Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp.

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Hình thức pháp luật là gì? Các hình thức pháp luật trong khoa học pháp lý bao gồm: Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Để thực hiện được điều này, pháp luật được thể hiện thông qua nhiều hình thức, phát triển qua từng giai đoạn.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Hình thức pháp luật là gì?

Hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước hay cách thức mà nhà nước sử dụng để chuyển ý chí của nó thành pháp luật.

Pháp luật có hình thức bên trong và bên ngoài:

– Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật. Hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc cửa pháp luật, bao gồm các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật như ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật.

– Hình thức bên ngoài là dáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật. Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể biết pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu. Hình thức bên ngoài của pháp luật cũng được tiếp cận trong mối tương quan với nội dung của nó. Theo cách hiểu này, nội dung của pháp luật là toàn bộ những yếu tố tạo nên pháp luật, còn hình thức của pháp luật được hiểu là yếu tố chứa đựng hoặc thể hiện nội dung. Nếu hiểu nội dung của pháp luật là ý chí của nhà nước thì hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước.

2. Hình thức pháp luật trong tiếng Anh là gì?

– Hình thức pháp luật trong tiếng Anh là Legal form

– Định nghĩa về hình thức pháp luật trong tiếng anh được hiểu là:

The form of law is a way of expressing the will of the state or the way that the state uses to convert its will into law.

The law takes a form inside and out:

– The inner form is the internal structure of the law, the relationship and the linkage between the elements that make up the law. The inner form of the law is called the legal door structure, which includes constituent parts of the legal system such as the law branch, legal institution and legal norm.

– Appearance is the appearance or mode of existence of the law. Based on the form of the law, one can know what and where the law exists in reality. The external form of the law is also approached in relation to its content. According to this understanding, the content of the law is all the factors that make up the law, while the form of the law is understood as the element containing or presenting the content. If you understand that the content of the law is the will of the state, the form of law is the way to express the will of the state.

3. Các hình thức pháp luật trong khoa học pháp lý:

Pháp luật có 03 hình thức cơ bản, tức là những hình thức được hầu hết các nhà nước sử dụng, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Ba hình thức này cũng đồng thời là ba nguồn hình thức của pháp luật.

3.1. Tập quán pháp:

Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Tập quán pháp được thừa nhận như một loại nguồn của pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại các nước theo truyền thống Civil Law, tập quán pháp là loại nguồn quan trọng của pháp luật. Các nước theo truyền thống Common Law xem tập quán pháp là loại nguồn thứ ba bổ sung cho văn bản lập pháp và tiền lệ pháp.

Đối với vai trò hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tập quán pháp có các ưu điểm vượt trội sau:

Thứ nhất, tập quán pháp là những quy phạm pháp luật có tính hợp lý cao được bảo đảm bởi thời gian và cộng đồng. Trong điều kiện mà trình độ phát triển của các cộng đồng còn khác biệt thì các quy phạm pháp luật ở trình độ khái quát cao khó xâm nhập vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống cộng đồng. Vì vậy, tập quán pháp sẽ đóng vai trò vô cùng cần thiết để thay cho pháp luật mà các mối quan hệ xã hội vẫn được giải quyết hiệu quả.

Thứ hai, tập quán pháp tạo sự hài hòa hợp lý giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình áp dụng pháp luật. Những tập quán pháp phù hợp lại góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, dựa trên lòng tin và sự tuân thủ sẵn có của người dân đối với các tập quán.

Thứ ba, tập quán pháp khắc phục các khiếm khuyết của văn bản quy phạm pháp luật. Trong thực tiễn luôn tồn tại những vấn đề cụ thể mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ. Trong những trường hợp đó, áp dụng tập quán pháp có ý nghĩa bổ sung cho pháp luật để điều chỉnh các hành vi xã hội. Tập quán pháp và pháp luật thành văn có mối quan hệ qua lại với nhau rất chặt chẽ. Pháp luật thành văn sẽ định hướng, tạo nên khung pháp lý cho luật tập quán phát triển. Tập quán pháp lại có thể tạo nên cơ sở để pháp luật thành văn điều chỉnh kịp thời các vấn đề xã hội.

Tại Việt Nam, trong Bộ luật dân sự năm 2015, Nhà nước ta đã thừa nhận tập quán. Việc thừa nhận này trước hết thông qua một nguyên tắc tại Điều 5 Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”. Đồng thời, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã đưa ra nhiều quy định chi tiết thừa nhận tập quán như áp dụng tập quán lựa chọn dân tộc cho con [khoản 1 Điều 29]; giải thích giao dịch dân sự [khoản 1 Điều 121]; Xác định ranh giới giữa các bất động sản [Khoản 1 Điều 175]; xác lập quyền sở hữu [Điều 211]; xác định trách nhiệm dân sự [khoản 4 Điều 605]. Từ đó, có thể khẳng định, tập quán chính thức được thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội như các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra.

Tuy nhiên, cơ chế chuyển tải các quy phạm tập quán vào cuộc sống còn rất nhiều trở ngại. Một là, tình trạng các cơ quan nhà nước lại “luật hóa” các quan hệ xã hội mà lẽ ra có thể điều chỉnh tốt bằng tập quán pháp. Chẳng hạn, từ Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2015 về hụi, họ, biêu, phường, ngày 19/2/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường. Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra văn bản quy phạm pháp luật mới điều chỉnh luôn vấn đề được quy định là áp dụng theo tập quán đã phần nào “vô hiệu hóa” vai trò của tập quán pháp. Hai là, tâm lý e ngại tập quán không minh bạch, mang tính địa phương cục bộ nên nhiều cơ quan nhà nước “chủ động” né tránh việc áp dụng tập quán pháp. Thực tế khảo sát ở một số tỉnh miền núi thường xuyên áp dụng phong tục, tập quán cho thấy, có đến một nửa số bản án, quyết định viện dẫn tập quán để giải quyết tranh chấp không được Viện kiểm sát, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Ngay đối với các đoàn thể xã hội cũng chỉ chấp nhận, đồng tình với 58,3% các bản án, quyết định có áp dụng tập quán. Ba là, hiện nay, các quy định pháp luật về việc áp dụng tập quán còn quy định chưa nhất quán, thậm chí mâu thuẫn nhau. Điều 5 của Bộ luật dân sự năm 2015 nêu rõ thứ tự ưu tiên trong việc áp dụng tập quán.

Theo đó, tập quán được ưu tiên áp dụng trước, nếu không có tập quán mới áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tuy nhiên, trong các điều luật cụ thể của Bộ luật dân sự năm 2015 lại thể hiện sự không nhất quán khi quy định các chủ thể có thẩm quyền có thể lựa chọn vị trí ưu tiên trong việc áp dụng pháp luật. Ví dụ, theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn”. Với quy định này, khó có thể nói rằng tập quán được ưu tiên áp dụng so với thỏa thuận.

3.2. Tiền lệ pháp:

Là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự. Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, được sử dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở Anh, Mỹ [đặc biệt là trong dân luật].

Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ [nhất là thời kỳ sau cách mạng], do hệ thống pháp luật chưa được xây dựng được hoàn chỉnh, trước yêu cầu của cách mạng cần phải giải quyết ngay một số vụ việc, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn còn sử dụng hình thức này. Nhưng đó là sự vận dụng linh hoạt dựa trên cơ sở của luật và đường lối chính sách của Đảng. Khi hệ thống pháp luật được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh thì hình thức này không còn tồn tại trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa.

3.3. Văn bản quy phạm pháp luật:

Là hình thức pháp luật tiến bộ nhất. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó quy định những quy tắc xử sự chung [quy phạm đối với mọi người] được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. Có nhiều loại văn bản pháp luật. Ở mỗi nước, trong những điều kiện cụ thể có những quy định riêng về tên gọi và hiệu lực pháp lý của các loại văn bản pháp luật. Nhưng nhìn chung, các văn bản pháp luật đều được ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định và chứa đựng những quy định cụ thể [các quy phạm pháp luật].

Trong pháp luật chủ nô và phong kiến, các văn bản pháp luật còn chưa hoàn chỉnh và kỹ thuật xây dựng chưa cao. Nhiều đạo luật chỉ là sự ghi chép lại một cách có hệ thống các án lệ và các tập quán đã được thừa nhận. Pháp luật tư sản đã có nhiều hình thức văn bản phong phú và được xây dựng với kỹ thuật cao. Đặc biệt ở giai đoạn đầu, sau khi cách mạng tư sản thành công, nguyên tắc pháp chế được đề cao đã làm cho pháp luật tư sản có hệ thống văn bản tương đối thống nhất dựa trên cơ sở của luật. Nhưng với bản chất của nó cho nên sau thắng lợi hoàn toàn đối với chế độ phong kiến, giai cấp tư sản tự mình phá vỡ nguyên tắc pháp chế do mình đề ra bằng nhiều cách như hạ thấp vai trò của nghị viện, mở rộng quyền của tổng thống và chính phủ, sử dụng rộng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp. Bằng cách đó, giai cấp tư sản đã phá vỡ tính thống nhất theo nguyên tắc pháp chế của các văn bản pháp luật; kỹ thuật xây dựng văn bản cao được sử dụng để che đậy bản chất của pháp luật tư sản.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa có hệ thống các văn bản thống nhất được xây dựng theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật. Hệ thống các văn bản pháp luật xã hội chủ nghĩa ngày càng được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ với kỹ thuật cao phản ánh đúng bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Trong lịch sử có ba hình thức pháp luật được thừa nhận là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, ngoài hình thức văn bản quy phạm pháp luật, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội còn có thể có sự tham gia của tập quán pháp, tiền lệ pháp.

Ở Việt Nam, tiền lệ pháp và tập quán pháp không được coi là hình thức pháp luật thông dụng và ít được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc đổi mới tư duy pháp lý, trong đó đổi mới nhận thức về hình thức pháp luật là một trong những yêu cầu có tính bức xúc, cần được quan tâm đúng mức.

Thực tế đã cho thấy, một quy phạm pháp luật phải chứa đựng quy tắc xử sự chung, thế nhưng việc áp dụng các quy tắc xử sự chung này cho mọi trường hợp, kể cả các trường hợp đặc biệt là điều không thể. Văn bản quy phạm pháp luật phải có tính khái quát hóa cao. Song chính sự khái quát hóa quá cao đó lại khiến cho văn bản quy phạm pháp luật dễ dàng bộc lộ khuyết điểm. Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật thường dễ bị lạc hậu so với cuộc sống.

Chính những điểm yếu nói trên làm cho văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh toàn bộ hành vi con người, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Muốn khắc phục những hạn chế kể trên, cần có nhiều giải pháp mà một trong những giải pháp quan trọng là đa dạng hóa hình thức pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề