Cách xây dựng kim tự tháp ai cập cổ đại

Nhà văn, nhà sử học và nhà địa lý Hy Lạp cổ đại Herodotus được gọi là “cha đẻ của lịch sử”. Những phát hiện và tài liệu bằng văn bản của ông đã định hình rất nhiều suy nghĩ của chúng ta về thế giới cổ đại, bao gồm cả niềm tin rằng các kim tự tháp được xây dựng bởi những người nô lệ.

Phát hiện mới nhất cho thấy, kim tự tháp không phải do người nô lệ xây dựng. Nguồn: Historyofyesterday

Tuy nhiên, các cuộc khai quật khảo cổ gần đây và khoa học hiện đại đã chứng minh niềm tin lâu đời đó là sai. Các kim tự tháp, công trình kiến ​​trúc lớn nhất thế giới cho đến thế kỷ 20, không phải do nô lệ xây dựng. Ba kim tự tháp của Giza, được xây dựng vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên, thể hiện kỹ năng xây dựng kim tự tháp tốt nhất của Ai Cập cổ đại.

Việc xác định người đã xây dựng chúng được gọi là "một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất trong 100 năm qua". Trong một cuộc khai quật xung quanh các kim tự tháp Giza, một máy đào đã va phải một khối lớn, là bức tường của một tòa nhà. Các nhà khảo cổ đã cất công khám phá và tìm thấy những cấu trúc lớn - một ngôi làng, có niên đại 2.000 năm trước Công Nguyên. Ngôi làng mở rộng hơn nửa dặm vuông.

Người ta xác định rằng đó là những ngôi nhà mà những người xây dựng kim tự tháp sinh sống và làm việc. Các tiệm bánh lớn còn nguyên vẹn cũng được tìm thấy trong làng. Chúng chứa đầy hàng trăm chiếc bình đất sét lớn, trong đó bánh mì được nướng, nặng tới 25 kg. Những chiếc bình đất sét lớn là những chỉ dấu đầu tiên về sản xuất lượng bánh mì cần thiết để nuôi một lực lượng lao động lớn.

Nhà khảo cổ chính của cao nguyên Giza, Tiến sĩ Zahi Hawass, đã giải thích manh mối thứ hai xuất hiện như thế nào khi một phụ nữ đang cưỡi ngựa và chân ngựa rơi vào một vết nứt lộ ra một bức tường xây bằng gạch và bùn. Đây là những bức tường của lăng mộ của những người xây dựng kim tự tháp và những người giám sát của họ. 600 ngôi mộ trong số đó đã được phát hiện chia theo hai cấp độ. Các ngôi mộ cấp thấp rất đơn giản và chỉ chứa xương, chậu và các công cụ của người lao động.

Các ngôi mộ “lớp trên” được xây dựng công phu hơn và đó là nơi chôn cất những người giám sát và kiến ​​trúc sư. Các ngôi mộ hoàn toàn nguyên vẹn vì bọn trộm không quan tâm đến chúng, do được cho là không chứa các báu vật. Các bức tường của một số ngôi mộ đã được khắc chữ. Các chữ khắc giải thích quá trình xây dựng kim tự tháp cũng như nấu nướng, lập kế hoạch và chỉ đạo được thực hiện như một phần của toàn bộ hoạt động.

Xương trong các ngôi mộ sau đó được chuyển đến Trường Đại học Y khoa Cairo, nơi có nhiều khám phá đột phá hơn. Trong số tất cả các bộ xương, 50% của nam, 50% của nữ và 23,6% thuộc về trẻ em [thậm chí trẻ một tuổi]. Điều đó nói lên rằng cả gia đình công nhân xây dựng sống xung quanh các kim tự tháp. Phân tích DNA đã xác nhận lý thuyết đó. Khám phá về cuộc sống gia đình đã phá vỡ lý thuyết nô lệ là những người xây kim tự tháp và phát hiện tiếp theo đã một lần nữa lật tẩy thực tế đó.

Sau khi phân tích sâu hơn về các mảnh xương, các nhà khoa học đã phá hiện ra cách một số trường hợp bị gãy xương và sau đó được chữa lành. Các nhà nghiên cứu so sánh xương được chữa lành của công nhân với xương tương tự được chữa lành của những nhà quý tộc và thấy rằng nạn nhân nhận được sự chăm sóc y tế như nhau. Việc hàn gắn xương gãy ở Ai Cập cổ đại đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và thời gian vốn không dành cho người nô lệ. Nhưng các công nhân kim tự tháp đã nhận được sự đối xử đặc biệt đó.

2 Kim tự tháp được xây dựng bởi lượng nhân lực ít hơn nhiều so với ước tính trước đây. Nguồn: Historyofyesterday

Khi một người bị gãy xương, người đó sẽ được nằm xuống và kiểm tra các vết thương. Sau đó, bác sĩ sẽ kéo cánh tay hoặc chân bị gãy và trợ lý của anh ta giữ chi lành. Điều đó sẽ làm giảm gãy xương và vết thương sau đó sẽ được điều trị bằng một loại khoáng chất không rõ nguồn gốc, mật ong và được bọc trong vải lanh. Mật ong được sử dụng hàng ngày cho đến khi vết thương lành. Các bác sĩ ở Ai Cập cổ đại có tay nghề cao đến mức họ thậm chí còn thực hiện thành công những ca cắt cụt chi.

Nhưng điều trị y tế cao cấp không phải là điều duy nhất mà những người xây dựng kim tự tháp được hưởng. Chế độ ăn uống của họ cũng ở mức cao. Vì chế độ ăn chủ yếu của người Ai Cập phổ biến là bánh mì, việc phát hiện ra xương cá, xương gia súc cho thấy người lao động tiêu thụ số lượng lớn thịt. Điều này cũng phản ánh việc lực lượng lao động được nuôi dưỡng tốt, được cung cấp thực phẩm tốt nhất.

Mặc dù những người xây dựng kim tự tháp được đối xử tốt, cuộc sống của họ không hề dễ dàng. Họ sống ngắn hơn 10 năm so với những người thuộc tầng lớp quý tộc và xương của họ bị uốn cong cho thấy dấu hiệu của sự căng thẳng cao.

Tuy vậy, không phải người ta sử dụng 100.000 lao động và mất 30 năm để xây dựng các kim tự tháp. Đặc biệt là khi 100.000 người tương đương 10% dân số của Ai Cập cổ đại. Trên thực tế, Ai Cập cổ đại chỉ dùng 20.000 người và mất 20 năm để xây dựng Đại kim tự tháp Giza, bao gồm 2,3 triệu khối đá với mỗi khối nặng tới 10 tấn. Trong số 20.000 công nhân đó, 15.000 người trong số họ làm việc 12 giờ một ngày trong ba tháng và sau đó trở về làng của họ. Các công nhân mới sẽ thay thế họ. 5.000 người còn lại là công nhân chính và kỹ thuật viên cố định.

Bằng cách thực hiện một thí nghiệm lớn, chuyên gia xây dựng người Mỹ, Craig Smith, người xây dựng sân bay và tàu điện ngầm, đã xác nhận những con số đó. Và như vậy, lý thuyết dùng người nô lệ và với số lượng để xây dựng kim tự tháp đã được chứng minh là hoàn toàn sai./.

Để xây dựng một kim tự tháp cần hàng triệu khối đá với khối lượng mỗi khối từ 1,5 - 2,5 tấn. Và đến bây giờ câu hỏi vẫn đang làm các nhà khoa học đau đầu là làm sao những người Ai Cập cổ đại lại có thể di chuyển được những khối đá như vậy để xây nên công trình vĩ đại này.

Giả thuyết 1: Người Ai Cập xây kim tự tháp bằng cách “lăn” đá.

Đây là một trong những giả thuyết đầu tiên kể từ khi kim tự tháp được phát hiện. Theo đó, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các thanh gỗ buộc quanh khối đá rồi lăn tới địa điểm đã định sẵn. Tuy nhiên, giả thuyết này có một sơ hở lớn: dưới sức nặng của khối đá, các thanh gỗ này sẽ tạo ra một áp lực vô cùng lớn lên mặt đường và khiến cho đường đi có thể bị phá hủy nghiêm trọng. Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra, người Ai Cập cổ đại phải di chuyển 40 khối đá mỗi ngày mới kịp tiến độ xây dựng. Nếu vậy thì cho dù con đường có được thiết kế tinh vi đến đâu cũng không thể chịu nổi mức độ tàn phá do sức nặng của khối đá gây ra, đồng thời yêu cầu các quy trình bảo dưỡng đáng kể.

Nhà vật lý Joseph West và các cộng sự thuộc trường ĐH Indiana đã đưa ra một cách tiếp cận hoàn toàn khác, giúp cho phương pháp “lăn” đá này giảm được đáng kể mức thiệt hại gây ra đối với mặt đường, đồng thời có thể lăn được các khối đá dễ dàng hơn nhiều so với việc kéo lê. Ông và các cộng sự đã tiến hành phương pháp này bằng cách buộc các dây thừng xung quanh khối đá sao cho khối đá từ hình vuông giờ có dạng 12 cạnh, nhờ vậy có thể lăn dễ đàng. West đã thử nghiệm với một khối lăng trụ dài 40cm, cao 20cm và nặng khoảng 30kg. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 3 dây thừng buộc vào các mặt của khối đá, biến nó từ hình góc cạnh trở thành một khối có 12 cạnh. Sau đó, họ buộc thêm một sợi dây lên đỉnh khối đá và đo cường độ lực cần thiết để có thể di chuyển được khối đá. Theo đó, hệ số động lực học nếu di chuyển khối đá nhanh là 0,3 và cần 50 nhân công để có thể di chuyển khối đá nặng 2,5 tấn với tốc độ 0,5m/giây.


 

Giả thuyết 2: Người Ai Cập sử dụng nước để xây kim tự tháp

Nhóm các nhà vật lý thuộc Đại học Amsterdam [Hà Lan] lại cho rằng, câu trả lời cho bí ẩn này lại chính là nước. Dưới đây là hình ảnh được khắc trên nền mộ của vua Djehutihotep, tái hiện lại cảnh tượng một đoàn nhân công đang cùng nhau kéo một bức tượng lớn.

Điều khiến các nhà vật lý chú ý đó chính là hình ảnh người thợ đứng ngay dưới chân của bức tượng đang đổ nước xuống lớp cát bên dưới. Các nhà vật lý sau đó đã tiến hành thử nghiệm thực tế bằng cách kéo một vật nặng trên cát. Họ nhận ra rằng khi ngấm nước, cát sẽ không bị đùn lên và cản trở vật nặng khi di chuyển. Nhờ vậy lực ma sát tác động lên vật kéo được giảm đáng kể và lực kéo giảm xuống còn một nửa. Kết quả là chỉ cần một số ít nhân công so với ban đầu để di chuyển được vật nặng cần thiết.

Dù nhiều người tỏ ra hoài nghi về giả thuyết này nhưng các nhà vật lý Amsterdam tin rằng, nước chính là đáp án hoàn toàn khả thi và càng được củng cố niềm tin bằng những bức họa cổ chạm khắc từ thời xưa.

Giả thuyết 3: Kim tự tháp được xây từ trong ra ngoài

Kỹ sư xây dựng Peter James bác bỏ giả thuyết kim tự tháp được xây từ ngoài vào trong đã tồn tại nhiều thế kỷ nay khi cho rằng, người Ai Cập cổ đại không thể kéo các khối đá nặng hàng tấn lên các bờ dốc thoai thoải và xây kim tự tháp từ ngoài vào trong. Theo ông, thực chất họ đã xây từ trong ra ngoài. Cụ thể hơn, người Ai cập dựng phần lõi bên trong bằng những tảng đá nhỏ và nhẹ hơn, sau đó bao bọc bên ngoài bằng các tảng đá to được di chuyển nhờ giàn giáo.

Theo James, cách thức người Ai Cập cổ đại xây kim tự tháp cũng giống như xây nhà thời hiện đại. Có khả năng là họ đã xây 4 góc kim tự tháp trước, tương tự như 4 góc nhà, sau đó tạo ra 4 lối vào ở trung tâm kim tự tháp. Tiếp theo, phòng chứa lăng mộ sẽ được xây bằng đá granite. Từ bờ tường của phòng cất chứa lăng mộ, người Ai Cập cổ đại có thể xây các bờ dốc thoải bên ngoài bằng những khối đá nhỏ và nhẹ hơn theo các đường ngoằn ngoèo đã định sẵn, xếp chồng lên nhau theo từng lớp một. Sau đó, họ sẽ kéo các tảng đá nặng theo những đường dốc thoải trên các ván trượt hoặc sử dụng giàn giáo gỗ để xếp đá bên ngoài kim tự tháp. James cho rằng, khi xây được phần còn lại của kim tự tháp, các tảng đá từ trên đỉnh trở xuống sẽ được đặt đúng chỗ và ăn khớp với cấu trúc như các miếng xếp hình Lego.

Ông rất chắc chắn về giả thuyết của mình vì nhận thấy rằng không có khối đá nào có độ dày quá 30-40cm. Bên cạnh đó, ông có thể khẳng định thêm về giả thuyết của mình nhờ rada và máy quay nhiệt.

Video liên quan

Chủ Đề