Các nguyên nhân gây mỏi cơ

Các nguyên nhân gây mỏi cơ

Chào bác sĩ, tôi là Hoàng (38 tuổi), gần đây tôi thường cảm thấy đau nhức, mỏi mệt ở nhiều vị trí trên cơ thể đi kèm với căng thẳng, nhức đầu, mất tập trung ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và cuộc sống. Mong bác sĩ cho biết tôi đang mắc bệnh gì? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào Hoàng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Các bác sĩ xin đưa ra một số thông tin về triệu chứng đau nhức cơ bắp mà bạn đang mắc phải để bạn có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp với tình trạng của mình như sau:

1. Đau nhức cơ bắp là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau nhức cơ bắp

3. Cách tự xử lý

4. Xét nghiệm sàng lọc

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đau nhức cơ bắp bệnh là gì?

Đau nhức cơ bắp là triệu chứng bệnh lý cơ xương khớp hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua. Bạn có thể bị đau cơ bắp ở một phạm vi nhỏ, cũng có thể đau ở toàn bộ cơ thể, đau từ nhẹ đến dữ dội. Đau nhức cơ bắp có thể xảy ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài trong vòng vài tháng khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây căng thẳng, lo lắng cho người bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau nhức cơ bắp

Đau nhức cơ bắp do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:

- Cơ thể thiếu canxi trong xương, thiếu vitamin D: Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, thường xuyên đau nhức mỏi chân tay, móng tay, chân dễ gãy, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, thiếu sinh khí.

- Suy tĩnh mạch dẫn đến nhức mỏi chân tay: Người mắc bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, tiểu đường, các bệnh về cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương…… sẽ thường bị suy tĩnh mạch, là một hiện tượng mà các tĩnh mạch chèn ép các dây thần kinh và mạch máu khiến cho giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ, khớp nên hay có cảm giác nhức mỏi tay chân.

- Chấn thương xương khớp, tụ máu do vết thương cũng khiến cho xương khớp tay chân bị ảnh hưởng, gây đau nhức; đau chân cách hồi; loạn trương lực cơ; chuột rút; bệnh cúm; bệnh Lupus; bệnh Lyme; sốt màng não miền núi…

- Các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, viêm đa rễ thần kinh, các bệnh về gan, thận,  hội chứng đau xơ cơ, hội chứng đau cân cơ..

- Do tác dụng của các loại thuốc điều trị như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau.

- Do các yếu tố bên ngoài tác động như: Làm quá nhiều công việc nặng, nằm hoặc ngồi lâu sai tư thế, tập luyện thể dục quá sức, hoặc vận động các cơ khớp không kỹ trước khi luyện tập, lười vận động…cũng là nguyên nhân gây nên nhức mỏi chân tay.

Các nguyên nhân gây mỏi cơ

3. Phương pháp tự chăm sóc khi bị đau nhức cơ bắp

- Chườm túi nước đá lên vùng sưng trong 20 phút vài lần trong ngày; Sử dụng băng nén để giảm sưng; Nâng cao chân bằng gối để giảm tình trạng sưng và đau.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali, canxi như tôm,cá, cua.., các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1,B6,B2) giúp tăng cường lưuthông máu tới các bộ phận của cơ thể, giảm đau và phục hồi chức năng của dâythần kinh các cơ, khớp.

- Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn phải uống ít nhất 2l/nước để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể

- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, thể dục thường xuyên nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe để cơ thể được khỏe mạnh.

- Thư giãn tinh thần, thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

4. Các xét nghiệm sàng lọc tìm ra nguyên nhân

  • Thăm khám lâm sàng
  • Xét nghiệm máu
  • Điện giải đồ
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Sinh thiết cơ 
  • Đo điện cơ

5. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi gặp triệu chứng nhức mỏi chân tay kéo dài và thường xuyên, gây khó chịu cho sức khỏe và tinh thần, phát ban, có dấu hiệu bị nhiễm trùng như sưng tấy, viêm đỏ tại vùng đau nhức, tiếp tục đau cơ khi đã áp dụng biện pháp tự chăm sóc và sau khi dùng thuốc, người bệnh nên đến ngay các cơ sở ý tế chuyên khoa xương khớp để bác sĩ có thể khám và tư vấn hỗ trợ điều trị kịp thời.

Trong các trường hợp đặc biệt như khó thở, chóng mặt, cơ thể suy yếu, sốt cao hoặc cứng cổ, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức để kịp thời cứu chữa.

Trong trường hợp của bạn Hoàng, nếu như triệu chứng đau nhức cơ bắp ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bạn nên đi khám để được chuẩn đoán và sớm điều trị nếu có bệnh. Bạn có thể đặt khám bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.