Cách kiểm tra điện thoại sau khi bị rơi

Lâu nay, tình trạng smartphone rơi xuống nước luôn làm đau đầu người dùng. Bởi dù có tự mình “cấp cứu” được hay không, phần lớn smartphone sau đó đều phải mang đi sửa chữa. Mà nguyên nhân gây hỏng hóc chính là hơi nước đã ngấm vào bảng mạch.

Điều đầu tiên người dùng có thể nghĩ tới chính là đem máy đi bảo hành. Thế nhưng, hầu hết các nhà sản xuất đều không chấp nhận bảo hành rơi xuống nước, ngay cả với các smartphone chống nước. Nói cách khác, một khi điện thoại gặp sự cố này, chúng ta sẽ phải bỏ tiền túi ra sửa.

Điều đáng nói là chi phí sửa chữa smartphone rơi xuống nước khá tốn kém. Trường hợp hỏng hóc nặng, thợ sửa chữa có thể phải thay thế toàn bộ bảng mạch phía trong. Còn trên thực tế, hiếm có người dùng nào dám nhận điện thoại bị rơi nước khi đem đi bảo hành.

Miếng giấy quỳ màu trắng được đặt trong điện thoại

Ảnh: Chụp màn hình

Thế nhưng, việc từ chối trách nhiệm làm rơi điện thoại xuống nước cũng chẳng thể qua mặt được công nghệ này. Cụ thể, các smartphone sản xuất từ năm 2006 trở đi đều được đặt một miếng giấy quỳ bên trong, với nhiệm vụ phát hiện điện thoại thấm nước.

Ở đây, tính chất của giấy quỳ chính là mấu chốt của vấn đề. Ban đầu, miếng giấy quỳ sẽ có màu trắng. Nhưng một khi tiếp xúc với nước, hoặc hơi nước, miếng giấy sẽ lập tức ngả sang màu đỏ. Ngay cả khi sấy khô, giấy quỳ cũng không thể trở lại màu trắng.

Nói tóm lại, nhờ có miếng giấy quỳ, giới thợ sửa chữa sẽ dễ dàng xác định được smartphone đã bị rơi xuống nước hay chưa.

Tin liên quan

Phải làm gì khi điện thoại bị rơi xuống nước? hãy cùng tham khảo cách khắc phục tình trạng điện thoại bị rơi xuống nước này.

1. Không sử dụng máy sấy tóc trong bất kỳ tình huống nào

Mặc dù máy sấy tóc là vật dụng rất phổ biến trong việc làm khô nước. Tuy nhiên với điện thoại ướt, không phân biệt bạn đặt máy sấy tóc ở chế độ nóng hay lạnh, tác dụng của máy sấy tóc sẽ chỉ là đẩy nước đi chứ không phải là lấy nó ra. Nước có thể đi sâu vào trong các thành phần điện khác của điện thoại dẫn đến ăn mòn và hư hại thêm.

Đó là lý do chúng tôi mách bạn nên dùng máy hút bụi để làm việc này. Hãy nhớ: Không sử dụng bất kỳ loại máy thổi khí, máy nóng lạnh hay bất kỳ thứ gì có thể khiến đẩy nước vào sâu bên trong.

2. Làm khô

Bạn nên đặt hướng màn hình lên phía trên. Trọng lực sẽ ngăn không cho nước đọng lại ở bên trong màn hình. Sau đó sử dụng các dụng cụ cần thiết để mở điện thoại, lấy một miếng vải mềm hoặc khăn giấy khô để hút nước bằng cách chấm nhẹ vào vùng đang bị ẩm ướt trong máy.

Bạn đừng lau quá vội vì có thể làm nước “lây lan” ra những khu vực khác, khiến cho máy bị ảnh hưởng nhiều hơn. Độ ẩm làm ăn mòn các mạch bên trong điện thoại, vì vậy bạn hãy cố gắng để làm máy khô nhất có thể.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn, hãy dùng máy hút bụi để hút nước ra khỏi các khe hở cũng như từ các bảng mạch. Bạn có thể dùng máy hút bụi để thực hiện ngay khi máy bị dính nước.

3. Tháo pin và tắt nguồn ngay lập tức

Nếu điện thoại của bạn sử dụng pin có thể tháo rời, khi điện thoại dính nước cần nhanh chóng mở nắp lưng và tháo pin ra khỏi máy. Nếu Smartphone của bạn là loại không thể tháo pin thì cần tắt nguồn máy ngay lập tức để tránh những tác hại có thể xảy ra.

Hãy nhớ rằng trong bất kỳ trường hợp nào bạn đều phải nhanh chóng tháo pin và tắt nguồn, nếu không máy rất dễ xảy ra ngắn mạch, dẫn đến hỏng máy.

4. “Vùi” điện thoại trong gạo

Gạo là thứ gần như chắc chắn trong nhà bạn có rồi đúng không? Đây cũng là loại hạt có tính chất thấm nước khá tốt. bạn có thể vùi điện thoại và pin trong hộp gạo kín ít nhất 3 ngày, cất giữ trong gạo sẽ giúp tăng cơ hội “hồi sinh” cho điện thoại. hãy chú ý đến các góc màn hình, đến khi không còn hơi ẩm đọng lại ở các góc nữa. Ngoài ra, bạn cũng cần cẩn thận một chút để đảm bảo các hạt gạo không lọt vào bên trong nhé.

5. Tháo tất cả phụ kiện

Không chỉ pin, bạn nên tháo hết các phụ kiện khác trên máy như thẻ SIM, khay SIM, thẻ nhớ và cả những vỏ bảo vệ, ốp lưng của máy nữa. Điều đó giúp có thêm khoảng trống cho không khí làm khô thiết bị. Hãy nhẹ nhàng lắc để nước ra khỏi các lỗ, các cổng kết nối.

6. Cuối cùng thử kiểm tra

Sau khi bạn đã làm khô điện thoại, hãy lắp pin và các phụ kiện điện thoại khác vào và bật nguồn. Nếu điện thoại khởi động bình thường thì nó đã bình an vô sự. Nếu thấy không lên nguồn, hãy thử sạc trong một vài phút hoặc thay viên pin khác. Tất cả mọi biện pháp nếu không giúp chú dế “hồi sinh” thì có lẽ bạn nên sắm cho mình một chiếc điện thoại khác.

Bị dính nước là một sự cố rất không tốt cho các thiết bị điện tử nói chung và điện thoại nói riêng. Những thiệt hại do nước thường khá nghiêm trọng và phức tạp. Điều quan trọng nhất là bạn cần cẩn thận hơn khi sử dụng, hoặc nếu không tốt nhất hãy sắm cho mình những chiếc smartphone có thể chống nước.

Trong những lúc vội vã và bất cẩn, chúng ta có thể vô tình làm rơi điện thoại vào nước. Nếu bạn đang sử dụng điện thoại có tính năng chống nước thì không sao, nhưng nếu điện thoại của bạn vẫn “uống” nước như thường thì không ổn rồi. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự gặp phải tình trạng như vậy, không được hoảng đâu nhé! Trong trường hợp này, bạn hãy cứ bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn dưới đây.
Cách giữ điện thoại an toàn trong mùa mưa Dù cho điện thoại của bạn có tính năng chống nước hay không, bạn vẫn luôn phải thận trọng trước những ngày mưa lớn như “thác đổ” này nhé. Đặc biệt, hãy lưu ý thật kỹ những chi tiết sau đây: - Đóng kĩ các cổng như khe SIM, khe cắm thẻ nhớ, cổng Micro USB… trước khi cho máy tiếp xúc với nước. - Hạn chế tối đa việc để điện thoại tiếp xúc với nước biển hoặc các loại nước có độ ăn mòn cao vì chúng có thể gây hư hỏng các bộ phận bên trong ngay lập tức và khó mà sửa chữa được.

Ngoài ra, đối với các điện thoại không có khả năng chống nước nhưng vẫn muốn dùng để chụp ảnh dưới nước hay dưới mưa, thì tốt nhất bạn nên dùng “áo giáp” cho điện thoại là túi chống nước nhé. Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm tra thật kỹ độ kín của túi, hãy thử đi thử lại nhiều lần để đảm bảo rằng nước sẽ không lọt được vào chiếc túi này. Điều này là quan trọng lắm đấy nhé!


Phải làm gì khi điện thoại rơi vào nước? Nếu sau bao nhiêu sự phòng vệ đó mà chẳng may điện thoại của bạn vẫn bị rơi xuống nước, điều đầu tiên bạn cần làm là phải bình tĩnh lấy thiết bị ra khỏi nước và thực hiện theo những bước hướng dẫn sau đây.

Bước 1: Tắt nguồn điện thiết bị nhanh nhất, vì tắt nguồn điện thoại sẽ giúp cho chúng tránh bị chạm, chập các linh kiện bên trong. Đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng, nếu bạn thực hiện bước này càng nhanh thì chiếc điện thoại của bạn sẽ có khả năng sống sót càng lâu đấy.

Tắt nguồn nhanh nhất có thể là cách giúp bạn cứu nguy cho chiếc điện thoại của mình

Bước 2: Bạn hãy cẩn thận tháo tất cả các bộ phận quan trọng trong máy như pin, SIM, thẻ nhớ ra. Đối với những chiếc điện thoại nguyên khối, việc bạn cần làm là tháo khe cắm SIM ra và nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm và xử lý những bước tiếp theo.

Bạn nên tháo tất cả các thiết bị ra và đặt ở nơi khô ráo

Bước 3: Bạn dùng máy hút bụi để làm khô điện thoại. Những bộ phận khe, rãnh, hay loa của điện thoại cần được hút kĩ càng và cẩn thận hơn, vì nước sẽ lọt vào những nơi này rất nhiều.

Máy hút bụi sẽ giúp bạn sấy khô điện thoại

Bước 4: Bạn đặt điện thoại vào tủ hút ẩm từ 24 tiếng đến 48 tiếng để được làm khô hoàn toàn. Trong trường hợp không có tủ hút ẩm, bạn có thể sử dụng gạo thay thế với thời gian lâu hơn, trong tầm 72 tiếng.

Bạn cùng thể dùng gạo thay cho túi hút ẩm Bước 5: Sau khi đã thực hiện xong việc hút ẩm, bạn có thể lắp lại điện thoại, cắm sạc vào máy một lúc và thử bật nút nguồn. Nếu như điện thoại bạn không hoạt động như bình thường, không có tín hiệu nhận nguồn điện thì có lẽ bạn cần mang máy đến cửa hàng sửa chữa để được thợ chuyên dụng hỗ trợ. Lưu ý: - Bạn không nên vẩy, lắc điện thoại với hy vọng nước sẽ lọt ra, vì điều này sẽ chỉ khiến cho nước lọt vào máy sâu hơn. - Có nhiều người sử dụng máy sấy tóc thay cho máy hút bụi, nhưng điều này là hoàn toàn không đúng nhé. Vì nhiệt độ của máy sấy khá cao, có thể làm hỏng các linh kiện bên trong điện thoại, khiến cho chiếc điện thoại của bạn càng bị hỏng trầm trọng hơn. Bạn hãy lưu ý kỹ vấn đề này nhé. - Khi đặt điện thoại vào trong thùng gạo, bạn không cần phải dùng gạo lấp lên trên điện thoại, vì điều này có thể khiến cho các hạt bụi trong gạo bám vào những linh kiện phía trong. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên đặt điện thoại ở phía trên bề mặt gạo, như vậy là ổn rồi đấy!

Video liên quan

Chủ Đề