Chaga mushroom là gì

Hiện nay, nếu phải kể tên ba loại nấm quý thì phải nói đến nấm Linh chi, nấm Chaga và nấm Vân chi. Nếu như các nấm Linh chi, Vân chi có hình thù rõ ràng, nhìn khá bắt mắt thì nấm Chaga lại kỳ lạ ở chỗ vừa không có hình dáng cụ thể lại vừa “đen như cục than cháy”.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nhiều người đã bắt đầu ưa chuộng loại nấm này. Vậy, nấm Chaga đặc điểm và công dụng gì? Và với bệnh ung thư, nấm có tác dụng chống lại hay chỉ là phòng ngừa?

Về nấm Chaga

Nấm Chaga là loại nấm ký sinh mọc trên thân các cây gỗ to ở xứ lạnh, thường là cây phong và cây bạch dương. Mặc dù nấm Chaga có thể được tìm thấy ở Nga, Hàn Quốc và một số nước khác ở Châu Âu nhưng nấm Chaga ở Nga được xem là tốt nhất [vì có khí hậu rất lạnh] và loại mọc trên cây bạch dương được xem là loại chất lượng nhất.

Nấm Chaga có tên khoa học là Inonotus obliquus , thuộc họ nấm kí sinh Hymenochaetaceae [1], với chất cứng như gỗ và có tuổi thọ rất cao. Người ta gọi loại nấm này là “vua thực vật”, là “món quà từ chúa Trời”. Được biết, loại nấm này có chứa các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe, ngoài ra còn chứa các hoạt chất giúp chống lại quá trình oxy hóa [mạnh hơn cả lựu, việt quất và trà xanh] [2].

Các hoạt tính của nấm

1. Hoạt tính hạ đường huyết

Theo tạp chí Sciences of food and agricuture, kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy ethyl acetate từ nấm Chaga có tác dụng hạ đường huyết đáng kể trên chuột bị tiểu đường do alloxan gây ra [nhờ các hợp chất terpenoid và sterol] [7].

2. Hoạt tính chống oxy hóa

Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacolocy, chiết xuất polyphenolic từ loại nấm này có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại sự oxy hóa do hydro peroxide gây ra [8].

3. Phòng ngừa và chống lại một số bệnh ung thư

Nấm Chaga vừa có tác dụng phòng ngừa ung thư, vừa có tác dụng chống lại một số bệnh ung thư cụ thể như ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư gan.

  • Theo tạp chí Life sciences, kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm và trên thực nghiệm cho thấy chiết xuất endo-polysacarit từ nấm Chaga không trực tiếp tác động lên tế bào ung thư mà có tác dụng kích thích miễn dịch, vì vậy có tác dụng phòng ngừa ung thư [9].
  • Tuy nhiên, theo tạp chí Phytotherapy research, chiết xuất nước nóng từ nấm Chaga có tác dụng chống lại sự tăng sinh của các tế bào ung thư ruột kết ở người [HT 29] [11].
  • Theo tạp chí Bollettino Chimico Farmaceutico, chiết xuất từ nấm Chaga cũng cho thấy tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung Hela S3 [12].
  • Theo tạp chí World journal of Gastroenterol, chiết xuất từ nấm Chaga còn ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan Hep G2 [13].

4. Ức chế kết tập tiểu cầu

Theo tạp chí Peptide, chiết xuất ethanol từ sợi nấm Chaga còn cho thấy hoạt động ức chế kết tập tiểu cầu [10].

Bột nấm

Cách dùng nấm chaga

Có thể dùng nấm Chaga bằng cách sắc, hãm bột hoặc ngâm rượu. Trong đó, cách sắc uống như trà là phổ biến hơn cả, dưới đây là hai cách dùng nấm phổ biến nhất hiện nay.

1. Cách sắc uống

Cách dùng: Lấy 9 lát nấm tương đương khoảng 10g [mỗi lát chỉ dày 1 đến 2 mm] rồi nấu trong 2 lít nước, nấu trong khoảng 1 giờ, khi thấy nước rút một nửa thì chắt nước ra, sau đó đổ thêm 1, 5 lít nước và nấu lại lần hai, tương tự như vậy cho đến lần thứ 5 thì có thể ngưng. Sau đó, hòa các phần nước lại với nhau, để một lát cho phần cặn lắng xuống thì đổ vào bình lưu trữ để dùng dần [để vào tủ lạnh].

Liều lượng: Mỗi ngày uống 3 – 6 lần, mỗi lần uống 100 – 200 ml và nên uống trước khi ăn [ít nhất là 30 phút].

2. Cách hãm trà

Một trong những cách dùng tiện lợi nhất đó là đem nấm tán thành dạng bột mịn, sau đó pha trà để sử dụng hàng ngày cho tiện lợi. Các bạn có thể tán bột tại các hiệu say nghiền bột hoặc đề nghị nơi bán tán bột khi mua nấm. Cách dùng đơn giản như sau:

Liều dùng nấm chaga: 10g bột nấm/ngày [Khoảng 2 thìa canh] hãm với khoảng 800ml nước sôi, hãm trong thời gian khoảng 20 phút là dùng được, các bạn chia thành nhiều lần uống trong ngày, nên dùng nước hãm nấm trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ.

3. Nấm chaga ngâm rượu

Ngâm rượu là một trong những cách dùng khoái khẩu của phái mạnh, thường các loại thảo dược, nhất là những loại có công dụng bồi bổ anh em bao giờ cũng đặt câu hỏi và quan tâm xem loại thảo dược ấy có ngâm rượu được không. Nấm chaga là loại thảo dược có thể dùng để ngâm rượu, cách ngâm như sau:

Tỷ lệ ngâm: 1kg nấm chaga các bạn nên ngâm với khoảng 5 lít rượu loại 40 độ, ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng là dùng được.

Cách ngâm: Nấm thái ra thành từng miếng mỏng, bỏ nấm và bình miệng rộng sau đó đổ ngập rượu, đậy nắp bình và ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng trở lên là dùng được. Mỗi ngày nên dùng khoảng 2 ly đến 3 ly rượu nhỏ, nên uống trong mỗi bữa ăn các bạn nhé. Lưu ý, không nên lạm dụng uống quá nhiều rượu nấm chaga, việc lạm dụng quá mức luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Tham khảo: Nấm lim xanh và công dụng của loại nấm giá trị nhất Việt Nam

Lưu ý khi dùng nấm chaga

  • Trong sơ chế: Nên cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài nấm vì phần này không có tác dụng mà còn có thể gây hại [vì chứa nhiều sắc tố melanin].
  • Độ an toàn: Theo tạp chí Clinical Nephrology, mặc dù nấm Chaga là thảo dược cổ truyền được dùng điều trị viêm dạ dày, loét và bệnh lao xương nhưng nó cũng chứa nhiều oxalate có thể gây ra sỏi thận và các trường hợp khác. Đã có trường hợp báo cáo trên một bệnh nhân 72 tuổi bị ung thư gan, sau khi uống bột nấm Chaga liên tục trong 6 tháng [mỗi ngày 4 – 5 muỗng cà phê] thì bị sỏi thận [6].
  • Lựa chọn: Được biết, nấm Chaga tốt và đạt chuẩn thì phải là nấm mọc tự nhiên trên cây bạch dương và phải từ 20 năm tuổi trở lên [3].
  • Đối tượng: Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng
  • Sử dụng: Nấm Chaga có nhiều hoạt tính không thể phủ nhận nhưng so với các loại nấm khác, nó vẫn còn khá mới. Vì vậy, các bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì theo PGS TS Nguyễn Thị Chính “Nấm chaga là một sản phẩm mới đưa về Việt Nam. Để xác định được hoạt chất tốt hay xấu, chất lượng ra sao thì cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn” [5].

  •  TRUNG TÂM CÂY THUỐC QUÝ HÒA BÌNH
  •  Số 73, K2, Mãn Đức, Tân Lạc, Hòa Bình
  •  Gọi Viettel: 097878.4411 - 0353.972.191
  •  Gọi Mobi: 0899.803.835 - 0906.170.058
  •   GIẤY PHÉP KINH DOANH SỐ : 25.G.001961
  •   UBND huyện Tân Lạc cấp, ngày 17/6/2014

Nhắc tới các loại nấm, phần lớn chúng ta đều biết rằng đây là nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chứa lượng protein dồi dào, đa dạng khoáng chất. Tuy nhiên, bên cạnh những giống nấm dễ nuôi trồng, giá thành không quá cao như nấm rơm, nấm bào ngư,…thì nấm chaga lại thuộc danh sách thượng hạng với mức giá “đắt xắt ra miếng” [khoảng từ 1 – 2 triệu đồng/kg]. 

1. Nấm chaga là gì?

Nấm chaga [tên khoa học: Inonotus Obquus] là loại nấm thiên nhiên, rất khó để nhân giống, chủ yếu sống ký sinh trên các cây thân gỗ lâu năm trong rừng ở xứ lạnh, điển hình như cây bạch dương.

Theo các nghiên cứu sinh học, nấm chaga cần khoảng 20 năm để trưởng thành, từ khối nấm trắng nhỏ, phát triển lớn, xù xì, chắc cứng với đường kính từ 20 – 30cm, vỏ ngoài chuyển đen như màu tro cháy sém, mô bên trong có màu vàng cam. Thế nhưng hương thơm của nấm thì rất dịu nhẹ, vô cùng dễ chịu.

Nấm chaga ký sinh trên thân cây gỗ lâu năm ở xứ lạnh, xù xì, cứng chắc và lớp vỏ đen bao bọc bên ngoài [Nguồn: Internet]

Nấm chaga thường sinh trưởng trong điều kiện khí hậu lạnh giá, càng khắc nghiệt càng phát triển tốt, ở mức nhiệt khoảng -45 độ C. Vì thế, các quốc gia có mùa đông lạnh và kéo dài như Nga, Trung Quốc hay Hàn Quốc,…chính là xứ sở của nấm chaga.

2. Tác dụng của nấm chaga với sức khỏe

Vốn là “viên kim cương đen” giữa rừng rậm với sức sống cực kì mạnh mẽ, nấm chaga đã được thiên nhiên nuôi dưỡng, từ đó cung cấp phong phú các chất chống oxy hóa mạnh, chất khoáng cùng nhiều nhóm vitamin. Nhờ vậy, nếu tìm mua đúng loại cũng như biết cách sử dụng hợp lý, nấm chaga có tác dụng phòng ngừa và cải thiện một số vấn đề sức khỏe sau:

2.1 Cải thiện sức đề kháng

Một trong những tác dụng của nấm chaga mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn đánh giá cao đó là khả năng cải thiện sức đề kháng. Các hoạt chất từ nấm khi vào cơ thể sẽ cân bằng hoạt động sản sinh cytokine – các protein chuyên biệt trong hệ miễn dịch, đồng thời thúc đẩy tế bào bạch cầu trung tính lớn mạnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập.

2.2 Tác dụng của nấm chaga phòng chống ung thư

Như đã chia sẻ, nấm chaga “hội tụ” rất nhiều nhóm chất chống oxy hóa quý hiếm, trong đó phải kể đến polyphenol hay beta-D glucan [một dạng đường đa Polysaccharide]. Chúng tham gia bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do gốc tự do gây ra, giảm thiểu nguy cơ hình thành khối u và phòng chống các bệnh ung thư một cách tốt nhất.

Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư

2.3 Bảo vệ tim mạch

Không chỉ đảm nhiệm vai trò ngăn chặn sự tấn công của gốc tự do lên tế bào, các nhóm chất chống oxy hóa còn kết dính phân tử cholesterol xấu và đảo thải ra bên ngoài. Lúc này, cholesterol xấu sẽ không tích tụ ở thành mạch, hạn chế tình trạng tắc nghẽn dòng luân chuyển máu, từ đó giúp bạn bảo vệ một trái tim khỏe mạnh.

2.4 Tác dụng của nấm chaga kiểm soát đường huyết

Nấm chaga thuộc nhóm thực phẩm lành mạnh dành cho khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường. Hấp thu thêm các chiết xuất từ nấm sẽ để lại tác động tích cực tới việc kiểm soát nồng độ đường huyết ổn định, khắc phục hiện tượng kháng insulin.

Nấm chaga là thực phẩm thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường [Nguồn: Internet]

2.5 Tốt cho xương khớp

Những hoạt chất với tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh được tìm thấy trong nấm chaga cũng rất cần thiết cho quá trình củng cố xương khớp chắc khỏe. Theo đó, sự hiện diện của chúng sẽ xoa dịu cơn đau, nhức mỏi ở các khớp, góp phần trị viêm khớp, co cứng hoặc khó vận động.

Xem thêm: Ấn vào một khớp nào đó và cảm thấy đau, bạn có thể đang mắc một trong các loại bệnh viêm khớp

2.6 Nấm chaga có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ

Dựa trên phân tích dinh dưỡng, phần mô vàng cam của nấm chaga có chứa lượng lớn vitamin nhóm B, hỗ trợ sản sinh melatonin trong não bộ, giúp thư giãn thần kinh và điều trị chứng mất ngủ.

3. Hướng dẫn cách sử dụng nấm chaga

Nấm chaga có đặc tính cứng chắc nên để thuận tiện cho việc sử dụng, bạn cần thái nhỏ hoặc nghiền thành bột mịn. Từ nguyên liệu giàu dưỡng chất này, hãy thử “bắt tay” pha chế thức uống theo các hướng dẫn sau:

3.1 Trà nấm chaga

Trà nấm chaga thơm dịu [Nguồn: Internet]
  • Nấm chaga: 5 – 7 viên nhỏ [15 – 20g]
  • Nước đun sôi: 1.5 – 2 lít
  • Hoa nhài [không bắt buộc]: 1 – 2 bông
  • Rửa sạch nấm chaga, cạo bỏ lớp vỏ đen bám bên ngoài.
  • Xếp nấm vào nồi, đong nước và tiến hành đun với lửa nhỏ trong khoảng 60 phút. Rót trà ra chén, thả hoa nhài vào để tăng thêm hương thơm.
  • Nên dùng hết trà trong 1 ngày, sau đó giữ lại phần bã trà, cất ở ngăn mát tủ lạnh và dùng hãm trà tiếp trong ngày tiếp theo. Nếu trà không còn vị ngọt thơm thì khi đó có thể bỏ bã.

Xem thêm: 9 tác dụng của trà hoa nhài và lưu ý quan trọng trước khi uống

Nên ngâm rượu nấm chaga từ 2 - 3 tháng [Nguồn: Internet]
  • Nấm chaga: 500g
  • Rượu trắng: 5 – 6 lít
  • Cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài và ngâm rửa sạch nấm chaga. Đem thái lát mỏng.
  • Chuẩn bị bình ngâm. Trút nấm chaga cùng rượu vào bình, ngâm rượu từ 2 – 3 tháng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng khoảng 5 – 7ml rượu nấm chaga mỗi lần, trong tuần chỉ dùng 1 – 2 bữa.

3.3 Sinh tố nấm chaga

Sinh tố nấm chaga giàu dinh dưỡng [Nguồn: Internet]
  • Bột nấm chaga: 2 – 3 thìa cà phê
  • Bông cải xanh: 100g
  • Hạt chia
  • Bột cacao [không bắt buộc]: 2 thìa cà phê

Cách làm sinh tố nấm chaga

  • Rửa sạch bông cải xanh, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút, để ráo nước và cắt nhỏ.
  • Đem xay nhuyễn bông cải xanh. Hòa bột nấm chaga và bột cacao với nước ấm [không cần quá nóng sẽ làm bột bị vón cục], trút vào phần bông cải xanh vừa xay.
  • Thêm đá viên và rắc hạt chia lên là có thể thưởng thức.

Xem thêm: 10 lợi ích của bông cải xanh khiến bạn phải bất ngờ

4. Một số lưu ý an toàn khác khi dùng nấm chaga

Cho tới nay, các phân tích dinh dưỡng đều nhận thấy nấm chaga có độc tính rất thấp và gần như không chứa hoạt chất gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Dù vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn vẫn cần chú ý thực hiện các khuyến cáo quan trọng sau:

4.1 Bảo quản đúng cách

Công đoạn bảo quản nấm chaga không đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe nhưng tránh để nấm tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao hoặc nóng ẩm, dễ khiến nấm bị mốc. Lời khuyên là sau khi mua về, hãy dùng giấy báo quấn quanh nấm, rồi đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc vị trí thông thoáng. Ngoài ra, hạn chế tích trữ nấm chaga quá lâu, tối đa 1 năm là hợp lý nhất.

4.2 Tránh sử dụng quá nhiều

Dù nấm chaga có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe nhưng sử dụng quá nhiều trong thời gian dài là thói quen hoàn toàn không có lợi. Theo đó, mỗi lần chỉ nên dùng khoảng 20g nấm, từ 1 – 2 bữa một tuần và trong liệu trình 2 – 3 tháng.

4.3 Hạn chế cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dùng

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, cần tham khảo tư vấn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng phù hợp nhằm phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn.

Xem thêm: 2 điều cần lưu ý để mẹ bầu có được một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo

4.4 Không thay thế thuốc đặc trị

Nấm chaga chỉ là một thực phẩm mang tính hỗ trợ nên không thể thay thế cho thuốc đặc trị. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh lý, hãy tuân thủ phác đồ y khoa và tuyệt đối không lạm dụng nấm chaga để chữa bệnh.

5. Thành phần dinh dưỡng của nấm chaga

Cùng với các chất chống oxy hóa và vitamin nhóm B, thành phần dinh dưỡng của nấm chaga còn bao gồm vitamin D, axit amin, chất xơ, khoáng chất canxi, kẽm, magie, vi chất sắt và selen. Tuy hàm lượng không quá lớn song các thành tố này đều thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể.

Nhờ mang tới nhiều lợi ích sức khỏe quý giá, vượt qua nhiều vùng đất xứ lạnh xa xôi, ngày nay nấm chaga cũng có mặt tại Việt Nam và được nhiều gia đình tìm mua để bồi bổ. Hy vọng rằng qua những thông tin trong trên đây, bạn đã hiểu hơn về tác dụng của nấm chaga cùng cách sử dụng hiệu quả nhé!

Video liên quan

Chủ Đề