Biện pháp sử dụng các loài thiên địch trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là biện pháp nào

   Chúng tôi xin chia sẻ một số biện pháp phòng trừ hiệu quả:

    1. Kiểm tra cây trồng thường xuyên

    Thường xuyên kiểm tra vườn cây và xung quanh vườn, khi phát hiện sâu và ổ trứng của sâu hại cần tiêu diệt ngay để tránh bùng phát mạnh.

    2. Tạo môi trường cho côn trùng có ích [thiên địch] phát triển

    Có hơn 100 họ côn trùng [sâu hại] như nhện, rầy mềm, rệp… Những loài côn trùng này có thể làm thức ăn cho những loài côn trùng [thiên địch] có ích khác như các loài bọ rùa, kiến ba khoang, chuồn chuồn...

    Tạo điều kiện cho các loài thiên địch này bằng cách trồng các loài hoa thiên nhiên như cỏ ba lá, cỏ linh lăng, hoa soi nhái… xung quanh vườn hay chỗ trống gần vườn rau để kích thích sự phát triển của côn trùng có ích đến tiêu diệt sâu hại.

    3. Che chắn theo hàng rau, hoặc làm nhà lưới, nhà màng

    Dùng băng vải, nilon dựng thành khung hoặc chắn xung quanh vườn hoặc theo các hàng rau bảo vệ rau khỏi côn trùng tấn công. Kỹ thuật này có hiệu quả với một số bọ cánh cứng, và bọ xít hại dưa leo, rau ăn lá…

    Biện pháp này thường áp dụng đối với một số loại rau dưa leo, hoặc các loại rau không cần cho thụ phấn. Kỹ thuật này cũng có tác dụng giảm sương giá và dịch hại khác tấn công [chuột, bọ, ốc…]. Ngoài ra, nhà lưới, nhà màng còn có tác dụng kéo dài mùa vụ gieo trồng rau, bảo vệ rau khỏi các điều kiện môi trường bất lợi và ngăn chặn sâu bệnh và dịch hại tấn công.

    4. Bẫy cây trồng

    Trồng một số cây rau không quan trọng gần vườn rau để nhử côn trùng tập trung vào nhằm giảm áp lực gây hại cho rau. Sau đó tiêu diệt những cây nhử này khi côn trùng tập trung mật độ cao, gây hại nhiều.

    5. Dùng giống kháng

    Nếu người trồng rau có điều kiện, có thể áp dụng một số giống kháng côn trùng theo khuyến cáo. 

    6. Điều chỉnh thời vụ gieo trồng

    - Theo dõi thông tin nghiên cứu về tập tính một số loài côn trùng có mật độ cao vào thời điểm nhất định trong vụ trồng để bố trí thời vụ [ví dụ, bẫy đèn, thông tin trên truyền hình].

     - Theo dõi dự báo sâu bệnh trên các thông tin công cộng để bố trí trồng lệch pha với thời điểm côn trùng bùng phát phá hại nặng.

    7. Trồng xen nhiều loài rau, luân canh khi cần

    Trồng xen là trồng từ  2 đến nhiều loại rau trong một khu vực trong cùng thời vụ; Luân canh là trồng mỗi vụ một loại rau khác nhau trên cùng diện tích đất trồng nhằm ngăn côn trùng bùng phát mật số cao gây hại trên một loại rau. 

    8. Vệ sinh đồng ruộng và giữ cho cây khỏe mạnh

   - Cây khỏe không hấp dẫn côn trùng tấn công, nếu bị côn trùng tấn công thì khả năng phục hồi nhanh và sản phẩm tiêu thụ được trên thị trường.

    - Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, nơi chứa chấp dịch hại [côn trùng, chuột, ốc…] thường xuyên và sau khi thu hoạch không còn nơi trú ngụ của sâu hại, trứng và nhộng trong các tàn dư cây trồng. 

    - Cày xới đất sau thu hoạch ngay để phơi đất hoặc lợi dụng thiên địch [chim] diệt nhộng, trứng, mầm bệnh, ổ chuột, bọ, cắt dứt nguồn gây hại cho vụ tới. 

     9. Áp dụng thuốc trừ sâu hữu cơ, sinh học

    - Một số loại thuốc trừ sâu có thể áp dụng sản xuất rau hữu cơ được các cơ quan chuyên môn công bố được phép sử dụng bao gồm Bt [Bacillus thuringiensis], thuốc trừ sâu cây cúc, thuốc trừ sâu rotenon, xà phòng trừ sâu, thuốc từ gốc cây Neem, các loại dầu thực vật .v.v…Khi sử dụng, cần phải đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến cán bộ chuyên môn, kỹ thuật trước khi sử dụng cho rau hữu cơ.

Sưu tầm

trần ngọc thắng

I. Khái niệm và tác dụng của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

1. Khái niệm.

Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách hợp lí.

2. Tác dụng.

II. Nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

 1. Trồng cây khoẻ.

- Cây khoẻ: Là cây có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, không mang mầm bệnh, có tính chống chịu cao...

- Trồng cây khoẻ có tác dụng:

+ Cho năng suất, chất lượng nông sản cao.

+ Hạn chế được sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại trên đồng ruộng.

2. Bảo tồn thiên địch.

- Thiện địch: Là những loài sinh vật có khả năng tiêu diệt những sinh vật gây hại cho mùa màng.

+ Mèo: tiêu diệt chuột

+ Chuồn chuồn kim: tiêu diệt bướm hại.

+ Bọ ba khoang: tiêu diệt các loài sâu hại...

- Tác dụng: hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu hại trên đồng ruộng.

3. Thăm đồng thường xuyên.

- Kịp thời phát hiện những dấu hiệu của sự thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở cây trồng để từ đó có những biện pháp điều chỉnh hợp lí.

- Kịp thời phát hiện những dấu hiệu của sự nhiễm sâu bệnh, sự xuất hiện của cỏ dại, sự phá hại của chuột...để từ đó có những biện pháp phòng trừ hợp lí.

4. Nông dân trở thành chuyên gia.

Để trở thành chuyên gia thì nông dân cần phải:

+ Thường xuyên trau dồi kiến thức về trồng trọt và bảo vệ thực vật.

+ Vận dụng những kiến thức đã tích luỹ được vào thực tiễn sản xuât.

+ Phổ biến kiến thức cho người khác cùng áp dụng.

III. Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

 1. Biện pháp kĩ thuật.

- Những biện pháp cụ thể:

+ Làm đất, làm vệ sinh đồng ruộng.

+ Tưới tiêu, bón phân, bón vôi hợp lí.

+ Luôn canh cây trồng, gieo trồng đứng thời vụ.

- Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.

+ Nhược điểm: Hiệu quả phòng trừ thường không cao.

 2. Biện pháp sinh học.

- Khái niệm: là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc những sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hai do sâu bệnh gây ra.

- Hướng sử dụng:

+ Sử dụng thiên địch.

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học: chất kháng sinh, chất gây ngán, chất dẫn dụ...

- Ưu, nhược điểm.

+ Ưu điểm: Có tác dụng lâu dài và không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản.

+ Nhược điểm: Khó sử dụng, tốn kém

3. Sử dụng giống cây trồng có khả năng kháng sâu bệnh.

- Khả năng kháng sâu bệnh của cây trồng do gen quy định.

+ Giống Lúa N203: kháng đạo ôn, rầy nâu.

+ Giống Lúa CH5: Kháng khô vằn, bạc lá.

+ Giống Ngô lai LVN4: kháng sâu đục thân, sâu đục bắp.

- Ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm: Vừa nâng cao năng suất vừa hạn chế được sự phát triển của dịch hại.

+ Hạn chế: khó chọn ra được giống cây trồng thích hợp.

4. Biện pháp hoá học.

- Khái niệm: SGK

- Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm: tiêu diệt sâu bệnh nhanh, rộng

+ Nhược điểm: có thể gây ngộ độc cho người và gây ô nhiễm môi trường.

- Yêu cầu khi sử dụng:

+ Chỉ được sử dụng khi dịch hại đã tới ngưỡng gây hại mà các biện pháp khác tỏ ra không có hiệu quả.

+ Chỉ được sử dụng những loại thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng.

+ Phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

5. Biện pháp cơ giới vật lí.

Là biện pháp sử dụng tay, vợt hoặc các loại bẫy như bẫy bả, bẫy đèn, bẫy dính...để tiêu diệt sâu hại.

 6. Biện pháp điều hoà.

Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái.

Video liên quan

Chủ Đề