 5.       C. 3.       D. 2.

Câu 78. Dùng Al dư khử hoàn toàn 14,4 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Al tham gia phản ứng là

A. 4,86 gam.       B. 9,72 gam.       C. 5,04 gam.       D. 10,08 gam.

Câu 79. Khi tiến hành thí nghiệm cho mẫu kim loại Na vào cốc H2O (dư) ở nhiệt độ thường có nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Cho các phát biểu sau:(a) Mẫu Na bị nóng chảy và chạy trên mặt nước.(b) Có khí thoát ra xung quanh mẩu Na.(c) Nước trong cốc từ không màu chuyển sang màu hồng.(d) Khi tiến hành thí nghiệm không nên lấy mẫu Na quả to có thể gây nổ.(e) Nếu thay kim loại Na bằng K thì phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn.

Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 5.

Câu 80. Cho 1,2a mol sắt tác dụng với 1,5a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước dư, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các chất tan trong dung dịch Y là

A. FeCl2, FeCl3.       B. FeCl2, Fe.        C. FeCl3.         D. FeCl2.

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

cuoi-hoc-ky-2-so-GDDT-Bac-NinhDownload

Các thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hơn tại

Tổng hợp đề thi thử TN THPT môn hóa năm 2022 có đáp án

Tổng hợp đề thi TN THPT 2021 môn hóa file word có lời giải

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa