Cháo ruốc cá lóc nấu với rau gì

Cách nấu cháo cá lóc cho trẻ khá là đơn giản, chỉ cần biết vài mẹo nhỏ, mẹ sẽ có ngay món cháo vừa thơm vừa bổ dưỡng cho bé yêu của mình.

Thịt cá lóc là loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất khoáng và vitamin tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên thường xuyên chế biến cháo cá lóc cùng với các loại rau củ để bé ăn dặm.

Tuy nhiên, nhiều mẹ còn lúng túng trong cách xử lý thịt của cá khiến cháo vẫn còn mùi tanh hoặc một số khác lại không biết nên kết hợp cá lóc với rau củ gì để có món cháo vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Nếu bạn cũng đang loay hoay tìm kiếm một công thức chế biến phù hợp, hãy cùng Hello Bacsi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số cách nấu cháo cá lóc cho trẻ nhé.

Cách nấu cháo cá lóc cho trẻ ăn dặm

Trước khi bước vào cách nấu cháo cá lóc cho trẻ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ nên nấu đủ cho bé ăn trong ngày, không nên nấu quá nhiều và hâm đi hâm lại. Tùy độ lỏng, đặc và sức ăn của bé, bạn có thể chia thành 2 bữa hoặc cho con ăn 1 bữa đều được.
  • Bé dưới 1 tuổi không cần thêm gia vị, nhất là muối, vì thành phần tự nhiên trong nguyên liệu đã đủ đáp ứng cho nhu cầu về muối của bé.
  • Với các bé từ 9 10 tháng trở lên, bạn có thể cho 1 2 giọt nước mắm.
  • Tùy theo mức ăn thô của bé ở độ tuổi cụ thể mà bạn có thể xay cháo bằng máy [để nguội cháo mới xay để cháo không bị mất mùi thơm, xay xong mẹ hâm ấm lại cho con dùng], nghiền bằng thìa hay cho ăn cháo nấu nhừ nguyên hạt.

Để nấu cháo cá lóc cho bé, bạn cần chuẩn bị:

  • 1 nắm nhỏ gạo tẻ
  • 1 miếng phi lê cá lóc khoảng 15g
  • 1 lát gừng
  • 1 củ hành tím nhỏ
  • 1 thìa cà phê dầu ăn cho bé

Cách làm:

  • Cá lóc rửa sạch hấp hoặc luộc cùng với lát gừng, củ hành tím đập giập. Cá chín, lấy ra, vớt gừng và hành tím ra. Cá nguội thì tách từng thớ thịt cá ra để loại bỏ xương [nếu có], dùng thìa dằm nát thịt cá để bé dễ nuốt.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu cùng nước luộc cá [nếu có] và nước lọc trên lửa vừa cho sôi rồi hạ lửa để cháo nhừ. Trong quá trình nấu cháo, bạn nên cho thêm khoảng 1/2 bát [chén] nước ấm để gạo đủ nhừ.
  • Sau khi cháo nhừ, cho cá vào đảo đều, để sôi khoảng 1 phút thì tắt bếp, cho thêm dầu ăn.
  • Để cháo nguội bớt, bạn có thể nghiền qua rây hoặc nghiền nhuyễn bằng thìa tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Bạn cho nên cho bé ăn khi cháo còn ấm.

Cách nấu cháo cá lóc cho trẻ kết hợp cùng các loại rau củ để tăng độ hấp dẫn

Để món ăn thêm hấp dẫn, phong phú, bạn có thể nấu cháo cá lóc kết hợp với các loại rau củ. Chẳng hạn như cà rốt, bạn có thể rửa sạch, cắt hạt lựu và nấu chung với cháo cho chín nhừ. Sau đó, nêm một chút hành lá cùng rau mùi [ngò rí] rửa sạch để món ăn thêm màu sắc.

Ngoài cà rốt, bạn cũng có thể nấu cháo cá lóc với đậu xanh. Tuy nhiên, bạn nên ngâm đậu xanh trước để khi nấu, đậu nở sẽ mau chín hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử một số cách nấu cháo cá lóc cho trẻ sau:

Cháo cá lóc cải xoong

  • Sau khi sơ chế và luộc cá, bạn hãy tán nhuyễn thịt cá.
  • Sau đó, cho cá và rau vào xào chung cho chín rồi đem phần này đi xay nhỏ hoặc giã nhỏ rồi lọc qua rây.
  • Tiếp theo, bỏ cá và rau đã xay nhuyễn vào nồi cháo trắng và hầm kỹ.
  • Tùy theo mức độ ăn đặc hay loãng của trẻ mà bạn điều chỉnh cho phù hợp.
  • Trước khi cho bé ăn, mẹ nên cho vào bát cháo 1 thìa dầu ăn dành cho trẻ ăn dặm, đảo đều và cho bé ăn khi cháo còn ấm.

Cách nấu cháo cá lóc bí đỏ cho trẻ ăn dặm

  • Sau bước sơ chế cá, bạn mang cá đi luộc hoặc hấp, sau đó phi thơm tỏi rồi cho cá lóc vào xào.
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ.
  • Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cùng bí đỏ cho nhừ.
  • Khi cháo với bí đỏ đã được nấu nhừ, cho phần thịt cá đã xào vào, đun kỹ.
  • Mẹ có thể rắc chút hành ngò bên trên cho bát cháo của bé thêm màu sắc.
  • Trước khi cho bé ăn, mẹ nên cho vào bát cháo 1 thìa dầu ăn dành cho trẻ ăn dặm, đảo đều và cho bé ăn khi cháo còn ấm.

Cháo cá lóc rau dền

  • Đầu tiên, bạn hãy khử mùi tanh của cá lóc bằng cách hấp cá với thì là. Sau đó, bắc chảo dầu lên bếp, phi thơm hành.
  • Cho rau dền và cá vào xào và xay nhuyễn hỗn hợp trên.
  • Bước cuối cùng là cho hỗn hợp trên vào nồi cháo đã nấu, hầm kỹ.
  • Trước khi cho bé ăn, mẹ nhớ trộn vào bát cháo của bé 1 thìa dầu ăn dành cho trẻ ăn dặm.

Cháo cá lóc khoai sọ, chùm ngây

  • Sơ chế cá đem ướp với gừng nhằm khử hết mùi tanh rồi mang hấp.
  • Chùm ngây rửa sạch, nhặt lấy lá, vẩy ráo.
  • Phi hành cho thơm sau đó cho chùm ngây và cá vào xào.
  • Tiếp theo, xay nhỏ rau và cá đã xào chín.
  • Đổ hỗn hợp trên vào nồi cháo trắng và đun kỹ cùng với khoai sọ.
  • Cháo nhừ, tắt bếp, để nguội rồi múc ra bát cho bé ăn.

Cháo cá lóc là món ngon bổ dưỡng, rất tốt cho bé yêu. Kết hợp cháo cá lóc với các loại rau quả khác không chỉ làm tăng vị ngon mà còn giúp bé nhuận tràng, tiêu hóa tốt.

Lợi ích của cá lóc đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Cá lóc hay còn gọi là cá quả [miền Bắc], cá chuối [miền Trung] là loại cá chứa rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Cụ thể, trong 100g thịt cá có chứa đến 100 calo và hàm lượng lớn các chất như canxi, phốt pho, sắt, protid, lipid.

Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc và có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe trẻ nhỏ như bổ gân xương, trừ đàm, tốt cho trẻ suy dinh dưỡng, an thần Đây cũng là một trong những thực phẩm đặc biệt được lưu ý trong các món ăn, bài thuốc giúp trẻ tăng cân, phòng chống hoặc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Khi nào có thể bắt đầu cho trẻ ăn cá lóc?

Theo các tài liệu về dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, trẻ từ 6 tháng tuổi là đã có thể ăn được cá lóc, miễn là trẻ không có dấu hiệu dị ứng thức ăn và cá được chế biến đúng cách.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của rất nhiều bà mẹ, tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn thịt cá trắng nói chung [trong đó có cá lóc] khi con sang tháng thứ 8. Nếu bé ăn dặm tốt, bạn có thể cho con tập làm quen với cá lóc từ cuối tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7.

Cách chọn và sơ chế cá lóc để hạn chế mùi tanh

Mùi tanh của cháo nấu với thịt cá lóc là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ từ chối món ăn này. Do đó, nếu muốn bé ăn ngon, ăn khỏe, bạn cần phải biết cách chọn và sơ chế cá để hạn chế mùi tanh:

  • Cách chọn cá: Cá lóc đồng tươi sống là ngon nhất, bạn nên chọn cá có trọng lượng khoảng từ 700g đến 1kg vì cá sẽ chắc thịt.
  • Cách sơ chế: Bạn nên nhờ người bán làm cá, lạng bỏ da. Khi sơ chế cá, bạn nên cạo rửa cho sạch nhớt rồi sau đó rửa cá với nước muối loãng, nước giấm pha loãng hoặc nước cốt chanh pha loãng. Sau đó, cạo rửa sạch các gân máu trong bụng cá, rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch cho đến khi cầm không thấy nhớt là được. Sau đó, bạn dùng dao sắc lọc lấy phi lê cá để nấu cháo cho bé.
  • Bí quyết khi nấu: Trong quá trình nấu, nếu bạn thêm nước vào cá, hãy thêm nước ấm hoặc nước nóng, không thêm nước lạnh. Nước ấm sẽ giúp hạn chế mùi tanh của cá tốt hơn.

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Mẹ đang xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé từ cá lóc cho bé ăn dặm. Vậy hãy cùng tìm hiểu thực đơn 6 món ăn dặm với cá lóc thơm ngon, bổ dưỡng cho bé dưới đây nhé.

Cá lóc có tác dụng gì khi cho bé ăn dặm?

Cá lóc là một loại thực phẩm có tính bình rất giàu vitmain và khoáng chất thiết yếu cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ như: Canxi, Sắt, Protein, Lipid, Phốt Pho. Cứ trong 100g cá lóc sẽ bổ sung 100 calo bởi vậy mà cá lóc được rất nhiều các mẹ lựa chọn bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi với các món cháo cá lóc ăn dặm.

Thường thì trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được cá lóc rồi tuy nhiên nhiều quan điểm cho rằng mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt cá trắng khi bé đã được 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé đã ăn dặm tốt thì mẹ có thể cho bé tập làm quen với món cháo ăn dặm cá lóc khi bé được 7 tháng tuổi.

  • Tham khảo:Gợi ý 6 món cháo chuẩn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Cách chế biến món cháo cá lóc cho bé ăn dặm

Cách chọn và sơ chế cá lóc cho bé ăn dặm

Chúng ta đều biết cá lóc có mùi rất tanh bởi vậy khi chế biến các món ăn dặm cho bé mẹ cần loại bỏ mùi tanh này để món ăn được hấp dẫn hơn với bé. Để loại bỏ mùi tanh từ cá lóc mẹ có thể luộc cá lóc với gừng.

Khi chọn mua cá lóc cho bé, tốt nhất mẹ nên chọn mua cá lóc đồng còn tươi sống có khối lượng khoảng 700g 1kg. Bởi cá lóc ở khối lượng này sẽ chắc thịt nhất.

Trước khi chế biến cá lóc, mẹ cần rửa sạch cá rồi rửa thêm một lần nước bằng nước muối loãng hoặc nước giấm hoặc nước cốt tranh pha loãng. Cuối cùng mẹ rửa sạch cá qua bằng nước.

Khi chế biến món ăn từ cá lóc, mẹ nên sử dụng nước ấm thay vì sử dụng nước nguội thông thường. Việc này cũng sẽ làm giảm mùi tanh của cá trong món ăn dặm của bé đó.

Gợi ý thực đơn 6 món cháo cá lóc cho bé từ 7 tháng ăn dặm

1. Cháo cá lóc cà rốt cho bé 7 tháng tuổi

Mẹ nên bổ sung món cháo cá lóc cà rốt vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.

Nguyên liệu:

  • Cháo chín nấu sẵn
  • Cá lóc: đã được làm sẵn và chia thành từng miếng nhỏ đủ cho bé ăn 1 bữa.
  • Cà rốt: Gọt vỏ, bào hoặc bằm nhỏ [cái này tuỳ vào khả năng ăn thô của các bé. Còn với các bé chưa ăn cháo hạt vỡ được thì khi nấu cháo xong thì mẹ cho cháo qua rây và rây nhuyễn cho bé nhé].
  • 3 nát gừng để luộc cùng cá.

Cách chế biến:

Bước 1: Đem cá đi luộc với gừng tới chín rồi gắp cá ra. Lọc xương, bỏ ra và chỉ lấy phần thịt cá.

Bước 2: Cho cháo đã nấu sẵn và cà rốt mài nhỏ [bằng dụng cụ mài rau củ] nên bếp và nấu chín.

Bước 3: Thịt cá mẹ đem dằm nhuyễn tuỳ theo khả năng ăn thô của bé. Nếu mẹ muốn nhuyễn hơn thì mẹ có thể cho cá vào bằm nhuyễn.

Có 2 cách để nấu cháo cá lóc cho bé:

  • Cách 1: Thịt cá sau khi đã gỡ bỏ xương, da và bằm nhuyễn thì mẹ cho trực tiếp vào cháo. Với cách nấu này, mẹ sẽ giữ lại được độ ngọt của cá.
  • Cách 2: Còn đối với các bé lớn hơn, muốn món cháo thơm ngon thì các mẹ có thể xào xơ qua với dầu ăn trẻ em, đối với các bé > 1 tuổi thì mẹ có thể nêm thêm một chút hạt nêm cho trẻ. Tuy nhiên, với cách này sẽ không thể giữ lại được độ ngọt của bé và có nhiều bé không thích. Bởi vậy, tuỳ vào khẩu vị của bé mà mẹ chế biến món cháo cá lóc sao cho phù hợp nhé.

Bước 4: Khi cháo và cà rốt chín nhừ thì mẹ cho cá bằm nhuyễn vào nấu cùng tới chín [khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp đi]. Cho thêm một chút dầu ăn cho trẻ, trộn đều [dầu ăn là một trong 4 nhóm chất quan trọng giúp quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của bé được tốt hơn].

Cháo cà rốt cá lóc cho bé 7 tháng ăn dặm

2. Cháo cá lóc khoai lang cho bé 8 tháng

Khoai lang với thành phần dinh dưỡng chứa nhiều tinh bột, ít đạm [acid amin], beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ như Canxi, Photpho, Kẽm, Sắt, Magie, Natri, Kali. Khi nấu cháo ăn dặm kết hợp khoai lang và cá lóc, mẹ sẽ có một món ăn dặm với khoai lang thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm.

  • Tham khảo:Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật tốt cho trẻ 7 8 tháng tuổi

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng: 1 chén cháo đã nấu chín [có độ sánh, mịn và dẻo].
  • Cá lóc: 2 thớ cá lóc
  • Khoai lang: 2 3 miếng [khoai lang trắng sẽ hỗ trợ tiêu hoá cho bé tốt hơn]
  • Vài nát gừng để khử mùi tanh khi hấp cá
  • Hành
  • Nước Dashi [dùng thay cho đường, bột ngọt và gia vị nêm]
  • Dầu mè

Cách nấu:

Bước 1: Cá lóc đem hấp chín với vài nát gừng > rồi tách xương, bỏ vỏ và gỡ lấy thịt.

Bước 2: Khoai lang đem luộc chín rồi xay nhuyễn. Cháo trắng rây mịn, hành tím băm nhuyễn.

Bước 3: Phi hành với dầu mè chín vàng thì cho cá vào xào > cho thêm một chút nước Dashi vào rồi đun tới sôi.

Bước 4: Nước sôi mẹ cho cháo trắng vào, đánh cháo ra và đảo đều.

Bước 5: Cháo sôi và tơi thì mẹ cho khoai lang xay nhuyễn vào, đảo đều và đun tới chín.

Bước 6: Múc cháo ra bát và rây nhuyễn trước khi cho bé ăn.

Cháo ăn dặm khoai lang cá lóc cho bé

3. Cháo cá lóc bí đỏ cho bé 8 tháng ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Cá lóc: 1 khoanh [mẹ có thể làm sạch da cá bằng muối hoặc bằng giấm, chanh]
  • Bí đó: 3 miếng nhỏ
  • Gừng: Luộc cùng với cá lóc giúp khử mùi tanh
  • Cháo trắng: 1 bát

Cách nấu:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cho cá lóc vào nồi cùng gừng và luộc chín
  • Bí đỏ: Mẹ có thể cho vào nấu cùng cháo [nếu cháo chưa chín] > khi cháo và bí đỏ chín thì chỉ cần dùng thía tán nhuyễn là được. Còn nếu cháo đã nấu sẵn thì bí đỏ mẹ dùng mài hoặc dùng dao bằm nhỏ.

Bước 2: Cá chín, mẹ vớt cả ra. Nước luộc cá mẹ có thể sử dụng để luộc chín bí đỏ. Trong lúc đợi bí đỏ chín thì mẹ lọc lấy thịt cá [bỏ xương và bỏ da cá] rồi tán nhuyễn.

Bước 3: Bí đỏ chín, mẹ cho cháo trắng vào, tán đều và đảo đều và đun tới sôi kỹ.

Bước 4: Cháo sôi kỹ và chín nhừ thì mẹ cho thịt cá vào, đảo đều. Với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm một chút nước nắm dành cho trẻ nhỏ.

Bước 5: Đổ cháo ra bát, nêm thêm một chút dầu ăn trẻ em, đảo đều trước khi cho bé ăn.

4. Cháo cá lóc, cà rốt rau mồng tơi cho bé 9 tháng ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Cà rốt
  • Rau mồng tới
  • Hành tím, gừng
  • Dầu ăn cho bé
  • Cá lóc đồng
  • Nước dashi: nước nấu từ rau, củ quả để thay cho gia vị nêm như từ đường, bột ngọt, bột nêm.

Cách nấu:

Bước 1: Hấp cách thuỷ cá với gừng và một chút hành, cá sôi khoảng 4 5 phút là chín. Mẹ gắp cá ra > tách xương, bỏ vỏ chỉ lấy thịt cá, đem dằm nát.

Bước 2: Cho dầu mè, hành tím còn lại vào phi chín vàng để xào lại cá cho thịt săn lại mùi rất thơm. Mẹ có thể cho thêm 2 3 muỗng nước Dashi giúp tăng độ ngọt của cá và đun một lúc tới hết nước để nước Dashi ngấm vào cá.

Bước 3: Rau mồng tơi, cà rốt mẹ đem rửa sạch, xay nhuyễn với một chút cháo trắng để tăng độ đặc để cháo không bị vữa.

Bước 4: Cho cháo và một chút nước vào nồi nấu tới chín nhừ. Cháo chín nhừ mẹ cho cà rốt, rau mồng tơi, thị cá lóc vào nồi và đảo đều khoảng 3 5 phút cho rau chín kỹ rồi tắt bếp.

Bước 5: Cho cháo ra bát và đợi cháo nguội bớt trước khi cho bé ăn.

5. Cháo cá lóc rau dền cho bé 9 10 tháng ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Bột gạo hoặc gạo: 35g
  • Rau dền đỏ: 10g
  • Cá lóc: 20g
  • Dầu ăn trẻ em: 5ml
  • Nước: 250ml

Cách nấu:

Bước 1: Cá lóc luộc chín, gỡ xương, bỏ vỏ rồi đem xay nhuyễn.

Bước 2: Rau dền luộc chín, xay nhuyễn.

Bước 3: Nấu cháo tới chín nhừ thì mẹ có cá vào khuấy đều. Cháo sôi thì mẹ cho thêm rau dền vào, khuấy đều đến khi chín và có độ mịn.

Bước 4: Đổ cháo ra bát, nêm thêm một chút dầu ăn trẻ em rồi trộn đều. Đợi cháo nguội bớt là mẹ có thể cho bé ăn được rồi.

6. Cháo cá lóc, bí đỏ, cải bó xôi cho bé từ 7 tháng ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cải bó xôi là một loại rau rất giàu dinh dưỡng và được các mẹ sử dụng thường xuyên trong thực đơn ăn dặm của bé.

  • 1 miếng phi lê cá lóc
  • 1 miếng bí đỏ
  • Cải bó xôi
  • Cháo trắng

Cách nấu:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

  • Bí đỏ: Mẹ cắt thành miếng nhỏ và luộc chín
  • Cải bó xôi: Mẹ cắt bớt phần gốc già, cắt nhỏ và xay nhuyễn.

Bước 2: Mẹ có thể cho bí vào luộc chung với cá. Cá mẹ chỉ cần luộc tới chín tới còn bí mẹ có thể luộc chín nhừ một chút.

Bước 3: Cho bí và rau cải bó xôi cùng một chút nước vào máy xay để xay nhuyễn. Cá lóc bỏ vỏ, lọc xương và rằm nhuyễn.

Bước 4: Đun sôi cháo trắng đã chuẩn bị. Khi cháo sôi mẹ cho phần cá lóc vào nấu cùng, đảo đều tới sôi.

Bước 5: Cháo sôi, mẹ cho rau đã xay vào nấu cùng, đảo đều và đun tới khi cháo sôi lại.

Bước 6: Đổ cháo chín ra bát, mẹ có thể cho thêm một chút dầu ăn trẻ em và đảo đều. Đợi cháo nguội bớt là mẹ đã có thể cho bé ăn được rồi.

  • Lợi ích của bí đỏ đối với sức khỏe và sự phát triển của bé yêu
  • [Gợi ý] 8 thực đơn ăn dặm với cháo bí đỏ cho bé yêu

Vậy là Blog đã hướng dẫn mẹ 6 cách chế biến món ăn dặm từ cá lóc thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn cho bé ăn dặm. Mong rằng những thông tin, kiến thức chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các mẹ trong suốt hành trình ăn dặm của bé. Ngoài các món cháo ăn dặm từ cá lóc, các mẹ có thể tham khảo thêm các món cháo ăn dặm khác cho bé để đa dạng thực đơn ăn dặm mỗi ngày của bé nhé.

Video liên quan

Chủ Đề