Nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm

“Đầu vào” tăng giá, “đầu ra” thế nào ?


Ảnh minh họa
Dưới sức ép của việc tăng giá nhiều loại nguyên liệu "đầu vào", nhiều doanh nghiệp [DN] sản xuất các mặt hàng thiết yếu đang tính chuyện tăng giá bán sản phẩm. Song thực hiện việc này cũng không dễ, tăng giá bán không những phải tính toán kỹ, mà cần phải tính đến khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại.

Sức ép tăng giá

Công ty Giấy Sài Gòn cho biết, biến động tỷ giá giữa USD và VND đã làm tăng khoảng 2% giá nguyên liệu nhập khẩu trong thời gian vừa qua. Hiện tại, công ty nhập khẩu khoảng 10% giấy nguyên liệu để sản xuất. Đây là tỷ lệ đã được điều chỉnh sau khi có những biến động về tỷ giá. Thời điểm một, hai năm trước, tỷ lệ này phải ở mức khoảng 30%. Bên cạnh sức ép về tỷ giá, ngành sản xuất giấy với đặc trưng sử dụng nhiều nước, điện nên cũng sẽ chịu tác động mạnh của việc tăng giá của hai mặt hàng này. Giá điện, nước tăng trung bình 7%, giá thành đơn vị sản phẩm giấy cũng sẽ tăng thêm gần 1%. Con số này xét trên từng đơn vị sản phẩm là nhỏ nhưng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, đồng nghĩa là tăng giá bán sản phẩm.

Theo Công ty CP Bibica, tổng chi phí sản xuất tại đây đang tăng 5-7% so với trước. Giá mua sữa, hương liệu, phụ gia tại thị trường nước ngoài tăng, cùng với việc tỷ giá biến động đã làm tăng 20% giá nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi đó, chi phí điện toàn công ty và nhà máy tăng thêm khoảng 200 triệu đồng mỗi tháng. Ở ngành may mặc, nhiều DN cho biết, từ đầu tháng 3 giá vải do các công ty trong nước cung cấp cũng như vải nhập ngoại đều tăng 10-20%, cộng với các yếu tố khác như điện, nước, lương nhân viên đều tăng đã khiến giá thành sản phẩm tăng 15-25%. Các siêu thị lấy hàng cũng đòi tăng chiết khấu lên 1-1,5% vì các lý do chi phí điện, nước, lương nhân viên tăng.

Như vậy, việc tăng giá bán là điều không thể tránh khỏi dù đã chấp nhận giảm lợi nhuận và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Vấn đề là phải tính toán thời điểm và mức tăng để không gây sốc với người tiêu dùng.

Theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng tăng giá của các mặt hàng trong năm nay sẽ không quá tập trung mà dàn trải. Hàng nội hóa và hàng tiêu dùng sẽ tăng trong khoảng quý I và II, trong khi hàng nhập khẩu nhiều khả năng sẽ tăng tính thích ứng bằng cách điều chỉnh theo cơ chế linh hoạt theo tỷ giá ngoại tệ. Vào quý III và đặc biệt quý IV, giá có tăng lần 2 hay không còn phụ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ và cán cân cung cầu cho từng nhóm mặt hàng. Dự báo, năm 2010 mặt bằng giá sẽ tăng xấp xỉ 10%.

Phải tính đến cạnh tranh

Từ đầu tháng 3 đến nay, các DN thép đã 2 lần điều chỉnh giá thép với tổng mức tăng khoảng 600 nghìn đồng/tấn. Theo các DN thép, nguyên nhân chính do giá phôi, giá điện, than tăng… thực chất đây chỉ là một phần nguyên nhân, vì hiện nay ngành thép còn phụ thuộc phần lớn vào thị trường thế giới. Mặc dù phôi sản xuất trong nước chiếm 60% tổng lượng cho sản xuất thép [còn lại 40% phôi phải nhập khẩu], nhưng nguyên liệu cho sản xuất phôi là thép phế liệu vẫn phải nhập tới 70%. Trong khi đó, giá thép phế liệu, phôi thép trên thị trường thế giới trong những tháng qua vẫn có xu hướng tăng. Từ đầu tháng 3 đến nay, giá phôi đã tăng thêm 15-20 USD/tấn, ở mức 530-535 USD/tấn và thép phế liệu ở mức từ 400-450 USD/tấn. Cùng với giá nguyên liệu "đầu vào" trên thị trường thế giới tăng mạnh thì ở trong nước, giá than, giá điện, chi phí vận chuyển cũng đã đồng loạt tăng kể từ đầu tháng đến nay nên việc tăng giá bán sản phẩm là điều khó tránh khỏi.

Hiện giá bán thép xây dựng giao tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu và chưa có thuế giá trị gia tăng phổ biến ở mức 12-12,8 triệu đồng/tấn, tùy từng khu vực, thương hiệu và phương thức thanh toán. Bộ Công thương cho biết, theo lộ trình cam kết với WTO, thời gian tới, một số sản phẩm thép sẽ không được hưởng ưu đãi và bảo hộ cao về thuế nhập khẩu, tính cạnh tranh với sản phẩm thép nhập khẩu sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh với thép ngoại, các DN sản xuất thép không còn con đường nào khác là đầu tư đổi mới công nghệ ít tiêu hao năng lượng, công suất lớn, ổn định sản xuất, củng cố hệ thống phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ, điều chỉnh giá bán linh hoạt hơn.


Khi bài toán lưu thông hàng hóa, nguồn lao động hay sản xuất an toàn... còn chưa giải quyết triệt để, hiện nay các doanh nghiệp lại đối mặt với nỗi lo khan hiếm nguồn cung, nguyên liệu và giá cả hàng hóa đầu vào tăng cao. Thời điểm này, các doanh nghiệp đang cố gắng đủ nguyên liệu để không gián đoạn sản xuất, nhưng họ cũng vẫn đang đối mặt với rủi ro vì giá nguyên liệu đầu vào tăng và chưa có điểm dừng.

Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Nhựa và Thiết bị y tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, mức tăng trưởng thấp. Nguyên nhân do dịch COVID-19 bùng phát kéo dài dẫn đến việc hạn chế đi lại, gia tăng chi phí cả 2 chiều xuất và nhập khẩu. 

Bên cạnh đó, việc khôi phục sản xuất ở các nước trên thế giới dẫn đến tình trạng bị khủng hoảng năng lượng. Hiện giá xăng, dầu tăng làm cho giá vận chuyển cả đường thủy và đường bộ tăng từ 200-300%. 

Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào cũng đang tăng giá và khan hiếm. Chính vì vậy, 10 tháng năm 2021, sản lượng của Công ty mới chỉ đạt 80% so với cùng kỳ. Hiện, Công ty có 2 nhà máy nhưng công suất mới chỉ hoạt động từ 30-75% và tập trung vào một số mã hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch. 

Ông Nguyễn Anh Tuyến, Giám đốc sản xuất cho biết: Ngay từ đầu năm, khi chưa bùng phát dịch lần thứ 4, doanh nghiệp đã phải "cân não" với bài toán chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao và các chi phí phát sinh từ công tác phòng chống dịch và logictis... Tuy nhiên, những tháng cuối năm "cơn bão' giá nguyên liệu và xăng, dầu khiến nguy cơ doanh nghiệp bị "tổn thương" nhiều hơn. Chính vì vậy, chúng tôi rất cần sự chia sẻ từ Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các tổ chức tín dụng, ngân hàng để doanh nghiệp và người lao động ổn định một cách thực chất.

Một trong những lĩnh vực đang phải đối mặt với giá cả tăng chóng mặt gần đây là lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. 

Ông Nguyễn Khải Hoàn, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương cho biết: Do tình hình giá nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất xi măng như: điện, than, dầu, thạch cao... trên thị trường thế giới tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất cũng đội lên. Những yếu tố này dẫn đến giá xi măng trên thị trường tăng theo, những ngày cuối tháng 10, giá xi măng đã tăng rất mạnh, trung bình từ 80-100 ngàn đồng/tấn. 

Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng kỷ lục trong vòng 7 năm trở lại đây đã tác động rất mạnh tới sự tăng trưởng kinh tế nói chung và tạo áp lực đối với sản xuất và tiêu dùng trong những tháng cuối năm. 

Báo cáo của Sở Công thương cho thấy xăng, dầu là 1 trong 3 nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao, trong đó giá xăng đã tăng 6,15%, lập đỉnh cao nhất trong vòng 7 năm qua, giá dầu diezel tăng 7,54%, làm cho giá nhóm nhiên liệu tăng 6,01%. 

Trong đó, giá xăng RON95-III bán lẻ tại thị trường Ninh Bình lên tới 24.830 đồng/lít. Ông Nguyễn Khải Hoàn cho biết: Giá xăng, dầu tăng có tác động mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng dầu như vận tải hàng hóa, điều này trực tiếp làm gia tăng giá thành sản phẩm ở cả khâu sản xuất và lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù thời gian qua, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã rất nỗ lực trong công tác phòng chống dịch, mang lại hiệu quả thiết thực, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần duy trì đà tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, hoạt động cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào thiếu hụt, thị trường tiêu thụ sản phẩm chậm... làm tăng nguy "đứt gẫy" chuỗi cung ứng, sản xuất và tăng tỷ lệ tồn kho.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, mặc dù chỉ số tồn kho của các sản phẩm công nghiệp đã giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một số ngành vẫn có chỉ số tồn kho cao như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 87,55%; sản xuất đồ uống tăng 66,67%; sản xuất trang phục tăng 65,61%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy gấp 8,1 lần; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 87,58%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học gấp 2,9 lần; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 54,52%...

So với tháng trước, chỉ số tồn kho tháng 10 năm nay vẫn tăng 2,06%. Số lượng tồn kho một số sản phẩm chủ yếu đến 30/9/2021 là: giày, dép 3,1 triệu đôi; đạm urê 19,2 nghìn tấn; phân NPK 34,5 nghìn tấn; phân lân nung chảy 16,9 nghìn tấn; kính nổi 90,5 nghìn tấn; xi măng 7,0 nghìn tấn; thép cán các loại 18,7 nghìn tấn; camera và linh kiện điện tử 4,4 triệu cái; loa, tai nghe điện thoại 741,2 nghìn cái; kính máy ảnh 500 cái; xe ô tô 5-14 chỗ 84 chiếc...

Theo dự báo của các ngành chức năng, áp lực giá trong 2 tháng cuối năm là rất lớn. Nguyên nhân là chi phí nguyên liệu đầu vào tất cả các lĩnh vực từ phân bón, nguyên vật liệu xây dựng, chi phí vận chuyển xăng dầu... trong nước đều tăng cao. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện tại nhiều doanh nghiệp cho rằng họ cần được tháo gỡ bằng những biện pháp hỗ trợ thiết thực, cụ thể, sát sườn hơn nữa. 

Bài, ảnh: Nguyễn Thơm

Video liên quan

Chủ Đề