Cách khám phụ khoa như thế nào

Khám phụ khoa là một việc cần thiết đối với bất kỳ chị em phụ nữ nào. Có rất nhiều chị em thường băn khoăn không biết khám phụ khoa bao gồm những gì, quy trình ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn.

1. Tại sao phải khám phụ khoa?

Phụ khoa là từ dùng để chỉ những bộ phận liên quan đến cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cơ quan sinh dục dưới [âm hộ, âm đạo, cổ tử cung] và cơ quan sinh dục trên [tử cung, tai vòi và buồng trứng].

Các cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp lại đảm nhiệm chức năng mang thai, sinh con, bởi vậy đây là điều kiện dễ khiến phụ khoa mắc bệnh viêm nhiễm. Các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, ẩm ướt, mùi hôi ở bộ phận sinh dục nữ nếu không được chữa trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, vô sinh hoặc ung thư tử cung. Vì vậy, khám và loại bỏ các bệnh phụ khoa luôn là việc làm cần thiết đối với mỗi người phụ nữ.


Thăm khám phụ khoa khi có những biểu hiện bất thường

2. Khám phụ khoa bao gồm những gì?

Thực chất, khám phụ khoa là khám tổng quát toàn bộ các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ, bao gồm kiểm tra tổng quan và kiểm tra, khám xét bên ngoài vùng kín, khám âm đạo, tử cung, cổ tử cung và buồng trứng…các bộ phận liên quan cơ quan sinh sản.

Kiểm tra tổng quát: Bác sĩ tiến hành lấy thông tin về chiều cao, cân nặng, huyết áp, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, tiền sử bệnh lý làm cơ sở chẩn đoán, đưa ra phác đồ thăm khám cụ thể hơn.

- Khám cơ quan sinh dục: Kiểm tra nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé, vùng mu, tầng sinh môn,... giúp phát hiện dấu hiệu bất thường. Trong quá trình kiếm tra, nếu nghi ngờ mắc bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…để phát hiện chính xác tình trạng.


Khám phụ khoa bao gồm những gì khi đến khám 

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt đã được bôi trơn vào trong âm đạo, tử cung để quan sát kỹ hơn các dị dạng ở cơ quan sinh dục, tử cung nếu có. Nếu phát hiện tổn thương, bác sĩ sẽ lấy một ít dịch từ cổ tử cung để xét nghiệm xem có chứa dịch khuẩn, hay có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung không.

- Khám trực tràng: Ở bước này, bác sĩ phụ khoa sẽ sử dụng một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn đưa vào trực tràng để kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, kiểm tra có khối u nào không. Ngoài ra, thực hiện một số xét nghiêm khác.

- Khám vùng ngực: Khám vú là bước quan trọng giúp phát hiện những bất thường ở tuyến vú, đặc biệt là ung thư vú. Các bệnh nhân sẽ phải tiến hành siêu âm nếu phát hiện có khối u sau khi kiểm tra vùng vú, xương đòn và nách.

- Khám vùng bụng: Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng dưới của bạn để kiểm tra xem hình dạng, kích thước và vị trí tử cung, kiểm tra xem buồng tử cung có mở rộng không, có khối u nào không.

Ngoài ra, có thể làm một số các xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch cổ tử cung...

Theo lời khuyên của các bác sĩ khoa sản phụ khoa, chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo loại trừ các bệnh một cách triệt để nhất. Độ tuổi phù hợp để khám phụ khoa là từ 21 tuổi hoặc sau 3 năm kể từ khi có quan hệ tình dục lần đầu.

Từ ngày 01/12 - 31/12 , khi thăm khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, các chị em sẽ được hưởng ngay ưu đãi

- Giảm 25% phí dịch vụ phẫu thuật điều trị u xơ tử cung/u nang buồng trứng và các bệnh lý phụ khoa khác.

- Miễn phí khám


Các chị em điều trị viêm lộ tuyến, ngứa vùng kín, bệnh phụ khoa có thể thăm khám bác sĩ chuyên khoa phụ sản, theo dõi tình hình bệnh và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa, phòng tránh các nguy cơ mà bệnh có thể mang lại. Mọi thông tin xin vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 và Hotline 091 585 0770 hoặc đăng ký qua //viemlotuyen.baosonhospital.com/
>>> xem thêm: viêm lộ tuyến tử cung 

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cơ quan sinh dục nữ. Tuy nhiên đi khám phụ khoa có đau không là lý do khiến nhiều chị em chần chừ, e ngại. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ giải đáp thắc mắc và đưa ra những thông tin liên quan.

1. Tại sao cần khám phụ khoa?

Bệnh phụ khoa là khái niệm đã không còn xa lạ với các chị em phụ nữ. Đây là vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nguy cơ sẽ càng cao.

Hiện nay tỷ lệ phụ nữ mắc các căn bệnh phụ khoa ngày càng có xu hướng gia tăng. Ở Việt Nam có đến 90% phụ nữ đã từng ít nhất 1 lần mắc các bệnh lý liên quan. Đây là tỷ lệ rất cao và đáng báo động.

Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh phụ khoa đang ngày càng tăng cao

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để có thể chủ động nắm bắt được tình trạng sức khỏe bản thân cũng như bệnh lý của mình. Thực tế chúng ta không thể lường trước được bệnh tật sẽ đến vào thời điểm nào, do vậy phòng bệnh vẫn là cách hiệu quả nhất. Chị em có thể chủ động đi kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần.

Khám phụ khoa giúp bác sĩ tầm soát được các căn bệnh ở cơ quan sinh dục nữ. Thông thường các bệnh lý sẽ phát triển âm thầm, không triệu chứng rõ ràng, đến khi trở nặng mới có dấu hiệu rõ rệt và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Khi đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát và chi tiết từng bộ phận ở cơ quan sinh dục nữ như,… Kèm theo đó là siêu âm để đánh giá tử cung và buồng trứng, từ đó có chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của người bệnh.

Nếu sau khi thăm khám phát hiện ra bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, tư vấn và có cách điều trị phù hợp, cho hiệu quả cao. Do vậy đi khám phụ khoa là cần thiết, chị em nên chủ động sắp xếp thời gian, công việc của mình để đi thăm khám.

Việc kiểm tra định kỳ giúp tầm soát được các căn bệnh ở cơ quan sinh dục nữ

2. Đi khám phụ khoa có đau không?

Bên cạnh tâm lý e ngại hay chi phí, còn rất nhiều lý do khiến nữ giới chần chừ việc đi khám phụ khoa. Trong đó, đi khám phụ khoa có đau không là nỗi sợ của không ít chị em.

Theo các bác sĩ, thực tế khám phụ khoa không phức tạp và đau đớn như nhiều chị em vẫn nghĩ. Nếu có cảm giác đau thì đó chỉ là do tâm lý sợ hãi, khiến cho âm đạo bị co rút và bác sĩ đưa mỏ vịt vào thăm khám sẽ thấy hơi đau một chút. Vì vậy hãy giữ cho mình tâm lý thoải mái, tránh lo sợ.

Bên cạnh đó, địa chỉ khám và hệ thống máy móc cũng ảnh hưởng lớn đến việc khám phụ khoa có đau hay không. Vì vậy bạn hãy lựa chọn cho mình địa chỉ khám uy tín, chất lượng để thực hiện, tránh đau đớn.

Đi khám phụ khoa có đau không còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ

3. Quy trình khám phụ khoa diễn ra như thế nào?

Sau khi giải đáp được thắc mắc đi khám phụ khoa có đau không thì chị em cũng nên nắm được quy trình thực hiện để tránh bỡ ngỡ, đặc biệt với những ai đi lần đầu tiên.

Bước 1: Khám bên ngoài

Khám bên ngoài hay còn gọi là khám lâm sàng, là thủ tục đầu tiên bạn sẽ thực hiện. Bước này bác sĩ sẽ thăm khám bên ngoài âm hộ để từ đó xác định xem có bất thường xảy ra ở âm hộ, âm vật, tầng sinh môn hoặc có mắc bệnh truyền nhiễm hay không.

Khi kiểm tra bên ngoài bác sĩ sẽ dùng tay và mắt thường để kiểm tra. Không sử dụng đến dụng cụ vì thế không gây đau đớn và nguy cơ tổn thương không có khả năng xảy ra.

Bước 2: Khám bằng dụng cụ chuyên dụng

Dụng cụ chuyên dụng khi khám phụ khoa đó là phễu mỏ vịt. Đây là thiết bị được làm bằng kim loại hoặc nhựa đã được bôi trơn trước khi cho vào âm đạo.

Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để bộc lộ rõ âm đạo, cổ tử cung để có thể quan sát được rõ âm đạo, cổ tử cung của bạn. Sau đó sẽ tiến hành lấy dịch khí hư kiểm tra viêm nhiễm, lấy tế bào ở cổ tử cung để làm xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm ở cổ tử cung. Bằng cách này bác sĩ sẽ phát hiện sớm được các tế bào ung thư cổ tử cung để từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Khi khám ở bước này chị em sẽ có cảm giác hơi khó chịu nhưng không gây đau đớn. Trong quá trình khám để nếu cảm thấy có gì bất thường hãy hãy thông báo với bác sĩ để được thay đổi kích thước cũng như vị trí của mỏ vịt, giúp bạn thoải mái hơn. Lưu ý không cố chịu đựng khi thấy đau đớn, tránh trường hợp tổn thương âm đạo.

Bước 3: Khám bằng tay

Đôi tay là bộ phận linh hoạt và mềm mại nhất. Vì vậy khi khám phụ khoa bằng tay sẽ hạn chế được những tổn thương gây ra.

Cụ thể ở bước này bác sĩ sẽ đưa tay vào trong âm đạo, sau đó dùng tay ấn nhẹ vào vùng bụng dưới để phát hiện vị trí, kích thước và hình dạng cổ tử cung. Đồng thời phát hiện các bất thường về phần phụ như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng,... Ngoài ra khi bác sĩ ấn mà có cảm giác đau thì đồng nghĩa đó là biểu hiện mắc các bệnh phụ khoa hoặc nhiễm trùng.

Bạn có thể yên tâm ở bước này bác sĩ sẽ không gây đau đớn do đeo găng tay được bôi trơn khi thăm khám.

Bước 4: Khám trực tràng

Đây là bước cuối cùng trong quy trình thăm khám phụ khoa. Ở bước này giúp bác sĩ chắc chắn hơn về việc người đó có thực sự khỏe mạnh hoặc mắc các khối u nào hình thành sau cổ tử cung không. Đồng thời bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân làm các xét nghiệm tế bào cổ tử cung hoặc xét nghiệm dịch tiết âm đạo.

Nói chung khám phụ khoa là cách tốt nhất để chị em phụ nữ có thể kiểm soát bệnh lý ở cơ quan sinh dục. Quá trình này diễn ra vô cùng nhanh chóng và đơn giản, không gây đau đớn, vì vậy chị em có thể yên tâm thực hiện.

Tuy nhiên bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín chất lượng để đảm bảo an toàn. Một trong những địa chỉ được nhiều người tin cậy đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc trang bị hiện đại, tiên tiến, đảm bảo sẽ cho kết quả nhanh chóng, chính xác, giúp bạn tiết kiệm thời gian chi phí.

Đến với MEDLATEC khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên môn, kinh nghiệm thăm khám

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp nhằm giải đáp thắc mắc đi khám phụ khoa có đau không của độc giả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn, lo lắng nào, hãy liên hệ với MEDLATEC theo số máy 1900.56.56.56 để được tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề