Các phương pháp học tập môn ngữ văn

Môn văn là môn góp phần giáo dục tư tưởng, bồi đắp tâm hồn, phát triển ngôn ngữ và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Liệu có phải môn văn phức tạp như mọi người vẫn nghĩ?

Môn này không khó học nếu các em ứng dụng các mẹo sau nhé.

1. Tự biến môn văn thành tiết học thú vị

Hãy đừng ngần ngại giơ tay phát biểu bạn sẽ hiểu nhiều hơn và thấy môn văn không hề nhàm chán đâu. Phát biểu nhiều đồng nghĩa bạn có thể hiểu được môn học nhiều hơn. Thử thể hiện diễn xuất, giọng kể của bạn qua các văn bản được học trên lớp và môn Văn sẽ “dễ nuốt” hơn bao giờ hết vì chính bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết học. Đây là một cách giúp bạn có thêm động lực học văn đó!

Giơ tay phát biểu tạo không khí sôi nổi trong giờ Văn.

2. Suy nghĩ tích cực về môn Văn

Bạn học kém môn này và luôn nghĩ “Mình không biết cách làm nên hay bị điểm kém”, thay vào đó bạn nên cố gắng và cần có ý chí tiến bộ. Nếu bạn cố gắng chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Thay vị có thời gian ngồi than vãn hãy tự tạo động lực cho bản thân mình có khả năng học tốt môn văn và cố gắng hết mình. Khác với các môn tự nhiên như Toán, Lý... khi đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.

3. Tập trung nghe giảng và ghi chép bài

Chính vì chán nản với môn văn nên bạn thường xuyên làm việc riêng và không hề chú ý đến bài giảng. Việc này khiến cho khả năng học môn văn của bạn ngày càng sa sút đi đấy. Đừng vì chán nản môn Văn mà bạn cứ bỏ trống vở ghi, đến lúc kiểm tra thì chạy nháo nhào đi mượn vở chép bài thế rồi vừa chép không kịp và kiến thức cũng chẳng có là bao. Ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ bạn dễ dàng tập trung vào việc học đồng thời mau thuộc bài hơn.

4. Chú trọng việc đọc và tập trung ôn bài

Đọc nhiều sách và chịu khó suy ngẫm, phân tích sẽ giúp bạn tăng cường vốn từ và khả năng ngôn ngữ khi học môn văn. Học tập làm văn cũng như đọc sách vậy. Bạn đừng học vẹt, đọc thuộc lòng sẽ khiến nhanh chán và không nhớ được bài. Hiểu và nắm chắc được nội dung ý nghĩa sẽ khiến bạn nhớ bài cực nhanh. Khi học tác phẩm mới chỉ cần tập trung đọc, tóm tắt và tự đặt câu hỏi, giải quyết câu hỏi đó là bạn đã thuộc đến 50% bài rồi. Đó thực sự là cách hiệu quả giúp bạn ghi nhớ nội dung chính tác phẩm, giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi làm bài.

5. Tự mình soạn bài

Soạn bài mới trước khi học là cách bạn có thể hiểu sâu và kỹ về bài học mới. Nhưng hãy nhớ tự mình soạn bài sẽ hiệu quả hơn. Sách tham khảo giúp ích cho bạn khá nhiều nhưng bạn soạn bài phụ thuộc vào sách tham khảo sẽ khiến bạn không có tư duy và sự suy luận cho bài mới. Bạn có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là bạn nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó.

6. Sử dụng sơ đồ tư duy

Học văn đừng thuộc long, học vẹt hay chỉ chăm chăm đọc sách. Như thế bạn chẳng học được nhiều kiến thức đâu. Cách tốt nhất là hãy dung sơ đồ tư duy theo hình thấy cành cây, gạch ý chính, ý phụ và nhấn mạnh những ý quan trọng bằng bút màu. Bạn vừa phân tích vừa nhớ được sơ đồ có nghĩa là bạn đã hiểu bài sâu rồi.

Hệ thống và ghi nhớ kiến thức đã học thông qua sơ đồ tư duy.

Các bạn thấy không? Để học tốt văn không quá phức tạp, quan trọng là bạn đã biết tạo động lực học văn để biến môn học này trở nên thú vị chưa. Hãy thử xem nhé!

Môn Văn lúc nào cũng bị đánh giá một cách "oan ức" là quá khó, quá dài, lan man phức tạp. Không rõ ràng như Toán hay Lý, môn Văn đòi hỏi người học phải có khả năng liên tưởng, so sánh, cùng với đó là kĩ năng đọc - hiểu và diễn đạt chính xác. Dưới đây là 4 phương pháp học tập hiệu quả môn văn dễ dàng áp dụng ngay cả với team lười học nhất.

 

Không phải cứ học Văn là phải cắm đầu cắm cổ học thuộc, có rất nhiều phương pháp học Văn giúp em tiết kiệm công sức hơn rất nhiều

1, Hệ thống hóa thông tin tác giả tác phẩm

Thông tin về tác giả và tác phẩm thường khá ngắn gọn nhưng lại là phần kiến thức mà học sinh thường rất lười học. Bởi lẽ những chi tiết như năm sinh năm mất, quê quán, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm,... rất dễ nhầm lẫn.  Tình trạng thường thấy của học sinh đó chính là “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, thông tin của tác giả này lại ghép vào nhà văn kia, và tất nhiên là sẽ bị trừ điểm một cách đáng tiếc trong các bài kiểm tra.

Nguyên nhân còn bởi những thông tin này được ghi chép phân tán trong sách hay vở ghi, mỗi khi cần ôn tập lại học sinh phải lục tìm rất mất công. Do đó, để có thể nắm vững những thông tin tác giả tác phẩm, sau mỗi bài học, em nên lập bảng tổng hợp, tránh nhầm lẫn. Việc học theo hệ thống bảng biểu cũng là phương pháp học tập hiệu quả giúp em dễ học, dễ nhớ hơn.

2, Infographic: Phương pháp học tập hiệu quả giúp nhớ nhanh các văn bản dài

Trong quá trình học văn, khó khăn lớn nhất của học sinh đó chính là nhớ được nội dung các văn bản truyện có dung lượng chữ lớn. các văn bản này có nhiều tuyến nhân vật, cốt truyện dồn dập và nhiều bước ngoặt. 

Để có thể nhớ được những văn bản dài, người học có thể áp dụng phương pháp infographic về nội dung môn Ngữ văn. 

Infographic là cách tổng hợp thông tin dưới dạng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu sao cho ngắn gọn nhất mà vẫn đầy đủ ý

Ví dụ như cách tóm tắt bài văn dưới đây bằng infographic

 

Ví dụ về một infographic môn Ngữ văn giúp học sinh học thuộc nhanh

Với cách tóm tắt tác phẩm như trên, ngưới đoc dễ dàng nắm được nội dung chính của toàn bộ tác phẩm

Để đọc thêm trọn bộ infographic Ngữ văn, em có thể tìm đọc các cuốn Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Ngữ văn. Đây là bộ sách tham khảo đầu tiên ứng dụng INFOGRAPHIC vào việc học môn Ngữ văn dành cho học sinh Trung học cơ sở. 

Với cách viết ngắn gọn, dễ hiểu cùng với hệ thống INFOGRAPHIC, đặc biệt là bộ video bài giảng, Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Ngữ văn là cuốn sách giúp em học Văn nhanh chóng 

Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Ngữ văn lớp 6

Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Ngữ văn lớp 7

Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Ngữ văn lớp 8

Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Ngữ văn lớp 9

3, Thường xuyên đọc các bài văn mẫu

Nghe đến văn mẫu, nhiều bạn học sinh đã giật mình. Nhưng văn mẫu không phải chỉ để chép đối phó với bài tập về nhà hay những bài kiểm tra trên lớp đâu nhé. Chúng cũng là một trong những phương pháp học tập hiệu quả môn Ngữ văn đấy

Trước hết, các bài văn mẫu cũng giúp em học tập cách triển khai luận điểm rõ ràng. Đây đều là những bài văn có dàn ý chuẩn chỉnh, đúng như barem điểm, đảm bảo đủ luận cứ, luận chứng. Do đó, em sẽ nắm được trình tự trình bày ý chính, cách viết các ý phụ sao cho mạch lạc

Tiếp theo, không chỉ đảm bảo viết đúng và đủ ý mà những bài văn mẫu có cách viết trôi chảy. Thế nên em hãy thường xuyên đọc để có được cách viết văn “mượt mà” nhé. Đọc nhiều các bài văn được điểm cao là phương pháp học tập hiệu quả giúp em hình thành được lối tư duy văn học, tăng vốn từ, hiểu được cách viết câu văn sao cho hấp dẫn, thu hút người đọc

Cuối cùng là những bài văn mẫu thường có rất nhiều liên hệ văn học phong phú. Bao gồm các trích đoạn thơ, lời phê bình văn học, châm ngôn,... Thường xuyên đọc văn mẫu sẽ giúp em nhớ được các liên hệ văn học một cách rất tự nhiên mà không cần học thuộc vất vả. Từ đó dễ dàng áp dụng vào các bài văn một cách trôi chảy. Một bài văn có nhiều liên hệ văn học chất lượng, thú vị chắc chắn sẽ được người chấm bài đánh giá rất cao.

4, Đọc thêm nhiều tác phẩm văn học bên ngoài chương trình

Tại sao đọc thêm nhiều tác phẩm văn học lại là phương pháp học tập hiệu quả?

Trong giới hạn dung lượng của chương trình Ngữ văn phổ thông, giáo viên Ngữ văn chỉ có thể giảng kỹ càng về một đoạn trích của tác phẩm. Còn lại, với toàn văn của tác phẩm hoặc những tác phẩm văn học khác có liên quan, học sinh phải tự tìm đọc

Nếu muốn nâng cao trình độ Ngữ văn của mình, phương pháp học tập hiệu quả là hãy tìm đọc toàn bộ tác phẩm được trích trong sách [với các đoạn trích]. Hoặc đọc thêm cả những tác phẩm khác của chính nhà văn nhà thơ ấy.

 

Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Trước hết, duy trì thói quen đọc các tác phẩm văn học lớn sẽ giúp em nâng cao vốn từ và biết cách cảm thụ văn học một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, khi đọc toàn bộ tác phẩm, em sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về nội dung và ngấm tác phẩm hơn rất nhiều

Gợi ý một số tác phẩm văn học nên đọc

Ví dụ, khi học về truyện ngắn Làng của tác giả Kim Lân, em có thể tìm đọc thêm cả truyện ngắn Vợ nhặt - sẽ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

Khi học về đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy đọc cả tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây là một tiểu thuyết kinh điển trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám 1945

Còn rất nhiều tác phẩm khác em có thể tìm đọc như bút ký Hà Nội 36 phố phường [Thạch Lam] sau khi học đoạn trích “Một thức quà từ lúa non: cốm” trong SGK Ngữ văn lớp 7. 

Trên đây là một số phương pháp học tập hiệu quả môn Ngữ văn dành cho học sinh. Chỉ cần áp dụng đúng những cách học văn này, em sẽ không còn thấy môn Ngữ văn khó nhằn hay lan man nữa. Chúc các em học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề