Võ minh đức là ai

TPO - Ông Lê Thành Điệu và vợ là Ngô Ngọc Giàu với tư cách là chủ một doanh nghiệp ở Bình Dương đã góp vốn làm ăn với một doanh nghiệp khác. Sau khi nhận tiền góp vốn, vợ chồng ông Điệu bỏ đi khỏi nơi cư trú.

TPO - Dự án khu dân cư Võ Minh Đức [tên thương mại Central Residence] với tổng kinh phí trên 1.000 tỷ đồng ở Bình Dương đang dính lùm xùm về chuyển nhượng và được tòa án thụ lý thì trên thị trường được chào bán rầm rộ. Trong khi, chủ đầu tư cho rằng việc rao bán không phải do chủ ý của đơn vị mà do giới “cò đất” lộng hành.

TP - Học năm thứ 3 khoa Công nghệ thông tin Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông [cơ sở TP.HCM] Võ Minh Đức và đồng đội từng tham gia trên dưới 10 cuộc thi Hackathon [tranh tài công nghệ] và ba lần có giải thưởng.

Tỉnh thành VN > Bình Dương > Thành phố Thủ Dầu Một > Đường Võ Minh Đức

Xem thêm:


Hình ảnh đường phố Võ Minh Đức - Thị xã Thủ Dầu Một

Ảnh đường phố Võ Minh Đức - Thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Võ Minh Đức, Thủ Dầu Một - Bình Dương

Thông tin về Đường Võ Minh Đức, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Đường Võ Minh Đức, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Võ Minh Đức, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Cập nhật: 04-02-2013 | 00:00:00

 

  Trường THTP Võ Minh Đức [TP.TDM] vinh dự được đặt tên của người Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một [1956-1960] - Võ Minh Đức

Năm 1933, ông dạy tại trường tư thục tiểu học, sau là trường Trung học Tân Ánh Mai tại ấp Bộng Dầu [nay là khu vực đường Thích Quảng Đức, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một]. Trong những năm dạy học, ngoài truyền đạt kiến thức, ông thường dạy HS của mình rằng: “… nếu không kêu gào, không tranh đấu thì không ai đem cho mình quyền nào hết”. Ông hướng HS vào các hoạt động yêu nước và tham gia các phong trào đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ.

Năm 1936, tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, thay đổi hình thức tổ chức và đấu tranh phù hợp với tình hình mới để lợi dụng khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp để tập hợp và hướng quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao nhằm giáo dục, phát triển đội ngũ cách mạng. Các phong trào vận động dân chủ dưới nhiều hình thức đã chuyển thành cao trào rộng khắp cả nước được nhân dân hưởng ứng tích cực. Đây là cuộc vận động yêu nước và dân chủ ở tất cả các cấp, làm cho quảng đại nhân dân ý thức sâu sắc về quyền lợi thiết thực và quyền lợi chính trị cho mình.

Tại Thủ Dầu Một, Ủy ban hành động các huyện Châu Thành, TX.Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Lái Thiêu… được thành lập. Thành phần tham gia các Ủy ban hành động bao gồm nông dân, công nhân, thợ thủ công các lò đường, lò chén, tiểu thương, tiểu chủ, thầy giáo… Những hoạt động thông thường là hội họp, cao hơn là từng đoàn, từng nhóm viết đơn “dân nguyện” đưa lên nhà cầm quyền đề nghị bỏ các thứ thuế hiện hành, bỏ quản thúc người tình nghi, thả tù chính trị, cho tự do hội họp, cho xuất dương… Các truyền đơn kêu gọi được phát ra với nội dung như:

“Hỡi anh chị em trong các giới ở Thủ Dầu Một!

Hãy giác ngộ vì quần chúng đau khổ, đồng thanh nắm tay nhau phấn đấu với hoàn cảnh.

Hỡi những ai có chút tình yêu thương nòi giống bị lao khổ! Hãy tự đưa mình ra giúp cho quần chúng đói khát lầm than!”.

Phong trào chuẩn bị cho Đông Dương Đại hội ở Thủ Dầu Một đã mang lại nhiều hiệu quả tốt đẹp. Qua phong trào, lần đầu tiên, cán bộ, đảng viên tiến hành có kết quả công tác tổ chức và hướng dẫn quần chúng đấu tranh hợp pháp tại nhiều làng và thị trấn, thị xã. Nhiều cuộc đấu tranh thực hiện được yêu sách thiết thực.

Hiểu rõ mục tiêu đấu tranh của hội, với tất cả lòng hăng say của tuổi trẻ, thầy giáo Võ Văn Đợi đã tham gia phong trào Mặt trận dân chủ chống Pháp; đồng thời hướng dẫn cho HS của mình tích cực tham gia các phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân trong tỉnh.

Năm 1944, Nhật - Pháp âm mưu dùng văn hóa đồi trụy để trụy lạc hóa thanh niên. Trước tình hình đó, ta chủ trương thành lập Hội truyền bá quốc ngữ để vận động trí thức và các tầng lớp trung lưu yêu nước làm nòng cốt trong phong trào đấu tranh chống lại âm mưu đó của Nhật - Pháp. Đồng chí Võ Minh Đức là hạt nhân hoạt động trong phong trào này. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, đồng chí cùng giáo chức các trường công lập và tư thục ở tỉnh lỵ vận động nhiều thanh niên có học thức, nhiệt tình tham gia phong trào. Hội đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa lành mạnh như tuyên truyền, giác ngộ các hội viên, HS kịch liệt phê phán nhận thức sai lệch về chủ nghĩa cộng sản, kêu gọi mọi người tích cực học tập văn hóa, tham gia đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái của Nhật - Pháp; đồng thời, tổ chức các buổi diễn thuyết ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc, những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm của cha ông và kêu gọi đồng bào tham gia công tác chuẩn bị kháng chiến.

Ngày 15-1-1945, thầy giáo Võ Văn Đợi, nhà giáo đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Từ đây, đồng chí thực sự trở thành một cán bộ cách mạng của Đảng, dấn thân cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Đảng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

Cách mạng Tháng Tám [1945] thành công, đồng chí được giao nhiệm vụ Chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh, Ủy viên Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh, với cương vị mới, đồng chí tích cực trong việc lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn, từng bước củng cố chính quyền, xây dựng chế độ mới, ra sức chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp [1945-1954], đồng chí lãnh đạo thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình địa phương, đã tập hợp đủ các thành phần trong xã hội: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, địa chủ yêu nước, đủ cả lương, giáo, kinh, thương vào hàng ngũ kháng chiến.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giành thắng lợi vẻ vang. Thực dân Pháp bị đuổi hoàn toàn ra khỏi miền Bắc. Nhưng cách mạng Việt Nam chưa thành công trọn vẹn, bởi miền Nam, trong đó có Bình Dương còn nằm trong vòng kiểm soát của đối phương. Nhân dân tỉnh nhà cùng nhân dân cả nước còn phải tiếp tục chiến đấu cho đến ngày toàn thắng.

Sau Hiệp định Giơnevơ [1954], các cán bộ Việt Minh [cả dân sự lẫn quân sự] đều tập kết ra Bắc. Cũng có nhiều cán bộ đã bí mật ở lại hoạt động. Riêng trường hợp Võ Minh Đức, Đảng đã chỉ thị cho ông không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống Mỹ, đồng chí Võ Minh Đức với trách nhiệm là Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một [1956-1960], Chủ tịch Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng Thủ Dầu Một [1974-1975], đã cùng với các đồng chí cán bộ, đảng viên trong tỉnh bám trụ để góp phần lãnh đạo quân và dân trong tỉnh đánh bại các chiến lược chiến tranh tàn bạo của kẻ thù.

Sau khi đất nước thống nhất, trong những năm tháng khó khăn, với cương vị là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sông Bé, đồng chí tiếp tục cùng với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, ổn định xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công ở một tỉnh nghèo, sau hàng trăm năm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Ngày 13-5-1983, sau một thời gian lâm bệnh, đồng chí ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với người thân và đồng đội - những người cùng đồng chí gắn bó suốt những năm kháng chiến oanh liệt.

Đồng chí Võ Minh Đức đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, được cán bộ và nhân dân trong tỉnh tôn trọng là người lãnh đạo có đạo đức trong sáng, mẫu mực. Thường vụ Tỉnh ủy quyết định lấy tên ông đặt tên cho trường học, đó là trường Trung học phổ thông Võ Minh Đức.

 HỒ THỊ NAM

Video liên quan

Chủ Đề