Biến pháp tích cực để giảm thiểu rủi RO đó biến động thị trường nông sản

[TBTCO] - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khi đề cập đến những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nông sản xuất khẩu cứ “đến hẹn lại lên” ùn tắc ở khâu xuất khẩu. Chúng ta “hay quên”, vì khi giải phóng ùn tắc tại cửa khẩu xong thì những câu chuyện đó lại trôi đi mà không kiên trì tìm các giải pháp đối phó việc đứt gãy.

PV: Thưa Bộ trưởng, ông đã từng phát biểu việc ùn ứ hàng hóa nông sản ở các cửa khẩu là do chúng ta bị động? Vậy ông có thể nói rõ hơn căn nguyên này được không?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu đã phát sinh nhiều năm. Mỗi khi xảy ra câu chuyện, chúng ta lại nháo nhào tìm nguyên nhân, đặt ra những câu hỏi: Tại sao lại lệ thuộc 1 thị trường lớn? Sao không đa dạng, không phát triển thị trường 100 triệu dân? Sao không tăng chế biến hàng hoá mà lại xuất khẩu thô? Sao không chuẩn hoá chất lượng, làm ăn chính ngạch? Sao không đầu tư phát triển logistics?...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan

Đó là những câu hỏi từ 3 - 5 năm trước nhưng chúng ta "hay quên", vì khi giải phóng ùn tắc tại cửa khẩu xong thì những câu chuyện đó lại trôi đi mà không kiên trì tìm các giải pháp đối phó việc đứt gãy. Cách làm kinh tế của chúng ta vẫn "mù mờ" cung và cầu, không đi vào quỹ đạo; đôi khi giống như đi buôn chuyến nhiều hơn là hợp tác bài bản, kết nối cung cầu.

Ở các địa phương, hoạt động nuôi trồng hầu hết là thả nổi người nông dân tự làm. Hầu hết địa phương cũng chỉ biết trồng bao nhiêu ha, các câu chuyện cụ thể hơn về mùa vụ sản lượng chất lượng, thị trường còn chưa chắc chắn. Tư duy sản xuất nông nghiệp mới chú ý tạo ra sản lượng, chưa có tư duy kinh tế, tìm kiếm thị trường, vênh nhau giữa sản xuất và thị trường.

Quan hệ thương nhân 2 bên vừa qua cũng là vấn đề, hoàn toàn phụ thuộc vào biến động thị trường,… Chúng ta cần có giải pháp căn cơ, từ gốc, làm chủ được câu chuyện thị trường sẽ hạn chế thấp nhất rủi ro…

PV: Từ những chia sẻ của Bộ trưởng, có thể thấy sản xuất chưa tính đến thị trường, chưa tính đến nhu cầu tiêu dùng. Nhưng vấn đề này không phải là mới như Bộ trưởng đã chia sẻ từ 3 - 5 năm trước, vậy tại sao đến bây giờ chưa có lối ra bài bản?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Theo tôi gần như là câu chuyện bị quên lãng. Chúng ta say sưa nhất định với thành tích xuất khẩu và thật sự nhờ đó mà bà con đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, những vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, những nông sản thường xuyên có mặt tại thị trường Trung Quốc thấy bản báo cáo kết quả xuất khẩu hằng năm và hồ hởi với kết quả đó.

Nguồn: Hải quan Lạng Sơn Đồ họa: Hồng Vân

Chúng ta không nghĩ tới rủi ro, trong khi rủi ro luôn luôn hiện hữu trước mắt. Đây là dịp cả Bộ NN&PTNT với trách nhiệm quản lý nhà nước ngành nông sản, Bộ Công thương và hiệp hội ngành hàng rau củ quả cùng ngồi lại để giải mã, đặt từng câu hỏi, đưa ra giải pháp và tiến độ theo yêu cầu của Thủ tướng là chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Đồng thời phải có tiến độ rõ ràng, hành động nhất quán từ cơ quan quản lý nhà nước, địa phương và có sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng cũng như các DN xuất khẩu nông sản qua thị trường Trung Quốc.

PV: Chất lượng sản phẩm cũng là vấn đề then chốt. Đôi khi ùn ứ cũng do sản phẩm không đạt chuẩn để xuất khẩu. Bộ lọc chất lượng sản phẩm của chúng ta đã lơi lỏng ở khâu nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công thương thường xuyên tổ chức, hướng dẫn DN về những thay đổi của thị trường. Nhưng nhiều DN, nhất là DN vừa và nhỏ, rất thờ ơ. Bản thân DN phải năng động, tìm kiếm những thông tin thị trường, trong đó có quy định về từng loại thị trường. Thị trường Trung Quốc chuyển từ thị trường dễ tính sang khó tính từ lâu rồi. Họ đã thông báo cho mình, chứ không phải đột ngột.

DN là người dẫn dắt nông dân sản xuất, bởi vì DN mua như thế nào thì người dân sản xuất như thế. Nếu DN thấy thị trường Trung Quốc là thị trường khó tính, tầng lớp trung lưu nhiều, họ tìm kiếm nông sản không như ngày xưa nữa thì chính DN đó sẽ dẫn dắt người nông dân. Bản thân DN lại đang dễ dãi với chính mình.

Tôi phát hiện, mọi bẫy của chúng ta nằm ở 3 chỗ: nông dân tư duy mùa vụ, mùa nào tính mùa đó; DN tư duy thương vụ, thương vụ nào tính thương vụ đó; còn chính quyền tư duy nhiệm kỳ.

Chúng ta nghĩ ngắn quá, cho nên cứ thấp thỏm từng mùa vụ, như đánh bài may rủi, rồi khi gặp vấn đề lại trách thị trường khó tính, để ùn ứ. Thay vì "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", nhiều khi chính chúng ta phải xem lại mình trước.

PV: Về dài hạn, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu thành lập tổ nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản hiện đang chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Theo Bộ trưởng, cần triển khai những định hướng lớn như thế nào để giải quyết vấn đề tiểu ngạch?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tôi đã lên lịch chủ trì các công việc, để bắt đầu con đường chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Mỗi sự thay đổi đều không đơn giản và đều phải có lộ trình nhưng nếu chúng ta không khởi hành thì sẽ không có kết thúc.

Chúng ta cũng tách bạch ra các công việc: việc nào bộ, ngành trung ương làm, việc nào địa phương làm, việc nào hiệp hội ngành nghề làm.

Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều việc, như tổ chức lại ngành hàng, tổ chức lại từ khâu sản xuất đến thị trường thông qua hệ thống hạ tầng logistics. Bắt đầu từ việc xây dựng trung tâm kết nối nông sản xuất khẩu, hiện đã triển khai ở Quảng Ninh, tới đây là Lạng Sơn, Cần Thơ. Tại đây, phía bạn có thể đưa bộ phận thông quan, kiểm dịch sang, nghĩa là kiểm một lần bên này rồi xe chạy suốt, có thể đi sâu vào nội địa tùy theo mối quan hệ của thương nhân hai bên. Nếu có trường hợp ùn ứ, chúng ta đóng gói, sơ chế, tạm trữ được một thời gian để tránh nông sản nằm ở container vì rủi ro rất nhiều. Khi xảy ra dịch bệnh thì đó là một "vùng xanh" để chứng tỏ nông sản của chúng ta bảo đảm tiêu chuẩn quy định phòng dịch của phía bạn.

Sắp tới Bộ NN&PTNT dự thảo đề án về xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sau khi tham khảo ý kiến của các đơn vị liên quan.

Chúng tôi cũng xây dựng đề án riêng cho thị trường EU. Việc cần làm là liên minh để xuất khẩu vì EU là thị trường tiềm năng rất lớn với 27 quốc gia.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Bởi Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến

Giới thiệu về cuốn sách này

1. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình thực hiện quy hoạch:

a] Phân vùng bảo vệ môi trường

Căn cứ vào mức độ và phạm vi tác động môi trường, mục tiêu bảo vệ môi trường chính. Khu vực nghiên cứu quy hoạch được chia thành 7 phạm vi ưu tiên bảo vệ môi trường chính:

* Ưu tiên 1 - Khu vực phát triển đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ: Xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, các trung tâm thương mai dịch vụ, khu sinh thái,… gắn với bảo vệ cảnh quan cây xanh, mặt nước, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn tập trung của mỗi khu chức năng.

* Ưu tiên 2: Khu vực ở sinh thái: Hình thành các khu dân cư với mật độ xây dựng thấp, công viên sinh thái, phát triển hài hòa cảnh quan và môi trường. Có các giải pháp thu gom và xử lý nước thải hiệu quả, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh môi trường.

* Ưu tiên 3: Khu công nghiệp, công nghệ cao, logistics: Định hướng phát triển công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường theo chương trình giám sát môi trường tổng thể và chi tiết. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.

* Ưu tiên 4: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Định hướng phát triển ngành nông nghiệp sạch, chất lượng cao; Hạn chế và sử dụng hợp lý, đúng kỹ thuật hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học,…

* Ưu tiên 5: Khu dịch vụ du lịch: Xây dựng các công trình phù hợp, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải phù hợp, hiệu quả, bảo đảm các tiêu chí kỹ thuật, mỹ quan và môi trường.

* Ưu tiên 6: Khu vực đất cây xanh: Cần được duy trì, phát triển, đầu tư quy hoạch, thiết kế, tăng tính thẩm mỹ; trồng các loại cây phù hợp, ưu tiên sử dụng các chủng loại cây trồng đặc trưng của thành phố và từng khu vực cụ thể [theo khí hậu, thổ nhưỡng]; có biện pháp chăm sóc hợp lý, hạn chế sử dụng hóa chất.

* Ưu tiên 7: Khu vực nông nghiệp và dân cư nông thôn: Khuyến cáo người dân sử dụng hợp lý hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, từng bước tiến dần đến phát triển nông nghiệp sạch; Xây dựng cộng đồng dân cư nông thôn theo tiêu chí phát triển nông thôn mới, có lối sống lành mạnh, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

b] Các quy định về môi trường và vùng đệm cảnh quan đối với từng khu vực:

Căn cứ theo mức độ tác động tới môi trường xung quanh và các quy định trong quy chuẩn hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đề xuất các quy định cụ thể nhằm quản lý các nguồn và hoạt động tác động đến môi trường trong khu vực quy hoạch như sau:

Bảng phân khu vực và các quy định cụ thể đối với công tác quản lý và bảo vệ môi trường

Các khu vực nhạy cảm về môi trường

Các quy định quản lý cụ thể

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn

Việc quy định khoảng cách an toàn về môi trường phải được tuân thủ theo QCVN 01:2008/BXD, tối thiểu là 1.000m; hình thành hành lang cách ly cây xanh; bố trí các điểm quan trắc chất lượng môi trường và công khai số liệu để người dân được biết. Xây dựng kế hoạch giải tỏa, bố trí tái định cư theo lộ trình từ trong ra ngoài.

Sân bay Đà Nẵng

Kiểm soát quy hoạch chiều cao, quy hoạch không gian cây xanh cách ly và quy hoạch đô thị quanh sân bay. Xung quanh khu vực sân bay hạn chế phát triển khu ở, chỉ phát triển thương mại - dịch vụ, giải trí,....

Khu vực phát triển công nghiệp, logistic

Khu công nghiệp, logistic đặt ở vị trí không nằm trong khu dân cư và ở cuối hướng gió. Khoảng cách ly tối thiểu với khu vực dân cư là 50m. Diện tích cây xanh được bố trí dày trong từng cơ sở công nghiệp, tạo khoảng cách ly vệ sinh với khu dân cư .

Khu vực ven sông, kênh mương thủy lợi và hồ cảnh quan tự nhiên

Các thủy vực trong khu vực như sông, kênh mương thủy lợi, ven các hồ cảnh quan đảm bảo vùng đệm xanh cách ly tối thiểu 20 m tới công trình xây dựng.

Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác [đường giao thông, bãi đỗ xe, nhà máy xử lý nước thải, nghĩa trang…]

Đảm bảo cách ly cây xanh đối với công trình ven trục giao thông tối thiểu 2m.

Khu vực bãi đỗ xe: xung quanh bãi đỗ xe cần tính toán việc trồng cây xanh bao phủ, nghiên cứu biện pháp bố trí khuất tầm mắt không gây ảnh hưởng đến khu dân cư

Khu vực xây dựng nghĩa trang tập trung đảm bảo khoảng cách tối thiểu đến khu dân cư [100÷500]m [tùy thuộc vào loại hình táng] và phải có hệ thống bảo vệ môi trường;

Khu vực xây dựng trạm trung chuyển chất thải răn đảm bảo khoảng cách ly tối thiểu 100m tới khu dân cư.

Hệ thống xử lý nước thải: vùng đệm khu xư lý nước thải phải xây dựng hàng rào quanh công trình, trồng cây xanh với chiều rộng 10m, hệ thống giao thông vào khu vực thuận lợi với giao thông đối ngoại; Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu từ [10÷500]m, tùy thuộc vào quy mô và công nghệ xử lý [có tính hệ số bất lợi như đặt đầu hướng gió...].

c] Các giải pháp quản lý và giảm thiểu tác động môi trường

* Các giải pháp phi công nghệ

- Tăng diện tích cây xanh cách ly đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật giữa các khu công nghiệp, khu trung chuyển hàng hóa, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ và khu dân cư, khu vực đường sắt;

- Bố trí vệt cây xanh trên các tuyến giao thông hợp lý, tăng cường dải cây xanh cách ly trên các tuyến trục giao thông chính, đường sắt [đặc biệt với khu vực dân cư, bệnh viện, trường học…];

- Tăng cường giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân; Khuyến cáo sử dụng nhiên liệu, năng lượng sạch, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch;

- Thực hiện tốt công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, chuyển đổi ngành nghề và hướng nghiệp cho nhân dân;

- Quản lý chặt chẽ quá trình xây dựng;

- Khuyến cáo người dân sử dụng nước cấp, quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm;

- Chính sách ưu tiên đầu tư và ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng năng lượng sạch, có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả và sử dụng lao động địa phương; Đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu vực;

- Quản lý chặt chẽ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo các trạm xử lý luôn hoạt động liên tục, đúng công suất và quy trình kỹ thuật, đảm bảo nước thải đầu ra luôn đạt các quy chuẩn về môi trường, khi phát hiện sự cố phải kịp khời xử lý và có biện pháp dự phòng;

- Tăng cường công tác quản lý buôn bán hóa chất bảo vệ thực vật và kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm; Hướng dẫn người dân sử dụng hóa chất đúng quy cách, liều lượng, khuyến cáo sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất. Vận động người dân có ý thức thu gom bao bì hóa chất sau khi sử dụng tập trung đưa đi xử lý.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa  phương và người dân trong công tác thực hiện quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường;

- Tăng cường công tác giám sát và quản lý môi trường;

* Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt:

+ Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt như nội dung đề xuất quy hoạch. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận;

+  Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý đạt yêu cầu môi trường đối với nguồn loại A [nếu có], cần được lưu chứa ở hồ để kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý và tái sử dụng cho nhu cầu tưới cây, rửa đường, dự phòng cứu hỏa,...

+ Cần có giải pháp thu gom, xử lý hiệu quả bùn thải phát sinh từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; Có sự kiểm tra, quan trắc định kỳ bùn thải, đặc biệt là bùn thải công nghiệp;

- Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp:

Nước thải công nghiệp phải được xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Việc xử lý nước thải công nghiệp phải được kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không để xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến môi trường.

Thu gom hiệu quả, tăng cường công tác phân loại rác tại nguồn, vận chuyển chất thải rắn về khu xử lý chất thải của khu vực theo như quy hoạch đã đề xuất. Đặc biệt đối với chất thải nguy hại cần được quản lý chặt chẽ và đưa về khu xử lý chất thải nguy hại theo đúng tiêu chí kỹ thuật, quy định pháp luật hiện hành.

Các giếng khoan, giếng đào sau khi không sử dụng cần được trám lấp theo đúng kỹ thuật để đảm bảo không bị sụt lún và gây ô nhiễm môi trường nước ngầm;

Xây dựng và cải tạo chỉnh trang các nghĩa trang phục vụ cho dân cư như nội dung đề xuất quy hoạch. Bố trí cây xanh cách ly và các giải pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải phát sinh.

Khuyến cáo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân xây dựng bể biogas, hầm ủ sinh học để xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi, phế thải trong sản xuất nông nghiệp, rác thải hữu cơ.

2. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu khi triển khai quy hoạch:

Là một thành phố ven biển duyên hải miền Trung, Đà Nẵng đã, đang và sẽ nằm trong sự đe dọa nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng nhất thiết phải gắn liền với các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm hướng đến chiến lược phát triển bền vững. Các giải pháp được đề xuất theo hai hướng tiếp cận thích nghi và giảm thiểu. Thích nghi bao gồm việc đề xuất các biện pháp bảo vệ con người và không gian bằng cách giảm thiểu khả năng nhạy cảm với BĐKH, quản lý rủi ro, điều chỉnh các hoạt động kinh tế để giảm nhẹ ảnh hưởng và cải thiện khả năng sản xuất kinh doanh. Giảm thiểu là giải pháp làm chậm quá trình BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển, thực hiện cơ chế phát triển sạch.

* Các giải pháp thích ứng

- Quy hoạch tổng thể nguồn nước, xây dựng hệ thống dự trữ, các công trình đập trữ nước, hồ chứa nhằm cân bằng nguồn nước trong mùa mưa và mùa khô.

- Có chế độ quan trắc và kiểm tra thường xuyên đối với chất lượng nguồn nước ao, hồ, sông, suối; kiểm tra nghiêm nghặt việc thu gom, xử lý và xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

 Xây dựng nguyên tắc dùng nước; thay đổi thói quen dùng nước; tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng nước và tiết kiệm nước.

- Tăng mật độ cây xanh đô thị để giảm hiện tượng ốc đảo nhiệt, đồng thời có biện pháp quy hoạch trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo đảm khai thác hiệu quả đất lâm nghiệp, duy trì và nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, chống sa mạc hóa, xâm thực, suy thoái đất.

- Có hệ thống cảnh báo sớm, ngăn ngừa những rủi ro và thiệt hại một cách nhanh chóng.

- Tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng, cải tạo hệ thống thoát nước, lắp đặt hệ thống bơm dự phòng trong trường hợp lũ lụt.

- Quy hoạch cao trình nền phải đảm bảo hành lang thoát lũ an toàn và xem xét tác động tổng thể của quy hoạch một khu vực đến các khu vực lân cận cũng như đến các địa phương khác như khu vực Quảng Nam.

- Việc quy hoạch xây dựng nhà máy thủy điện thượng nguồn dọc sông cần phải xem xét đến các tác động tiềm tàng của lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.

- Đối với các khu vực có khả năng bị xâm thực do nước biển dâng cần xây dựng hệ thống tường/đê biển.

- Quy hoạch phân vùng bảo tồn; vùng khai thác du lịch, vùng dân cư ven sông, ven biển;

- Xây dựng hệ thống đê bao, đập ngăn mặn.

- Xây dựng hệ thống quan trắc và phân tích độ mặn xem xét tác động đến nguồn nước ngọt ở tại thủy vực đồng thời tránh nguy cơ làm phá hủy hệ sinh thái thủy sinh.

- Phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, hạn chế sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tiết kiệm tài nguyên đất, nước…

* Các giải pháp giảm nhẹ

- Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng với các phương tiện sử dụng năng lượng sạch như tàu điện, … giảm phương tiện giao thông cá nhân.

- Tập trung phát triển công nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, từng bước loại bỏ, thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch, tận dụng những lợi thế riêng có để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt lưu ý gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sinh cảnh quý giá của địa phương.

Video liên quan

Chủ Đề