Cách khai báo bút toán kết chuyển trong fast

Mình cũng làm lâu rồi, chỉ nhớ là làm thế này: Trước tiên đánh dấu các TK 627, 622, 621 chạy kết chuyển tự động sang 154. Sau đó nhập giá thành sản phẩm. Rồi đánh dấu chạy kết chuyển tự động tất cả các tài khoản chừa ra các tài khoản 622, 627, 621, 421 (kết chuyển lãi lỗ). Sau đó bạn vào lại chi tiết tài khoản 911 nó đang dư bên nợ hay bên có (tức là đang lãi hay lỗ). Sau đó vào chọn kết chuyển duy nhất 1 bút toán kết chuyển lãi, hoặc lỗ (chọn kết chuyển từ Có 911 sang Nợ 421 hoặc bút toán Nợ 911/Có 421).

Cách khai báo bút toán kết chuyển trong fast

  • 3

Ðề: Cách kết chuyển lãi lỗ trong phần mềm fast

Đúng như bạn trên nói sao bạn không gọi cho Fast. Fast có bộ phận hỗ trợ rất tốt. Còn gọi là phòng bảo hành. Bạn không biết họ có thể Remote máy tính của bạn để làm cho bạn.

Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting

Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting qua mạng chi tiết, với đầy đủ các phân hệ trong phần mềm Fast.

- Fast Accounting là phần mềm kế toán dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Được phát triển và liên tục hoàn thiện từ năm 1997, hiện có hơn 8.500 khách hàng và đạt nhiều giải thưởng khác nhau như Sao Khuê, BIT CUP, Sản phẩm được nhiều người sử dụng, CUP CNTT…

- Phần mềm kế toán Fast Accounting có 16 phân hệ:

1. Hệ thống

Cách khai báo bút toán kết chuyển trong fast
2. Kế toán tổng hợp. 3. Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay 4. Kế toán bán hàng và công nợ phải thu 5. Kế toán mua hàng và công nợ phải trả 6. Kế toán hàng tồn kho 7. Kế toán TSCĐ 8. Kế toán CCLĐ 9. Báo cáo chi phí theo khoản mục 10. Kế toán giá thành dự án, công trình xây lắp 11. Kế toán giá thành sản phẩm sản xuất liên tục 12. Kế toán giá thành sản phẩm sản xuất theo đơn hàng 13. Báo cáo thuế 14. Báo cáo quản trị các trường do người dùng tự định nghĩa 15. Quản lý hóa đơn 16. Thuế thu nhập cá nhân.

Chi tiết từng phần hệ các bạn xem tại đây:

Các phím chức năng

F1 - Trợ giúp F2 - Xem thông tin (khi làm việc với danh mục từ điển) F3 - Sửa một bản ghi (khi làm việc với danh mục từ điển) F4 - Thêm một bản ghi mới. Ngoài ra, trong phân hệ Hệ thống F4 còn có tác dụng sao chép các dữ liệu về danh mục, số dư đầu kỳ từ tệp excel vào chương trình. Ctrl F4 – Sao chép thông tin (khi làm việc với danh mục từ điển và màn hình nhập liệu) F5 - Tra cứu theo mã hoặc theo tên trong danh điểm - Xem số liệu chi tiết khi đang xem số liệu tổng hợp - Xem các chứng từ liên quan đến chứng từ đang cập nhật. F6 - Lọc tìm số liệu khi xem các báo cáo - Đổi mã hoặc ghép mã khi làm việc với các danh mục từ điển Ctrl + F6 - Phân nhóm hàng loạt khi làm việc với các danh mục từ điển F7 - In F8 - Xoá một bản ghi hoặc Hủy hóa đơn khi đã in F11 - Tính tổng Esc - Thoát Ctrl + A - Chọn tất cả. Ví dụ chọn tất cả các bút toán kết chuyển tự động cuối kỳ… Ctrl + U - Không chọn tất cả.

- Các bạn muốn học phần mềm kế toán Fast thực hành bằng chứng từ thực tế có thể tham gia:

Khai báo các tài khoản cần kết chuyển tự động cuối kỳ, cho phép kết chuyển theo các đối tượng (công trình/vụ việc, bộ phận, lệnh sản xuất, hợp đồng,…).

1. Hướng dẫn thực hiện

Vào phân hệ Tổng hợp/ Khai báo/ Khai báo các bút toán kết chuyển tự động

Cách khai báo bút toán kết chuyển trong fast

Giải thích một số trường thông tin:

  • Số thứ tự: số thứ tự ưu tiên thực hiện trước sau cho các bút toán kết chuyển tự động.
  • Loại kết chuyển:

Loại 1: hệ thống sẽ hạch toán bên Có của Tài khoản cần kết chuyển (thông thường là các tài khoản chi phí).

Loại 2: hệ thống sẽ hạch toán bên Nợ của Tài khoản cần kết chuyển (thông thường là các tài khoản doanh thu).

Loại 3: áp dụng cho bút toán kết chuyển lãi/lỗ (từ tài khoản 911 sang tài khoản 421), hệ thống tự động xác định lãi hoặc lỗ để hạch toán Nợ/Có tương ứng cho các tài khoản. Lưu ý: nhập tài khoản 911 vào trường Tài khoản nợ.

Loại 4: áp dụng cho bút toán kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (từ tài khoản 133 sang tài khoản 333), hệ thống tự động xác định số thuế được khấu trừ để kết chuyển (sau khi so sánh với số thuế GTGT đầu ra).

  • Tài khoản nợ/Tài khoản có nhập vào các tài khoản kết chuyển và nhận kết chuyển theo đúng hạch toán Nợ/Có khi tạo bút toán.
  • Tập hợp theo: tích chọn nếu muốn kết chuyển các phát sinh chi tiết theo các mã đối tượng tập hợp (vụ việc, bộ phận, lệnh sản xuất, hợp đồng,…).
  • Chỉ kết chuyển các phát sinh chi tiết: tích chọn nếu muốn chỉ kết chuyển các phát sinh có chỉ rõ các mã đối tượng tập hợp (vụ việc, bộ phận, lệnh sản xuất, hợp đồng,…), các phát sinh không chỉ rõ sẽ không được kết chuyển và giữ lại trên tài khoản kết chuyển (để người dùng có thể tự kết chuyển, phân bổ bằng Phiếu kế toán hoặc sử dụng Bút toán phân bổ tự động cuối kỳ).
  • Nhấn Lưu.

Dùng để tạo các bút toán kết chuyển tự động cuối kỳ cho các tài khoản khai báo.

1. Hướng dẫn thực hiện

Vào phân hệ Tổng hợp/ Bút toán tự động cuối kỳ/ Bút toán kết chuyển tự động

Cách khai báo bút toán kết chuyển trong fast

Chọn kỳ/năm cần tạo bút toán kết chuyển.

Nhấn Nhận.

Màn hình hiện các tài khoản cần tạo bút toán kết chuyển:

Cách khai báo bút toán kết chuyển trong fast

Giải thích một số nút xử lý trên thanh công cụ:

  • Nút Kết chuyển: tạo các bút toán kết chuyển tự động cuối kỳ cho các tài khoản được chọn.
  • Nút Xoá kết chuyển: xoá các bút toán kết chuyển đã được tạo trước đó.

Báo cáo kiểm tra kết quả kết chuyển:

  • Bảng kê chứng từ (lọc mã chứng từ = PK3).
  • Sổ kế toán chi tiết các tài khoản liên quan.

Cách khai báo bút toán kết chuyển trong fast

In chứng từ hạch toán (lưu sổ): vào phân hệ Tổng hơp/ Bút toán tự động cuối kỳ/ In các bút toán tự động.