Cách làm bài văn biểu cảm về người thân năm 2024

Trong những loài cây đặc trưng của Hà Nội. Cây bàng có riêng tiếng nói của mình, mỗi mùa có tiếng ca riêng độc đáo, dáng hình không thể trộn lẫn vào cả vòm cây xanh.

Hà Nội có những màu xanh đặc trưng, vừa quý giá như: Sấu tròn tán bốn mùa thường xanh, xà cừ hay đổ nhưng lực lưỡng như lực sĩ, sung sức nên nhiều bóng mát. Sao đen thẳng vút thách thức cùng bão tố. Hoa sữa ngào ngạt đêm thu, mùa đông lại tự treo mành. Cây sưa (xin đừng nhầm là cây sữa) hoa nở trắng ngần. Tháng giêng tuy ít ngày nhưng lộng lẫy khó loài nào dám thi cùng sắc đẹp. Cây cơm nguội đẹp trong màu vàng lá. Liễu buông tóc thướt tha vào bờ nước Hồ Gươm, với dáng si tình... rồi bằng lăng tím, hoa phượng đỏ…

Còn một màu cây khác, mang riêng tiếng nói của mình, mỗi mùa lại có tiếng ca riêng độc đáo, có dáng hình không giống một ai. Đó là cây bàng.

Rặng bàng Khâm Thiên đã đứng vững qua đêm bom B52 hủy diệt ngày 26 tháng 12 năm 1972, nay càng xanh tốt trải tán, mát rượi những trưa hè của cái phố chang chang đi đúng một đường từ đông sang tây nên còn được gọi là phố xích Đạo. Phố Quán Thánh không nhiều, nhưng bàng đã cổ thụ điểm xuyến vào những tầng cây khác, bền gan trăm năm che bước cho người vào đền thờ Huyền Thiên Trấn Võ tịch mịch rêu phong, như chuẩn bị thêm cho lòng người một chút Lão Tang mơ hồ huyền thoại…

Vườn hoa Chí Linh có mấy chàng bàng khổng lồ ở đều bốn chung quanh nhà đèn từ đầu thế kỉ. Tiếc, khoảng đầu những năm 80 có một trận rét ghê hồn, tàn bạo hơn bom đạn, làm chết nổi cá rô phi Yên Sở và nó đã đánh gục một chàng bàng và thui chột một chàng khác, nên nay qua đây, vẫn còn thấy một khoảng trống, một nỗi vắng tênh trên bãi cỏ xanh như một người xa quên về. Xung quanh Hồ Gươm, cây bàng chịu thân thiểu số, kể cả màu hoa không rực rỡ, làn hương không, ngát thơm. Phía bờ tây có ba cây, sân nhà Thủy Tạ một cây, trước cửa Rạp Múa Rối hai cây gần đền Bà Kiệu xuôi chút ít thêm ba cây gầy guộc.

Có lẽ một phố từng có rặng bàng đẹp nhất, thân cứ nghiêng ra phía mặt đường giao cành, khép tán để hào phóng thêu bóng rợp xuống vai người, những thế hệ gái trai sinh ra sau những khoa thi đầy lều chõng với quan chủ khảo, để điệu coi thi. Đó là phố Tràng Thi, mang cái tên vang vọng những anh khóa, thầy đồ phút chốc thành ông Tú, ông Cử, ông Khôi Nguyên, nay chỉ còn thư viện và nơi chữa bệnh cùng nhiều cửa hàng, cửa hiệu... Tràng Thi đã có nhiều nhà cao tầng và đôi bên rặng bàng cũng phần nào bị thời gian khuất phục, và cả bọn mọt sâu cũng hành hạ khiến nhiều thân bàng chịu số phận hẩm hiu, đành có cây khác đến thế chỗ như cơm nguội, nhột…

Ngoài mấy phố chính ấy thì bàng cũng còn thưa thứt đó đây ở một vài nơi lẻ tẻ, hoặc làm lọng che sân trường, hoặc chen vào giữa màu xanh khác.

Nguyễn Đình Thi có bài thơ đã phổ nhạc, có câu: “Gặp em trên cao lộng gió - Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ...” không hiểu thứ lá đỏ ấy là lá cây gì, trút lá ra sao, có phải là cây bàng của Trịnh Công Sơn “Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ...” hay không?

Cây bàng cũng là những công dân của Hà Nội, một loại công dân đặc biệt, mỗi mùa cần một thứ trang phục và điểm trang riêng, không chịu quanh năm chỉ một sắc màu nhàm mắt. Hãy bắt đầu nhớ tới mùa xuân có mưa bay lất phất, thứ mưa làm nao lòng người đi xa Hà Nội. Những tán bàng khẳng khiu tưởng như cằn cỗi hết nhựa sống, chỉ còn chờ một hôm nào đó “ra đi”, bất chợt một hôm bừng mắt, ta gặp những tán bàng cao thấp như chiếc chân nến khổng lồ, ai đã châm lên ngàn vạn ngọn nến xanh, lập lòe rung rinh thắp vào hồn ta niềm lộc mới.

Tàn xuân, nắng mới, giao mùa. Từ những ngọn nến xanh đã xòe bung màu áo quan lục mới này, loáng ướt. Lá chen lá, cành chen cành. Tán cao tán thấp như cây khế khổng lồ được tạo tạc bởi tay mẹ thiên nhiên cho bóng nắng tự ru mình trong gió dập dờn, mơn man da thịt khi ta đi dưới màu rợp mát. Lá bàng to bản, hình phiến, mang dáng trứng ngược, nên nắng đành thua, không như cây hoa phượng thưa thớt, mỏng manh để nắng vẫn lọt xuống vai người.

Mùa thu trữ tình Hà Nội đầy say đắm, lá bàng vẫn mướt như một loại sa tanh mà mỗi đầu cành lá đã chi chít những chùm quả chín vàng, bất chấp loài sâu róm làm thủng lá, có lúc trêu người, cây thả lộp bộp xuống vai người những quả bàng tròn mọng, rồi lăn lóc trên hè phố. Tuổi thơ ai chẳng thích ăn quả bàng đào, bàng mỡ, thoảng thơm. Quả bàng ngọt chìm trong chát, chát tan vào ngọt sẽ thành kỉ niệm tuổi học trò đuổi nhau tranh một quả bàng không thể quên mái tóc rạp trễ tràng trên chiếc lưng thon người bạn gái.

Những ngày cuối năm, rét ngọt nắng hanh hay căm căm mưa bụi, mỗi cây bàng mang một tâm sự kín thầm không biết san sẻ cùng ai, nên phải gửi những trang thư đỏ cho trần gian, từng trang cứ bay, cứ rơi khiến cành khô kia đau nỗi đau chia biệt mỗi chiếc lá ra đi. Có lúc ta nhặt được một lá thư đỏ ấy, cầm trong tay vô tình, lau đi lau lại làm nó bóng lộn như một mảnh sơn mài, không thể vứt đi phải mang về ép vào trang sách làm cái đánh dấu trang đang đọc dở.

Bài văn biểu cảm về người thân là một trong những đề bài rất hay gặp trong chương trình ngữ văn. Trường Edison xin gửi tới bài văn gợi ý của đề bài biểu cảm về người thân – bài tập văn lớp 7. Hy vọng rằng qua việc tham khảo bài mẫu, các em có thể tạo ra bài văn hay của riêng mình.

I. Hướng dẫn soạn bài:

Trước tiên, các em phải xác định đối tượng để viết. Người thân trong gia đình có thể là ông, bà, bố mẹ hoặc anh chị em. Em nên chọn những người em yêu quý nhất, có nhiều kỷ niệm với em.

Phương thức biểu đạt chính của bài văn là biểu cảm, có thể kết hợp với miêu tả và tự sự để bài văn thêm phần sinh động, hấp dẫn.

Cách làm bài văn biểu cảm về người thân năm 2024

“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi. Và mẹ em chỉ có một trên đời…”

Trên đời này không có gì trân quý, ấm áp, thiêng liêng bằng tình mẹ. Thật may mắn cho tôi khi có mẹ ở bên, yêu thương và chăm sóc. Mẹ là người tuyệt vời nhất thế gian, cũng là người mà tôi yêu và quan trọng nhất với tôi trong cuộc đời.

Năm nay tôi lên lớp 7, cũng là lúc mẹ tròn tuổi 40. Năm tháng qua đi nhanh quá, mới ngày nào tôi còn chập chững, mới ngày nào mẹ còn là một cô gái trẻ xinh đẹp. Vậy mà giờ đây, mẹ đã đi gần nửa cuộc đời, nỗi lo toan cuộc sống đã khiến mẹ già đi nhiều. Làn da mẹ sạm đi vì nắng, khuôn mặt nhỏ nhắn xuất hiện nhiều vết nám, khóe mắt có nhiều vết chân chim. Ngắm nhìn những bức hình thời trẻ của mẹ, làn da trắng xinh, đôi mắt đen nhánh to tròn, ánh lên sức xuân hồng của người thiếu nữ, tôi mới biết thời gian và nỗi vất vả đáng sợ thế nào. Dáng mẹ nhỏ nhắn nhưng lại gánh trọn trên vai những bộn bề cuộc sống, lo cho chồng, cho con, vun vén gia đình.

Tóc mẹ dài chạm eo, đen nhánh và mềm mượt. Tôi chẳng bao giờ thấy mẹ xõa tóc điệu đà, cũng không uốn, nhuộm như người khác. Mẹ luôn búi gọn sau gáy để tiện làm việc. Mẹ bảo mẹ muốn giữ mái tóc truyền thống, tự nhiên và đơn giản nhất. Mái tóc tự nhiên như các bà, các cô thời xưa cũng đẹp không thua kém kiểu mốt hiện đại bây giờ. Tôi thấy yêu những nét đẹp mộc mạc, đơn thuần từ ấy.

Tôi yêu nhất là nụ cười của mẹ, dịu dàng và bao dung. Mẹ trông xinh đẹp nhất mỗi khi cười tươi. Nhưng vì cuộc sống nhiều vất vả, mẹ tôi ít khi được thoải mái vui cười. Khi mẹ vui nhất có lẽ là khi thấy tôi ăn ngon, ngủ ngon, học hành giỏi giang, nghe lời mẹ dạy. Mẹ bảo mẹ không cần giàu sang vật chất, không cần quần là áo lượt, mẹ chỉ mong con mẹ được đủ đầy, chăm lo học hành, trở thành người có ích cho xã hội. Đối với con, mẹ là nguồn sống, là chỗ dựa niềm tin. Còn đối với mẹ, con chính là cả thế giới.

Mẹ là người luôn giản dị và khiêm nhường. Mỗi năm, mẹ chỉ mua quần áo mới vào những dịp đặc biệt như Tết, hay khi vào đông, vào hè. Áo quần mẹ mua cũng là đồ bình dân, không phải đồ sang, đồ hiệu. Mẹ tiết kiệm từng li từng tí với bản thân nhưng chưa bao giờ để tôi phải thiếu thốn một thứ gì. Tất cả quần áo, sách vở, đồ ăn thức uống của tôi mẹ luôn chăm lo đầy đủ, chọn những món đồ tốt nhất có thể.

Tôi còn nhớ như in ngày mẹ dẫn tôi đi nhập học Trung học cơ sở. Trong cái sự nhộn nhịp cờ hoa, áo quần tươm tất sang trọng của nhiều người khác, mẹ tôi vẫn bộ đồ giản dị thường ngày. Mẹ sợ tôi buồn và chạnh lòng vì mẹ không ăn diện nhưng tôi không thấy thế. Tôi chỉ thấy thương mẹ nhiều hơn. Mẹ của con có thể không sang trọng, không đẹp bằng người ta nhưng với con, mẹ là người tuyệt vời nhất. Tình yêu của mẹ dành cho con làm con thấy quý trọng và hãnh diện hơn tất thảy những thứ xa hoa nào khác.

Mẹ tôi có tính cách dịu hiền bởi lẽ vậy nên tôi rất ít bị mẹ mắng. Mẹ dạy tôi theo một cách riêng của mẹ, dịu dàng mà sâu sắc. Trong gia đình tôi, rất ít khi có tiếng cãi vã vì mẹ tôi chính là người giữ lửa, giữ bình yên hạnh phúc cho gia đình. Nhiều lúc, tôi quan sát mẹ và thầm nghĩ mẹ tài tình thật đấy. Mẹ như một nhạc trưởng vậy, có thể điều chỉnh được mọi câu chuyện trong gia đình, hạ hỏa khi bố nóng nảy hay động viên khi con lo lắng, bất an. Bởi vậy, ở bên mẹ tôi cảm thấy thật bình yên và hạnh phúc.

Có nhiều lần tôi mắc lỗi, mẹ không dùng đòn roi, không quát mắng nặng lời mà kiên nhẫn hỏi tôi lý do vì sao tôi làm như thế. Mẹ giảng giải cho tôi hiểu thế nào là đúng, là sai. Không roi vọt, không quát tháo, chỉ nhẹ nhàng thế thôi nhưng tôi không bao giờ dám tái phạm nữa. Và không biết từ khi nào mà mẹ đã trở thành hình tượng mà tôi mong muốn trở thành trong tương lai.

Mẹ là một phần của cuộc sống của tôi. Có những ngày mẹ đi vắng, chỉ có hai bố con ở nhà, tôi lại cảm thấy thật khó khăn và buồn bã. Bữa cơm hàng ngày không có tiếng mẹ ân cần hỏi han, những đêm học bài khuya không thấy bóng mẹ ngồi đợi. Góc nhà, khoảng sân vẫn thế, bên hiên nhà những chú chim vẫn hát ca vui vẻ nhưng sao bố con tôi thấy thật buồn và trống vắng. Tôi thấy may mắn và biết ơn khi có mẹ, thấy thương hơn cho những ai không được cảm nhận tình thương của mẹ.

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, điều tôi có thể làm để báo đáp công ơn trời biển của mẹ chính là quyết tâm học hành. Tôi tự hứa với lòng rằng phải học tập, rèn luyện thật tốt để bản thân nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại niềm vui cho mẹ, trở thành niềm tự hào của gia đình mình.

Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý, không gì có thể sánh bằng. Tình cảm diệu kỳ ấy đã nuôi dưỡng biết bao con người trưởng thành. Sự hy sinh mà mẹ đã dành cho tôi không ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Tôi thầm biết ơn vì đã có mẹ ở trên đời, có thể ngày ngày ở bên và yêu thương mẹ.