Câu hỏi về chất lượng học tập

Bảng khảo sát về các nhân tố tác động đến chất lượng học tập của sinh viên
Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Chào các bạn.
Chúng tôi là sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Chúng tôi đang tiến hành chương trinh nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến
chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí
Minh ”. Xin các bạn dành chút thời gian trả lời giúp chúng tôi một số câu hỏi sau.
Chúng tôi rất mong sự hợp tác của các bạn.Xin các bạn lưu ý rằng không có quan
điểm nào là đúng hoặc sai. Tất cả các quan điểm của các bạn đều giúp ích cho công
việc nghiên cứu của chúng tôi cũng như giúp ích cho việc giảng dạy của nhà
trường ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan những thông tin các bạn cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật,
chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
Tên phỏng vấn viên:
Phỏng vấn lúc:

giờ, ngày

/

/ 201..

Tên người trả lời:
Điện thoại:
Địa điểm phỏng vấn :
Phần 1: Xin các bạn bớt chút thời gian trả lời giúp chúng tôi một số câu hỏi
sau:
Câu 1: Bạn đã hoặc đang là sinh viên theo học tại TP.HCM

1

tiếp tục

không
2
ngưng
Câu 2: Bạn đã hoặc đang là sinh viên trường ĐH Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh:

1

tiếp tục

không
2
ngưng
Phần 2: Xin cho biết mức độ đồng ý của các bạn trong các phát biểu dưới đây
và đánh dấu vào ô thích hợp với quy ước sau:
1: hoàn toàn không đồng ý

2: không đồng ý

4: đồng ý

5: hoàn toàn đồng ý

3: bình thường

Giảng viên
Giảng viên làm cho các tiết học trở nên thú vị hơn
Giảng viên của tôi là những chuyên gia trong lĩnh vực của họ
Giảng viên của tôi sử dụng ngôn ngữ phổ thông dễ nghe, dễ hiểu
Sinh viên có thể dễ dàng tiếp xúc với giảng viên của mình khi tôi cần
Giảng viên của tôi rất thông cảm nếu sinh viên có vấn đề ảnh hưởng đến công việc học tập
Chương trình
Nội dung khóa học có liên quan các vấn đề thực tiễn
Khóa học có liên quan đến việc làm dự định của tôi trong tương lai
Các khóa học của nhà trường kích thích khả năng tư duy và sáng tạo
Đánh giá và phản hồi
Công việc đánh giá chất lượng giảng dạy rất chặt chẽ
Kết quả học tập của sinh viên luôn được cập nhật và đánh giá thường xuyên
Sinh viên thường nhận được phản hồi về các thắc mắc nhanh chóng và rõ ràng
Tài liệu học tập
Thư viện đáp ứng mọi nhu cầu học tập của tôi
Các tài liệu khóa học đáp ứng mọi nhu cầu học tập của sinh viên
Công nghệ được sử dụng để cung cấp các tài nguyên học tập bên ngoài các bài học
Sinh viên có thể dễ dàng tìm thấy máy tính để nghiên cứu khi cần thiết
Công nghệ
Tất cả các phòng dạy / giảng đều có thiết bị nghe nhìn
Giảng viên sử dụng tốt công nghệ trong giảng dạy của họ
Tôi có thể sử dụng ICT khi tiến hành nghiên cứu và giới thiệu công việc của tôi
Cơ sở vật chất và đời sống xã hội
Khuôn viên có nhiều cơ sở vật chất vv. Một nhà ăn, thể dục thể thao và giải trí

Trường đại học của tôi có rất nhiều câu lạc bộ và hiệp hội dành cho sinh viên
Nhiều hoạt động thư giãn và giải trí được cung cấp cho sinh viên

Trường đại học của tôi có một lời khuyên nghề nghiệp và dịch vụ thực tập tốt
Có một khung cảnh xã hội sinh động trong khuôn viên trường
Trường của tôi cung cấp chỗ ở cho sinh viên
Sự thoả mãn
Cho đến nay, khóa học của tôi đã đáp ứng tất cả những mong đợi của tôi
Tôi rất hài lòng với trường đại học của tôi và chắc chắn sẽ chọn nó một lần nữa
Sự lựa chọn của tôi về trường đại học là một quyết định khôn ngoan
Chương trình của tôi cung cấp giá trị thực tiễn cao
Tôi muốn giới thiệu trường đại học của tôi cho bạn bè, người thân
Phần 3: Vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân[đánh dấu vào ô thích hợp]
Câu 1: Xin vui lòng cho biết giới tính:

Nam
Nữ
Câu 2: Xin vui l òng cho biết tuổi của bạn:
………………………………………………………………………………………
Câu 3: Giả sử chất lượng giảng dạy của Trường ĐH HUTECH đạt điểm 10.
Theo bạn chất lượng giảng dạy đạt bao nhiêu điểm.
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Câu 4: Trong các yếu tố được nêu ở trên các bạn có thấy thiều yếu tố nào có
ảnh hưởng lớn tới chất lượng học tập của các sinh viên hay không [ nếu có vui
lòng cho biết thêm ]
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC BẠN.

Chia sẻ Thứ bảy, 12/06/2021 - 21:51Theo dõi Báo Quân đội nhân dân trên

Sinh viên học trực tuyến

Đợt dịch Covid-19 này, sinh viên của nhiều trường đại học trên cả nước phải nghỉ ở nhà và chuyển sang học online [trực tuyến]. Dù không còn bỡ ngỡ như khi dịch mới bắt đầu năm 2020; dù sự nỗ lực, cố gắng của các trường là rất lớn nhằm truyền thụ đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho sinh viên nhưng khó khăn vẫn còn đó với những câu hỏi còn bỏ ngỏ về cơ hội thực hành, giao tiếp...

Nỗ lực vượt khó

Từ kết quả đã đạt được trước những giải pháp giảng dạy và học trực tuyến, tháng 5-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy và học, kết thúc năm học và tuyển sinh trong thời gian dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục đại học. Văn bản ghi rõ: “Trong trường hợp cần thiết, tùy theo diễn biến của dịch Covid-19 tại địa phương, cơ sở đào tạo tiếp tục chủ động quyết định việc tổ chức dạy và học theo hình thức trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp trực tiếp khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; đồng thời tăng cường các giải pháp quản lý chất lượng lớp học trực tuyến”.

Có thể khẳng định rằng, dù không mong muốn nhưng tác động của dịch Covid-19 đã tạo ra những mô hình học tập mới. Điều này cũng mở ra cơ hội cho thầy trò, nhà trường và cả các đơn vị quản lý giáo dục đại học, dạy nghề trong tìm kiếm các giải pháp đổi mới, bền vững về kỹ thuật số. Quá trình tìm hiểu việc học online tại các trường đại học, tôi được PGS, TS Phương Hoàng Yến, Phó trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Cần Thơ, mời tham gia buổi học online cùng Dự án “Nhà hát số tiếng Anh”. Tôi đã có một trải nghiệm học tiếng Anh rất hào hứng trong tiết học thuộc dự án được cho là sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những người tham gia ở Việt Nam, gồm giáo viên, sinh viên, học sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Được biết, đây là một trong 3 dự án được tài trợ bởi Quỹ Đổi mới sáng tạo học tập ứng dụng kỹ thuật số trong học tập và giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam do Ban quản lý đề án ngoại ngữ quốc gia và Hội đồng Anh vừa ra mắt cách đây ít ngày.

Rõ ràng, dịch Covid-19 đã thúc đẩy để chúng ta dần có một cộng đồng những người làm giáo dục, các nhà khoa học chung tay giải quyết những vấn đề của giáo dục và cho thấy đây là vấn đề toàn cầu chứ không phải của một quốc gia. Tuy không thể bằng phương pháp học trực tiếp nhưng trong hoàn cảnh khó khăn, hầu hết các chuyên gia giáo dục đều nhận định học online phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội và đặc biệt phù hợp với các môn học như ngoại ngữ, lý luận...

Tuy nhiên, thực tế hình thức học trực tuyến vẫn có những khó khăn. Đó là chất lượng một số buổi học không được như kỳ vọng. Trong lớp học online, sinh viên không nhận được sự tương tác với thầy, cô giáo và các bạn. Thầy giáo chỉ nhìn màn hình để giảng bài mà không biết sinh viên cảm nhận như thế nào về bài giảng. Có những lớp học thầy dạy chỉ mình thầy nói. Trong khi đó, sinh viên không chỉ học online một ngày mà có thể kéo dài nhiều ngày nên dễ phát sinh tâm lý bão hòa trong tiếp thu kiến thức.

Với vấn đề tâm lý này, bạn Phan Nguyễn Huy Chinh, sinh viên năm thứ tư Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm [Đại học Đà Nẵng] chia sẻ cách làm khá hiệu quả của trường mình: “Ở trường em, trước mỗi buổi học, thông qua điểm danh, thầy, cô giáo thường hỏi thăm các bạn sinh viên có gặp khó khăn gì trong quá trình học tập? Phương pháp học tập của thầy cô truyền đạt cho sinh viên đã hiệu quả chưa?... Ngoài ra, nhà trường còn khảo sát ý kiến, đối thoại với sinh viên để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giúp cho việc dạy và học trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, đối với một số bạn sinh viên còn rụt rè, ngại phát biểu trước đám đông thì điểm yếu này gây khó khăn cho việc học online”.

Từ những đặc điểm trên dễ nhận thấy rằng, để giờ học thành công buộc người thầy phải thay đổi tư duy trong giảng dạy, bản thân người học cũng phải nỗ lực vượt khó, thay đổi cách học từ tiếp thu sang tự trau dồi kiến thức. Song song với đó, để giải quyết vấn đề phần mềm không ổn định, làm gián đoạn việc học thì nhiều trường đại học đã có những phương án như tự xây dựng, thiết kế hệ thống phần mềm học online của trường hoặc mua bản quyền của các nhà cung cấp...

Những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Trước những khó khăn trên, các trường đã và đang từng bước tìm cách khắc phục, tạo điều kiện tốt nhất cho người học. Tuy nhiên, không phải bài toán nào cũng có ngay lời giải. Chẳng hạn, đường truyền không ổn định, tương tác, kết nối kém, máy tính của thầy, của trò chưa đáp ứng, người dùng thiếu thiết bị nghe nhìn, học liệu số còn hạn chế, tài liệu có dung lượng quá lớn... đều là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới việc giảng bài của giáo viên và tiếp thu bài của sinh viên.

PGS, TS Nguyễn Đắc Trung, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: “Trường chúng tôi có hơn 30.000 sinh viên, đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhiều em ở vùng sâu, vùng xa nên đường truyền mạng không tốt. Nhiều gia đình sinh viên còn khó khăn nên không có điều kiện mua được thiết bị phù hợp. Để hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên, trường đã có những chương trình ủng hộ của thầy cô, hợp tác với doanh nghiệp... mua máy tính tặng sinh viên. Tuy nhiên, những nỗ lực đó cũng chưa thể giải quyết hoàn toàn khó khăn này”.

Bên cạnh đó, đặc thù của sinh viên là nghiên cứu khoa học, thực hành kỹ thuật cao. Đặc biệt với những ngành thiên về thực hành như kỹ thuật, sư phạm, y-dược... hiện tại hầu như các trường chưa có cách giải quyết mà phải chờ đến khi dịch lắng xuống. PGS Nguyễn Văn Thụ, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, chia sẻ: “Dẫu cố gắng giảng dạy trực tuyến cho sinh viên nhưng một số môn như rèn nghề, thực hành lý, hóa, sinh, thể dục, giáo dục quốc phòng-an ninh... đành phải gác lại chờ hết dịch”. PGS, TS Nguyễn Đắc Trung bổ sung: “Với những chuyên ngành liên quan đến thực hành, thí nghiệm, nếu học trực tuyến rất khó hình thành năng lực thực tiễn cho người học nên chương trình học chưa thể hoàn thành. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã thống kê số phòng thí nghiệm, thầy cô, sinh viên để dự liệu trước các phương án phân luồng sinh viên. Khi dịch lắng xuống, nhà trường sẽ bố trí liên tục, khoa học, hợp lý các phòng thí nghiệm để sinh viên được học thực hành”.

Có thể thấy, tuy các trường đã lên phương án nhưng chưa thể giải quyết dứt điểm những khó khăn của việc dạy và học online. Để nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến cho sinh viên, nhất là trong mùa dịch, cần sự đồng lòng của toàn xã hội. Đặc biệt khi học online còn liên quan đến vấn đề kiểm tra, đánh giá sao cho công bằng, chất lượng, giảm thiểu gian dối... thì ý thức với việc học thật, thi thật từ những bậc học sớm, từ sự dạy dỗ của gia đình, xã hội... là rất quan trọng.

LAN DỊU

Chủ Đề