Cách xử lý khi hít phải thuốc diệt muỗi

Các loại thuốc xịt côn trùng

Trên thị trường có nhiều loại thuốc của nhiều hãng khác nhau nhưng đều có thành phần hoạt chất tương tự nhau, thường là Tetramethrin, Cypermethrin, Iminoprothrin, Prallethrin, Permethrin (những chất hóa học tổng hợp thuộc nhóm Pyrethroids) hay Propoxur (nhóm Carbamate).

Propoxur là một chất ức chế không hồi phục men Cholinestarase ở động vật (kể cả người). Khi Cholinesterase bị ức chế, hệ thần kinh tự chủ sẽ hoạt động quá mức và không kiểm soát dẫn đến tử vong.

Thuốc có hại cho sức khỏe không?

Các thuốc này đều đã đăng ký và được cấp phép lưu hành của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (US Environment Protection Agency, US EPA). Trước đó, các chất này được dùng thử nghiệm trên động vật với liều đủ lớn gây ngộ độc để nghiên cứu ảnh hưởng trên sức khỏe. Từ đó, các nhà khoa học phỏng đoán được tác dụng của thuốc lên người như thế nào. Tác hại gây ngộ độc là hầu như không có nếu thuốc được dùng cẩn thận và hợp lý.

Ngoài tác dụng diệt côn trùng, các thuốc này với hàm lượng nhất định sẽ có tác dụng lên con người, vật nuôi và môi trường. Thuốc có thể gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết các động vật thủy sinh.

Tác dụng nguy hiểm nhất, đã được ghi nhận trong y văn bởi các chuyên gia y tế là khả năng gây ngộ độc cấp tính ở người nếu nạn nhân tiếp xúc với một lượng thuốc đáng kể trong thời gian ngắn.

Cách xử lý khi hít phải thuốc diệt muỗi

Lưu ý khi bị ngộ độc

Các thuốc Pyrethroids nói chung ít nguy hiểm nhưng có thể đe dọa tính mạng nạn nhân nếu hít vào một lượng đáng kể (30 ml trở lên). Thuốc sẽ kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê, tụt huyết áp, ngứa trên da, đỏ da...

Ngộ độc Propoxur có biểu hiện rõ hơn: Nhịp tim chậm làm bệnh nhân ngất xỉu; tụt huyết áp, tăng tiết dịch và tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến nạn nhân khó thở, tím tái; đau bụng, nôn ói, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, mờ mắt, hoa mắt do giảm nhãn áp; ngoài ra bệnh nhân có thể bị nhức đầu, ù tai và hôn mê. Nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.

Xử lý tại nhà một trường hợp ngộ độc thuốc diệt côn trùng: Cách ly nạn nhân khỏi nguồn thuốc, gọi ngay dịch vụ y tế đến cấp cứu, giữ lại bình thuốc để giúp nhân viên y tế biết được hoạt chất gây ngộ độc. Nếu thuốc tiếp xúc qua da hay mắt thì phải rửa ngay với thật nhiều nước sạch (tối thiểu 15 phút). Nếu nạn nhân hít phải thuốc thì di chuyển nạn nhân tới nơi không khí thoáng sạch. Phần còn lại là công việc của nhân viên y tế.

Cách phòng tránh ngộ độc: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bình thuốc. Không để thuốc gần tầm với của trẻ em, không để thuốc gần thức ăn hay vật nuôi, không chúc ngược bình, rửa tay kỹ sau mỗi lần cầm bình xịt, không đập vỡ bình hay ném bình vào lửa ngay cả khi bình đã hết, không ném bình xuống sông suối, nguồn nước công cộng.

Cách xử lý khi hít phải thuốc diệt muỗi

Các thuốc nhóm Pyrethroids chưa được ghi nhận gây các ảnh hưởng khác lên sức khỏe con người như khả năng sinh ung thư, gây đột biến gen, sinh quái thai... Trong khi đó, y văn công nhận Propoxur có khả năng sinh ung thư, có độc tính lên hệ sinh sản và sự phát triển thể chất nếu tiếp xúc trong thời gian dài (nhiều tháng đến nhiều năm).

Phòng bệnh

Tốt nhất vẫn là vệ sinh sạch sẽ nhà ở và môi trường sống, không tạo khoảng không gian chết hay nước tù đọng... để côn trùng không có cơ hội tồn tại. Phòng tránh ngộ độc, phải sử dụng đúng hướng dẫn sử dụng ghi trên bình thuốc. Không để thuốc gần tầm với của trẻ em, thức ăn hay vật nuôi, không dốc ngược bình, rửa tay kỹ sau mỗi lần cầm bình xịt, không đập vỡ bình hay ném bình vào lửa ngay cả khi bình đã hết, không ném bình xuống sông suối, nguồn nước công cộng.

Dược sĩ Nguyễn Văn Phi


Đa số các gia đình hiện nay đều mua thuốc xịt muỗi dạng chai cầm tay hoặc mua thuốc diệt muỗi để tự phun trong nhà. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc diệt muỗi đều chứa hóa chất có thể gây dị ứng từ nhẹ đến nặng. Vì thế, khi sử dụng loại hóa chất này cần đặc biệt cẩn thận, nhất là đối với gia đình có trẻ em, người già và phụ nữ có thai.

Thuốc diệt muỗi chứa hóa chất gì?

Thuốc diệt muỗi thường chứa một trong các loại hóa chất như DEET, IR3535, picaridin, permethrin và PMD. Những hóa chất này đã được Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Mỹ (EPA) chứng nhận là không gây tác dụng phụ nghiêm trọng đối với người sử dụng hay môi trường. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa nhạy cảm vẫn có thể gặp phải dị ứng. Bên cạnh đó, EPA không yêu cầu nhà sản xuất liệt kê hết tất cả các hóa chất chứa trong sản phẩm của mình, do đó, người dùng có thể dị ứng với các thành phần không được liệt kê đó.

N, N-diethyl-m-toluamide, thường gọi là DEET, là một loại thuốc diệt côn trùng hiệu quả, làm giảm nguy cơ bị muỗi đốt nhưng cần phải thận trọng khi sử dụng. DEET là một chất lỏng không màu, có mùi nhạt và khó tan trong nước, được quân đội Mỹ sử dụng để chống côn trùng đốt từ năm 1946 và đến năm 1957 được sử dụng phổ biến trong nhân dân. DEET được bào chế dưới dạng thuốc xịt dạng lỏng và kem bôi da, có nhiều nồng độ khác nhau, với tỷ lệ phần trăm thấp nhất là 5% và cao nhất là 100%. DEET đôi khi được ghi nhận có liên quan đến một số phản ứng dị ứng như phát ban, sưng và ngứa, kích ứng mắt (nhất là với nồng độ từ 50% trở lên). AAAAI (American Academy of Allergy, Asthma, & Immunology) khuyến cáo nên sử dụng các sản phẩm bôi da chứa DEET có nồng độ từ 6 – 25%.

Picaridin là một hóa chất được tổng hợp, bắt chước piperidine, có hiệu quả trong việc xua đuổi côn trùng. Chất này không mùi, an toàn hơn DEET. Ở nồng độ 20%, picaridin cho tác dụng tương đương với DEET, tác dụng kéo dài trong vòng 8 – 10 giờ.

IR3535 dường như không cho hiệu quả tốt như DEET hay picaridin nhưng an toàn khi sử dụng bôi da ở các sản phẩm kem bôi chống muỗi.

Permethrin là chất chống thấm, vừa có tác dụng diệt muỗi. Tuy nhiên nó không an toàn đối với người sử dụng khi bôi lên da.

PMD là hóa chất tổng hợp của tinh dầu của bạch đàn chanh (OLE), đây là hợp chất tự nhiên duy nhất được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công nhận là có tác dụng loại trừ muỗi. PMD có tác dụng tương đương với DEET nhưng an toàn hơn DEET, thường có tác dụng trong vòng 6 giờ.

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc diệt muỗi?

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng với thuốc diệt muỗi, trong đó đa phần liên quan đến cơ địa nhạy cảm của người sử dụng. Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể sẽ giải phóng histamin và các chất hóa học trung gian gây viêm như interleukins, cytokin, leukotrienes, prostaglandin gây ra các phản ứng dị ứng.

Bên cạnh đó, nếu thuốc diệt muỗi không đảm bảo chất lượng hay sử dụng không đúng cách (xịt thuốc không che chắn đồ dùng, đóng kín cửa, xịt quá nhiều,…) cũng thường gây dị ứng.

Các triệu chứng gặp phải khi dị ứng thuốc diệt muỗi:

Triệu chứng thường gặp nhất khi dị ứng thuốc diệt muỗi là ngứa, sau đó là nóng rát các vùng da nhạy cảm như mắt, tai. Nặng hơn là phát ban, bong và cháy da. Nếu vô tình nuốt phải thuốc diệt muỗi thì phản ứng sẽ nghiêm trọng hơn như buồn nôn, nôn, khó thở, run rẩy, chảy nước mắt. Rất hiếm trường hợp gây ra co giật.

Trẻ nhỏ dị ứng với thuốc diệt muỗi thường quấy khóc, khó chịu và gãi khắp người.

Các triệu chứng đôi khi tiến triển nặng hơn vào các ngày nắng nóng.

Cách xử lý khi hít phải thuốc diệt muỗi

Trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng với thuốc diệt muỗi nhất

Trong khi sử dụng thuốc diệt muỗi, nếu dùng không đúng liều lượng, không đúng quy trình sẽ không diệt được muỗi, thậm chí là làm cho người sử dụng bị dị ứng. Vì thế, để tránh gây ảnh hưởng không tốt để sức khỏe cũng như đảm bảo được hiệu quả khi diệt muỗi, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Ưu tiên các loại thuốc diệt muỗi chiết xuất từ thực vật. Nếu dùng loại có chứa DEET, nên lựa chọn nồng độ thấp.

  • Kiểm tra trước khi dùng: Xịt thử một lượng nhỏ và quan sát trong 24 giờ, nếu không gặp dị ứng có thể dùng tiếp.

  • Không xịt vào các vùng da đang bị tổn thương.

  • Trước khi xịt muỗi: Mở hết tất cả cửa (cửa ra vào và cửa sổ) để lưu thông không khí. Che đậy kỹ các vật dụng, thực phẩm trong nhà. Dọn dẹp gọn gàng các đồ dùng.

  • Khi phun thuốc xịt muỗi: Rời khỏi phòng hay khu vực xịt muỗi ít nhất 30 phút để tránh tiếp xúc và hít phải thuốc. Trẻ em, người già hay phụ nữ có thai nên ở ngoài ít nhất 1 – 2 giờ.

  • Sau khi phun thuốc: Lau dọn lại các vật dụng có tiếp xúc với thuốc.

  • Nếu vô tình xịt hay bôi thuốc diệt muỗi dính lên các vùng nhạy cảm như mắt, mũi, tai, miệng, vùng kín, nên rửa thật sạch với nước ngay lập tức.

Cách xử lý khi gặp phải dị ứng thuốc diệt muỗi

Theo hướng dẫn từ Bộ Y tế, khi gặp các triệu chứng của việc dị ứng thuốc diệt muỗi, nên thực hiện các điều sau:

  • Rửa vùng da bị dị ứng thật sạch với nước ngay lập tức. Khi sử dụng khăn lau, cần giặt thật sạch trước và sau khi dùng.

  • Không được chà mạnh hay gãi các vùng da đang bị dị ứng.

  • Không dùng các loại lá để đắp lên chỗ mẩn ngứa. Không dùng đá để chà hay chườm lên vùng da tổn thương.

  • Uống nhiều nước hay các loại nước ép hoa quả để giảm nhanh các triệu chứng dị ứng. Không tự ý dùng các thuốc chống dị ứng trong trường hợp này.

  • Nếu các phản ứng dị ứng không thuyên giảm sau 24 giờ hay trở nên nặng hơn như kích ứng mắt, khó thở, co giật,… (thường gặp ở trẻ nhỏ), nên đưa đến cơ sở y tế ngay để được bác sĩ xử lý kịp thời.

Cách xử lý khi hít phải thuốc diệt muỗi
Sử dụng thuốc diệt muỗi đúng cách để an toàn cho người dùng, tăng hiệu quả diệt muỗi

Các biện pháp phòng ngừa dị ứng khi sử dụng thuốc diệt muỗi

Một số lưu ý để phòng tránh dị ứng thuốc diệt muỗi: 

  • Để thuốc ngoài tầm với của trẻ em.

  • Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn trước khi sử dụng.

  • Không sử dụng quá nhiều.

  • Không bôi thuốc diệt muỗi vào mắt, mũi, miệng, vùng kín.

  • Không bôi thuốc diệt muỗi khi đang gặp phải các vấn đề về da như phát ban, cháy nắng, vẩy nến hay mụn trứng cá.

  • Nếu da dạy cảm, bôi thuốc diệt muỗi lên quần áo thay vì bôi lên da.

  • Khi sử dụng thuốc xịt muỗi, cần mặc áo che kín người và che kín đồ dùng trong nhà trước khi xịt.

Các biện pháp phòng tránh muỗi nếu bị dị ứng với thuốc diệt muỗi

Nếu trong gia đình có người dị ứng với thuốc diệt muỗi, cần áp dụng các biện pháp khác để phòng tránh và diệt muỗi như:

  • Mặc quần áo dài tay. Muỗi thường bị thu hút bởi nhiệt và quần áo tối màu, vì thế nên mặc quần áo sáng màu và ở nơi thoáng mát.

  • Loại bỏ các vùng đọng nước quanh nhà, tìm và diệt hết lăng quăng, bọ gậy.

  • Đậy kín các dụng cụ dùng để chứa nước. 

  • Dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, vứt bỏ phế liệu, phát quang bụi rậm quanh nhà.

  • Trồng các loại cây có tác dụng xua muỗi như húng quế, cúc vạn thọ, oải hương, bạc hà.

  • Nếu có các ao hồ trong vườn, cần sử dụng các dụng cụ sục khí.

  • Khi ngủ cần dùng màn chống muỗi, kể cả ban ngày.

  • Dùng vợt muỗi, cửa lưới chống muỗi hay đèn bắt muỗi.

  • Thay thế thuốc diệt muỗi bằng các chất khác an toàn hơn như tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tuyết tùng (Cedar oil), tinh dầu phong lữ (Geranium oil) và dầu đậu nành (Soybean oil). Lưu ý chỉ thoa những chất này lên những vùng da nguyên vẹn.

Cách xử lý khi hít phải thuốc diệt muỗi

Loại bỏ các vùng trũng nước, dọn dẹp nhà cửa để ngăn ngừa muỗi sinh sản

Việc sử dụng thuốc diệt muỗi chỉ là một cách để giảm nguy cơ bị muỗi đốt. Bộ Y Tế khuyến khích sử dụng các biện pháp phòng ngừa muỗi khác an toàn hơn như mặc quần áo dài tay sáng màu. Giảm thiểu tối đa việc để trẻ em, người già và phụ nữ có thai tiếp xúc với thuốc diệt muỗi vì đây là những đối tượng dễ bị dị ứng với thuốc diệt muỗi nhất. Ngoài ra, hãy loại bỏ các vùng đọng nước trong nhà vì đây là nơi muỗi sinh sản.

Phương Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp