Cách ủ vi sinh hiếu khí

Ủ hiếu khí là gì? Để tận dụng tối đa các hợp chất giúp phương pháp ủ hiếu khí có chất lượng tốt, hiệu quả và an toàn hơn trong sử dụng, quý đọc giả hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Phương pháp ủ hiếu khí được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới

=> Xem thêm phương pháp Ủ hoai mục là gì?

Phương pháp ủ hiếu khí là gì?

Phương pháp ủ hiếu khí là hợp chất hữu cơ đã được phân hủy và tái chế thành một loại phân bón để cải tạo đất, có rất ít nguy cơ gây độc cho thực vật. Khi sử dụng phương pháp ủ hiếu khí, các quy trình cần được kiểm tra giám sát chặt chẽ, đặc biệt, chúng ta không nên bỏ qua 4 yếu tố chính sau đây:

  • Carbon [năng lượng]: Trong quá trình oxy hóa sinh học, Carbon cung cấp nhiệt ở một mức độ phù hợp. Thông thường, vật liệu này chủ yếu có màu nâu và khô.
  • Nito: Sản sinh và phát triển nhiều khí hơn nhằm oxy hóa Carbon. Trong phương pháp ủ hiếu khí, Nito chủ yếu có màu xanh hoặc màu sắc của trái cây, rau – củ – quả và ẩm ướt.
  • Oxy: Giúp quá trình phân hủy diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
  • Nước: Giúp duy trì quá trình ủ mà không gây ra điều kiện kỵ khí.

Trong một số trường hợp, nguyên liệu ủ sẽ tạo ra các vi khuẩn có lợi với tốc độ cao giúp quá trình ủ được làm nóng nhanh chóng khiến nước bốc hơi và Oxy bị cạn kiệt. Điều này cần phải xử lý ngay để duy trì nhiệt độ cao [135° – 160°F / 50° – 70°C] cho đến khi vật liệu bị phá vỡ.

Ưu và nhược điểm của phương pháp ủ hiếu khí là gì?

Phương pháp ủ hiếu khí diễn ra trong điều kiện chứa nhiều Oxy. Quá trình này tiêu diệt nhiều vi sinh vật mầm bệnh của con người, thực vật hoặc các hạt cỏ dại để tạo ra CO2, nước, nhiệt và mùn. Vậy phương pháp này có những ưu và nhược điểm gì so với các phương pháp ủ khác?

Phương pháp ủ hiếu khí có thể thực hiện ở nhưng nơi có không gian nhỏ và hẹp

>>> Xem thêm Cách ủ rác nhà bếp không hôi

Ưu điểm của phương pháp ủ hiếu khí

  • Vi khuẩn gây bệnh, mầm bệnh nguy hiểm, hạt cỏ dại,… bị tiêu diệt trong môi trường nhiệt độ tăng cao.
  • Các vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy tạo thành CO2 và nước rất tốt cho thực vật.
  • Thời gian ủ hữu khí sẽ phụ thuộc vào từng loại phân hữu cơ khác nhau. Thông thường, vật liệu sẽ bị phân hủy hoàn toàn chỉ sau 20 – 45 ngày.

Nhược điểm của phương pháp ủ hiếu khí

  • Tốn khá nhiều thời gian vào việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố: Nhiệt độ, pH, độ ẩm,… Nếu không thực hiện tốt công đoạn này, quá trình ủ sẽ không thành công.

Gợi ý phương pháp ủ hiếu khí đạt hiệu quả cao

Để tạo ra những hợp chất hữu cơ tốt nhất, ngoài việc kiểm soát tốt các quy trình, chúng ta cần chuẩn bị một phương pháp ủ hiếu khí khoa học giúp mang lại hiệu quả cao và tránh làm lãng phí thời gian.

Chuẩn bị địa điểm ủ hiếu khí phù hợp

  • Chọn khu vực thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và sử dụng hợp chất [phân] hữu cơ.
  • Môi trường không bị ngập nước, khô ráo và thoáng mát.
  • Nên tận dụng không gian có nền đất hoặc nền xi măng, nơi có mái che để thực hiện phương pháp ủ hiếu khí hiệu quả hơn.
  • Thực hiện làm rãnh xung quanh giúp nước chảy vào hố gom, tránh nước từ đống ủ hiếu khí chảy ra ngoài khi tưới nước quá ẩm.
  • Diện tích nền khoảng: 3m2/ tấn phân ủ.

=> Xem thêm Xử lý rác hữu cơ bằng phương pháp ủ

Chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện phương pháp ủ hiếu khí

  • Sử dụng một phần phân gia cầm để cung cấp các vi sinh vật cần thiết khi bắt đầu ủ hiếu khí.
  • Sau đó, dùng một phần chất lót có độ xốp và có nguồn gốc từ thực vật như: rơm, trấu, cỏ khô,…] để không khí có thể lọt qua dễ dàng hơn.
  • Hỗn hợp ủ phải có độ ẩm khoảng 50% giúp vi sinh vật hữu ích hoạt động tốt hơn. Vì vậy, bổ sung nước khi cần thiết là rất quan trọng.

Làm đống ủ hiếu khí

  • Chúng ta có thể làm đống ủ xếp lớp, đánh luống hoặc ủ trong nhà.
  • Kích thước đống ủ: Chiều cao khoảng 1 – 1,2 m; chiều rộng khoảng 1,5 – 2 m; chiều dài sẽ tùy thuộc vào lượng phân và chất thải có nguồn gốc từ thực vật.

Nguyên liệu ủ được bố trí và sắp xếp theo 5 lớp nhỏ

>>> Xem thêm Ủ rác nhà bếp với trichoderma

Che đậy đống ủ hiếu khí

  • Sau khi làm xong đống ủ, chúng ta bắt đầu làm tấm che phủ bằng lá, bạt, bao tải dứa, nilon, mái lợp để giữ nhiệt, giữ ẩm và tránh mưa hoặc ánh nắng trực tiếp làm chết vi sinh vật.

Lưu ý: Nếu thời tiết quá lạnh, cần che đậy kỹ hơn để giữ nhiệt độ cho đống ủ hiếu khí.

Theo dõi quá trình ủ hiếu khí

Quá trình phân hủy của phương pháp ủ hiếu khí xuất hiện do hoạt động của vi sinh vật và en-zym có trong phân gia cầm.

Giám sát nhiệt độ

  • Trong vài ngày đầu, nhiệt độ tạo ra từ đống ủ có thể đạt 60oC đến 70o
  • Sau 7 – 10 ngày, nhiệt độ sẽ giảm dần xuống khoảng 50o Lúc này, chúng ta cần phải tăng nhiệt độ lên bằng cách đảo đống ủ lên và thêm một lượng nước phù hợp.
  • Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân 100oC, để khoảng 5 phút và theo dõi kết quả. Trường hợp không có nhiệt kế, chúng ta có thể dùng phương pháp dây thép dài [đường kính khoảng 2 – 3 mm], xiên sâu vào giữa đống phân ủ trong vòng 5 phút, sau đó lấy ra và nhanh tay chạm vào sợi dây. Nếu chạm được ít nhất 2 lần thì nhiệt độ khoảng trên 60oNếu có thể chạm 4 lần trở lên nhiệt độ sẽ ở khoảng dưới 50oC.

=> Xem thêm Mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Ðảo đống ủ hiếu khí

Đảo đống ủ hiếu khí giúp cung cấp đủ Oxy cho vi sinh vật phát triển thuận lợi hơn.

Thời gian ủ hiếu khí

Thời gian ủ từ 30 – 40 ngày.

Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp được phần nào những thắc mắc của quý đọc giả về phương pháp ủ hiếu khí. Để tiết kiệm thời gian và công sức, hiện nay Hành Tinh Xanh cung cấp các loại thùng ủ rác hữu cơ cho quá trình ủ phân dinh dưỡng diễn ra nhanh chóng, an toàn với môi trường. Chi tiết sản phẩm xin liên hệ đến trang web thungrachuuco.vn.

Men vi sinh [probiotics] đã được mô tả như là thành phần của một tế bào vi sinh vật mang lại tác dụng hữu ích trên vật chủ bằng cách cải thiện khả năng kháng bệnh, thúc đẩy sự tăng trưởng, sử dụng thức ăn và tình trạng sức khỏe, thông qua việc đạt được sự cân bằng vi khuẩn trong cả vật chủ và môi trường xung quanh. 

  • Chế phẩm vi sinh thường được tạo nên từ 3 thành phần:
  1. Các chủng vi khuẩn có lợi tham gia sử dụng và phân hủy các hợp chất hữu cơ như: Bacillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Clostridium sp, Lactobacillus sp, L.acidophillus, Streptococcus sp., Sacharomyces sp…
  2. Các loại enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…
  3. Chất dinh dưỡng sinh học để kích hoạt sinh trưởng ban đầu hệ vi khuẩn.
  • Về hình thức men vi sinh gồm có dạng nước và dạng bột [hay dạng viên], bình thường dạng bột có mật độ vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước.
  • Về chủng loại các chủng vi sinh vật được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay được chia làm 3 nhóm:
  1. Nhóm vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces... thường dùng trộn vào thức ăn, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường chuyển hóa và hấp thu thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm. Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm.
  2. Nhóm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus licheniformis, Bacillus sp... được dùng cải thiện nền đáy ao nuôi, cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loài vi khuẩn có hại, tảo độc từ đó làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm.
  3. Nhóm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis... dùng xử lý nước ao và nền đáy. Trong đó, một số chủng vi sinh vật sẽ làm tăng hàm lượng oxy, ổn định pH, phân hủy mùn bã hữu cơ, khử phèn, diệt tảo độc.

Tác dụng của của vi sinh trong nuôi tôm

Vi sinh có tác dụng trong ao nuôi tôm được thực hiện thông qua 2 cách: tạt xuống ao xử lý môi trường và trộn vào thức ăn.

+ Tăng nhanh vi khuẩn có lợi trong ao, gây tảo nhanh, không nhớt đáy, làm màu nước luôn ổn định và hạn chế tảo độc.

+ Phân hủy chất hữu cơ và cặn bã dưới đáy ao, giữ đáy ao luôn sạch.

+ Giảm hàm lượng khí độc NH3, NO2, H2S và giảm độ phèn trong ao nuôi.    

+ Tiết kháng sinh ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây hại.

+ Ổn định đường ruột, giúp tôm tiêu hóa tốt lượng thức ăn, ngăn ngừa bệnh.

+ Kích thích sự phát triển vi sinh vật có lợi, tạo nguồn thức ăn tự nhiên, oxy, khiến hệ số chuyển đổi thức ăn thấp.

Cách sử dụng men vi sinh hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vi sinh và chế phẩm sinh học, do đó để đảm bảo sản phẩm có vi sinh, sử dụng hiệu quả thì phải nắm rõ đặc điểm mỗi nhóm, cách nhận biết, cách sử dụng, bảo quản, yếu tố môi trường ảnh hưởng…nhằm đảm bảo tiết kiệm và sử dụng tốt nhất.

Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nên tiến hành ủ vi sinh, việc ủ giúp hoàn nguyên bào tử và làm tăng mật số lợi khuẩn, bù đắp số lượng probiotic sụt giảm có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, lưu hành sản phẩm. Tăng sinh men vi sinh có 2 cách, ủ yếm khí [đậy kín] và nhân sinh khối có cung cấp oxy hòa tan, tùy theo nhóm vi sinh yếm khí hay hiếu khi mà ta tiến hành ủ.

- Nhóm vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces...

  • Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nên tiến hành ủ yếm khí men [Zym Thaid]trộn thường xuyên vào thức ăn: 1kg đường cát vàng+ 100g muối hạt + 18 lít nước + 300g ZymThaid. Ủ sau 24 giờ, lấy nước trộn vào thức ăn [1 lít nước/ 7 kg] còn riêng men tiêu hóa SH zyme thì trộn trực tiếp vào thức ăn.

Đặc biệt để xúc tác cho quá trình phân hủy tinh bột, cacbon hydrat tạo ra các thành phần vitamin, khoáng, peptide sinh khả dụng và các enzyme [Protease, Lypase, Amyllase,…] có trong cám gạo là dinh dưỡng rất tốt để tảo khuê, lục và thức ăn tự nhiên phát triển.

  • Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nên tiến hành ủ yếm khí men VS-AEC với cám gạo để gây màu nước và thức ăn tự nhiên: 6kg mật đường + 100lít nước + 20kg cám gạo + 454g men VS-AEC. Ủ sau 24 giờ, tạt trực tiếp xuống ao cho 5000m2.

- Nhóm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus licheniformis, Bacillus sp..

  • Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm vi sinh nên tiến hành nhân sinh khối [ủ hiếu khí - sục oxy] bằng cách: 100g vi sinh gốc [BZT hay Zp-Us], 100 lít nước, 3kg mật đường, 1kg bột đậu nành hay cám gạo, 200g khoáng chất và sục khí sau 24h.

- Nhóm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis...

  • Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nên tiến hành nhân sinh khối [ủ hiếu khí - sục oxy] bằng cách: 100g vi sinh gốc [BZT hay Zp-Us], 100 lít nước, 3kg mật đường, 1kg bột đậu nành hay cám gạo, 200g khoáng chất vi lượng [Phospho, NH4Cl] và sục khí sau 24h [đối với Nitrosomonas, Nitrobacter, Bacillus], riêng vi sinh VS 01, EMC để nơi có ánh sáng tốt 2h sau đó tạt xuống ao.

- Cách nhận biết sản phẩm có vi sinh

  •  Nhận biết bằng cảm quan: vi sinh sau khi ủ có mùi thơm, chua, màu thay đổi vàng nhạt so với mật đường, trào và sủi bọt và đặc biệt nước trong nhân sinh khối pH4mg/l.

  • Độ kiềm, độ mặn: độ kiềm [80-120mg/l], mặn quá cao có thể gây chết hoặc ức chế sinh trưởng của vi sinh.

  • Tránh dùng hóa chất [Chlorine, BKC, Iodine, thuốc tím,…] khử trùng nước khi đang sử dụng men vi sinh.

  • Không trộn men vi sinh khi đang điều trị bằng thuốc kháng sinh.

CT CP TMDV ĐT Âu Mỹ [AEC] bảo lưu QTG.

ThS. Hoàng Tuấn.

Xem thêm các sản phẩm và cách sử dụng hiệu quả tại đây >>

Bạn có thể tìm kiếm thêm:

Vi sinh trong nuôi trồng thủy sản | Sử Dụng Men Vi Sinh Đúng Cách | Vi sinh thủy sản | Lợi ích của chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản | Vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản | Ứng dụng vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản

  • Hotline 1900272733

  • Youtube

  • Facebook

Video liên quan

Chủ Đề