Cắt dây rốn có đau không

Khi còn ở trong bụng mẹ thì dây rốn là cầu nối quan trọng để trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Sau sinh, dây rốn không cần thiết nữa nên sẽ được cắt đi. Không còn nguồn máu nuôi nữa nên dây rốn sẽ khô và tự rụng sau 1- 3 tuần. 
Vậy chăm sóc rốn như thế nào? Bao lâu thì rốn rụng và khi nào thì phải đưa bé đến bác sỹ thăm khám? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé

Cắt dây rốn có đau không


1. Chăm sóc rốn như thế nào?
Đây là việc cực kì đơn giản: Chỉ cần giữ rốn khô và sạch là được. 
-    Rửa rốn với nước muối sinh lý và để rốn khô tự nhiên. 
Hiện nay, chỉ dùng thuốc sát khuẩn khi có nguy cơ nhiễm trùng cao như: Sinh tại nhà, môi trường chăm sóc không đảm bảo vệ sinh, mẹ có nhiễm trùng ối v.v... Thuốc sát khuẩn bôi mỗi ngày sẽ làm rốn lâu rụng hơn, kích ứng da và có thể ngấm vào máu gây tác dụng phụ. 
-    Nếu rốn bị dính nước ướt hoặc phân, nước tiểu chỉ cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý và thấm khô.
-    Không băng rốn bằng băng gạc sẽ lâu rụng, ẩm ướt và gây thối rốn
-    Không bôi bất kể các thứ như sữa mẹ, mật ong, phân trâu, nhọ nồi, bồ kết  .. lên rốn. Rốn sẽ lâu rụng và tăng khả năng nhiễm trùng rốn. Dùng kháng sinh rắc lên rốn sẽ làm chậm rụng rốn. 
-    Cuống rốn không có dây thần kinh nên không đau. Có thể cầm lên vệ sinh thoải mái. Đụng vô khóc có thể do lạnh hoặc làm bé giật mình. Mặc bỉm không trùm lên rốn. 
-    Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi vệ sinh rốn.
-    Khi rốn chưa rụng thì không nên tắm ngâm bé trong chậu để tránh ướt rốn. Khi rốn đã rụng khô, lành thì tắm thoải mái. 
-    Khi rốn sắp rụng: Cuống rốn sẽ mủn ra, tiết dịch nhầy, hơi vàng hoặc nâu do chảy máu hoặc một ít máu tươi, có mùi hôi, đó là bình thường, nếu các vùng da xung quanh rốn không sưng đỏ thì chỉ giữ sạch sẽ, rửa bằng nước muối sinh lý và thấm khô bằng gạc hoặc tăm bông khô là được, chờ đến lúc rốn rụng hẳn. Sau khi rốn rụng cũng vệ sinh tương tự. 
2. Bao lâu thì rốn sẽ rụng?
-    Thường rốn sẽ tự rụng trong 2 tuần đầu. Nếu sau 30 ngày rốn chưa rụng nên đi khám bác sỹ.
-    Sau khi rốn rụng: Rốn không khô, còn rỉ dịch, không hôi và có hạt nhỏ sần sùi ở đáy cuống rốn đó là u hạt rốn, nên cho bé đi khám để điều trị. Hoặc dịch rỉ ra nhiều có mùi hôi như nước tiểu (hiếm gặp) có thể là tồn tại ống niệu rốn, hoặc rốn phồng lên có thể thoát vị rốn. Nên đưa bé tới gặp bác sỹ để khám và chẩn đoán, có thể phải phẫu thuật. 
3. Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sỹ? 
-    Khi vùng da xung quanh rốn sưng nề đỏ, chảy máu rốn kéo dài, tiết dịch mủ, sốt, bỏ bú, quấy khóc bất thường. Sau 30 ngày rốn chưa rụng. 
-    Hoặc trẻ có các bất thường rốn như: U hạt rốn, nang niệu rốn, thoát vị rốn,.... như đã nói ở trên.
Nguồn tham khảo: 
1.    Zupan J, Garner P, Omari AA: Topical umbical cord care at birth, Cochrane database Syst Rev 3, CD 001057, 2004.
2.    Mullany LC & st , Role of antimicrobial applicatines to the umbilical cord in neonetas to prevent bacterial colonization and infection: a review of the evidence, Pediatric infect Dis J 11:996-1002, 2003.
3.    Roos D & st , Hematologically important mutations : leukocyte adhesion deficiency, Bloo Cell moldis 6: 1000-10004,2001.
 

Làm rốn sơ sinh

DỤNG CỤ VÀ CHUẨN BỊ

Bộ làm rốn được chuẩn bị sẵn với các dụng cụ được xử lý vô khuẩn, bao gồm:

1 đôi găng tay y tế.

1 kéo thẳng đầu tù.

Khăn vô khuẩn, 2 miếng gạc 6 x 6cm, gạc bông, một cuộn băng rốn

Chỉ lanh vô khuẩn 30cm (hoặc 1 kẹp rốn bằng  nhựa).

Dung dịch sát khuẩn (cồn 70o).

Bàn làm rốn tại góc sơ sinh trong phòng đẻ phải có đủ ánh sáng, được sưởi ấm và tránh gió lùa.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Trẻ sơ sinh sau khi đã được cắt rốn, người đỡ đẻ cầm kẹp dây rốn và bế bé đặt lên bàn làm rốn

Người đỡ đẻ sau khi lau khô, ủ ấm, hút dịch cho bé, khi đã thở và khóc tốt thì bắt đầu thay đôi găng mới trong hộp làm rốn.

Nâng kẹp dây rốn lên cao, đặt 1 miếng gạc che quanh chân rốn, sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn bằng cồn 70o.

Nếu dùng chỉ:

Buộc rốn bằng một sợi chỉ lanh vô khuẩn (được ngâm trong cồn 70o), buộc vòng cách chân rốn chừng 3cm, phải buộc chặt để tránh chảy máu và buộc 2 vòng chặt cách nhau 0,5cm.

Cắt bỏ phần dây rốn còn lại trên nút buộc (không chạm tay vào mỏm cắt)

Kiểm tra động mạch và tĩnh mạch trên mặt cắt (bình thường là 1 tĩnh mạch và 2 động mạch), dùng bông cồn thấm xem có chảy máu không.

Sát khuẩn mặt cắt và dây rốn một lần nữa bằng cồn 70o.

Không băng kín cuống rốn (có thể bọc nhẹ bằng một lớp gạc mỏng).

Cắt phần chỉ buộc rốn còn thừa.

Nếu dùng kẹp rốn nhựa (thay cho buộc chỉ):

Kẹp rốn ở vị trí cách gốc rốn 3 cm

Đặt kẹp theo hướng trên dưới, không kẹp ngang    

Cắt rốn cách mặt ngoài kẹp 0,5 -1 cm.

Lau mỏm cắt bằng cồn 70o.

Sát khuẩn mỏm cắt.

Không băng kín cuống rốn (có thể bọc nhẹ bằng một lớp gạc mỏng).

Cắt dây rốn có đau không

Hình: Làm rốn bằng kẹp

Bảng kiểm: Kỹ thuật làm rốn sơ sinh

TT

Các thao tác

Không

Ghi chú

Chuẩn bị dụng cụ: chỉ không tiêu (hoặc 1 kẹp nhựa), kéo, băng gạc vô khuẩn, cồn sát khuẩn 700.

Rửa tay, khử khuẩn, đeo găng tiệt khuẩn.

Đặt miếng gạc lót ở chân rốn.

Sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn bằng cồn 700.

Buộc chặt cuống rốn cách chân rốn 3cm.

Buộc vòng thứ hai chặt cách vòng đầu 0,5cm.

Cắt bỏ phần dây rốn ngoài nút buộc thứ hai (hoặc kẹp rốn nhựa).

Kiểm tra động mạch và tĩnh mạch trên mặt cắt (1 tĩnh mạch và 2 động mạch).

Sát khuẩn mỏm cắt và dây rốn còn lại một lần nữa bằng cồn 700.

Bọc kín mỏm cắt và rốn bằng gạc vô khuẩn.

Cắt phần chỉ buộc rốn còn thừa (nếu buộc rốn bằng chỉ).

Băng rốn nhẹ nhàng, đủ chặt bằng băng thun hay băng cuộn.

Ghi chú: nếu có kẹp rốn nhựa vô khuẩn thì thay hai bước 5 và 6 bằng thao tác kẹp dây rốn bằng kẹp đó và không thực hiện bước 11.

Đánh giá: Đạt khi thực hiện đủ 10-12 bước trong bảng kiểm (tùy theo làm rốn bằng kẹp nhựa hay vô khuẩn)

THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN

Theo dõi

Theo dõi nút buộc rốn trong những giờ đầu bị lỏng gây chảy máu rốn.

Không để ướt rốn và thay băng rốn hàng ngày để đề phòng nhiễm khuẩn rốn.

Xử trí

Chảy máu rốn: buộc lại.

Rốn rụng sớm có chảy máu ở chân rốn: tùy theo mức độ, nếu chỉ rỉ ít thì băng ép lại, nếu chảy nhiều thì phải khâu cầm máu (nếu không có điều kiện thì tạm băng ép và chuyển trẻ lên tuyến trên để khâu cầm máu).

Nhiễm khuẩn và ướt chân rốn: rửa sạch hàng ngày bằng nước muối 0,9%, thấm khô, sát khuẩn bằng cồn 70 o, nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn lan tỏa như da vùng quanh rốn đỏ, trẻ có sốt cần chuyển tuyến trên.

Sơ đồ diễn tiến: Xử trí các bất thường về rốn

 

Cắt dây rốn có đau không