Chỉ số GS trong siêu âm thai là gì

Chỉ số GS trong siêu âm thai là gì

 

Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần

Chi tiết bảng chỉ số thai nhi theo tuần với thông tin mới nhất từ WHO dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi. Mẹ lưu ý từ tuần 21 trở đi, chiều đài đầu mông sẽ được tính từ đầu đến chân nhé!

Tuổi thai nhi theo tuần

CRL (Chiều dài đầu mông)

BPD (Đường kính lưỡng đỉnh)

FL (Chiều đai xương đùi)

EFW (Cân nặng thai ước tính)

Thai tuần 4

--

--

--

--

Thai tuần 5

--

--

--

--

Thai tuần 6

4-7mm

--

--

--

Thai tuần 7

9-15mm

--

--

0,5-2gr

Thai tuần 8

16-22mm

--

--

1-3gr

Thai tuần 9

23-30mm

--

--

3-5gr

Thai tuần 10

31-40mm

--

--

5-7gr

Thai tuần 11

41-51mm

--

--

12-15gr

Thai tuần 12

53mm

--

--

18-25gr

Thai tuần 13

74mm

21mm

--

35-50gr

Thai tuần 14

87mm

25mm

14mm

60-80gr

Thai tuần 15

101mm

29mm

17mm

90-110gr

Thai tuần 16

116mm

32mm

20mm

121-171gr

Thai tuần 17

130mm

36mm

23mm

150-212gr

Thai tuần 18

142mm

39mm

25mm

185-261gr

Thai tuần 19

153mm

43mm

28mm

227-319gr

Thai tuần 20

164mm

46mm

31mm

275-387gr

Thai tuần 21

26,7mm

50mm

34mm

399gr

Thai tuần 22

27,8mm

53mm

36mm

478gr

Thai tuần 23

28,9mm

56mm

39mm

568gr

Thai tuần 24

30mm

59mm

42mm

679gr

Thai tuần 25

34,6mm

62mm

44mm

785gr

Thai tuần 26

35,6mm

65mm

47mm

913gr

Thai tuần 27

36,6mm

68mm

49mm

1055gr

Thai tuần 28

37,6mm

71mm

52mm

1210gr

Thai tuần 29

38,6mm

73mm

54mm

1379gr

Thai tuần 30

39,9mm

76mm

56mm

1559gr

Thai tuần 31

41,1mm

78mm

59mm

1751gr

Thai tuần 32

42,4mm

81mm

61mm

1953gr

Thai tuần 33

43,7mm

83mm

63mm

2162gr

Thai tuần 34

45mm

85mm

65mm

2377gr

Thai tuần 35

46,2mm

87mm

67mm

2595gr

Thai tuần 36

47,4mm

89mm

68mm

2813gr

Thai tuần 37

48,6mm

90mm

70mm

3028gr

Thai tuần 38

49,8mm

92mm

71mm

3236gr

Thai tuần 39

50,7mm

93mm

73mm

3435gr

Thai tuần 40

51,2mm

94mm

74mm

3619gr

Thời gian từ khi thụ thai đến khi ra đời của trẻ sẽ kéo dài tầm 40 tuần. Từ tuần 1 đến tuần thai thứ 4, thai nhi chỉ là một phôi thai rất nhỏ. Ngay cả khi túi thai vào tử cung, các thiết bị siêu âm cũng khó có thể nhìn thấy hình ảnh em bé trong bụng mẹ. Nên nếu trong giai đoạn này mà các mẹ chưa thấy túi thai thì đừng quá lo lắng. Có thể thai nhi đang ẩn nấp dưới một góc nào đó trong tử cung và sẽ sớm xuất hiện ra để các mẹ có thể nhìn thấy thôi. Các chỉ số thai nhi từ tuần 4-7 mẹ cần lưu ý là chiều dài đầu mông và đường kính túi thai. Tuần thai thứ 6, đường kính túi thai có thể trong khoảng 14-25mm. Từ tuần thai thứ 7, kết quả siêu âm sẽ cho thấy chiều dài đầu mông của bé.

>> Tham khảo: Các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng nhất không nên bỏ qua

Ngoài ra, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn lưu ý thêm rằng: 

Chỉ số GS trong siêu âm thai là gì

Các số đo trên chỉ mang tính chất tham khảo tương đối, còn để đánh giá sâu sát về sự phát triển của thai nhi thì các chuyên gia cần dựa trên các số đo cụ thể như lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chu vi bụng, xương đùi…với các bách phân vị nằm trong giới hạn bình thường 10-90%. Các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số bất thường, ví dụ như số đo đầu nhỏ, chụ vi bụng (AC) nhỏ <3% hay cân nặng thai <3% để chẩn đoán thai có thể bị chậm tăng trưởng trong tử cung (FGR) và tiến hành kiểm tra thêm nhằm phát hiện và theo dõi kịp thời tình trạng của thai nhi.

Chỉ số GS trong siêu âm thai là gì

Các mốc khám thai quan trọng theo tuần mẹ không nên bỏ qua

  • Thai 7-8 tuần: Siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xem thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.
  • Thai 11-13 tuần 6 ngày: Đây là thời điểm vàng để phát hiện một số các bất thường thai nhi nếu có, thời điểm đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể. Kết hợp làm xét nghiệm double test sàng lọc bệnh Down.
  • Thai 16-18 tuần: Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như mặt mũi, chân tay… xem có sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở cơ quan hay không để từ đó có can thiệp kịp thời. Giai đoạn này mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ bị Down và bất thường nhiễm sắc thể của thai.
  • Thai 22-24 tuần: Giai đoạn quan trọng đánh giá dị tật tim bẩm sinh, phổi… và sự phát triển của thai nhi để sớm có điều chỉnh hợp lý đồng thời kết hợp với khám thai để quản lí thai một cách chặt chẽ nhất.
  • Thai 26-28 tuần: Tầm soát các dị tật muộn như giãn thận, não thất,.. đánh giá rau thai, ngôi thai từ tuần 30. Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giai đoạn 24-28 tuần.
  • Thai 30-32 tuần: Siêu âm thai 32 tuần với ý nghĩa giúp xác định ngôi thai, rau, ối tiên lượng sinh. Siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật của thai, theo dõi doppler động mạch rốn, não, động mạch tử cung, kết hợp với khám tổng quát cho mẹ. xem xét vị trí ngôi thai, để đánh giá, tiên lượng cho cuộc sinh sắp tới để các mẹ lựa chọn nơi sinh hợp lí.
  • Thai 35 tuần: Siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn, đo mornitor đánh giá tình trạng phát triển của thai, đánh giá tiên lượng các dấu hiệu suy thai.
  • Sau 35 tuần 1 tuần mẹ nên đi siêu âm 1 lần để theo dõi thai hoặc theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi kĩ cử động thai nếu thấy bất thường như thai ít đạp, 4 tiếng không thấy cử động hoặc không đáp ứng lại khi mẹ lay vào bụng thì cần đi khám ngay đề phòng trường hợp suy thai. Tham khảo các dấu hiệu sảy thai sớm dễ nhận biết để phòng ngừa ba mẹ nhé.

>> Tham khảo: Canxi cho bà bầu loại nào tốt nhất hiện nay?

Các chỉ số thai nhi thường được thể hiện qua kết quả siêu âm trong những lần khám thai định kỳ của mẹ bầu. Tùy theo thiết bị siêu âm, đặc điểm riêng của thai nhi, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng đến các chỉ số này. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai nhi theo tuần để biết thêm về sự phát triển của thai nhi trong từng tuần, hoặc tìm hiểu thêm các mẹo dinh dưỡng, các vấn đề sức khỏe khi mang thai trong chuyên mục Mang thai trên trang website Huggies.com.vn nhé!

EmptyView

Làm món tôm xào đậu tương

Các loại đậu có tác dụng rất tốt đới với sức khỏe của thai nhi và của mẹ, cung cấp lượng protein cần thiết trong giai đoạn mang thai. Các mẹ đừng bỏ qua nhé!

Cẩm nang cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Chẳng còn lo những cơn ốm nghén như 3 tháng đầu, tuy nhiên, 3 tháng cuối cũng có nhiều băn khoăn cần được giải đáp. Thai nhi phát triển như thế nào trong 3 tháng cuối, hay mẹ ăn gì để tốt cho con, tất cả đều có trong cẩm nang cho mẹ bầu sau đây. Tham khảo ngay mẹ nhé!

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 15

Bạn đang ở giữa giai đoạn của sự thay đổi trọng lượng cơ thể. Cố gắng duy trì tư thế hợp lý khi đi lại sẽ giúp bạn tránh khỏi đau lưng và mệt mỏi cơ bắp không cần thiết. Nếu phải nâng vật nặng, bạn hãy nhớ lấy thế tì vào hai đầu gối và sử dụng bốn cơ lớn và mạnh ở bắp đùi của mình để giúp nâng lên.

Salad rong xanh - h2

Rong biển là thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Hàm lượng vitamin A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với carrot, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò và lượng vitamin B2 cao gấp 4 lần so với trứng.

thai nhi đạp ít, đạp nhiều tháng thứ 7

Số lần thai nhi đạp, hay còn gọi là thai máy, là dự liệu rõ ràng giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Bất kỳ sự thay đổi nào của thai nhi, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ cũng có thể làm mẹ lo lắng. Vậy, thai nhi đạp ít hay đạp nhiều ở tháng thứ 7 có đáng lo? Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo sức khỏe em bé trong bụng mẹ? Tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!

Chào mừng bạn đến giai đoạn 2 (còn gọi là quý 2) của thai kỳ. Đến đây thì tất cả các công đoạn “công phu” nhất để tạo nên hình hài em bé đã xong. Các cơ quan thiết yếu và các hệ thống trong cơ thể bé gần như đã yên vị, và đang sẵn sàng để tiếp tục phát triển, trưởng thành. Trong giai đoạn 2 của thai kỳ, em bé của bạn sẽ có kích thước tăng lên 3-4 lần, và càng ngày sẽ càng trông ra hình ra dáng hơn.