Bị nhiễm chì thì phải làm sao

Bác sĩ Huỳnh Quang Đại, Khoa Nội tổng quát Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, bộ môn Hồi sức cấp cứu chống độc Đại học Y Dược TP HCM, cho biết chì là kim loại nặng, độc tính mạnh, có khả năng tích lũy sinh học trong cơ thể, lâu dần sẽ gây bệnh. Kim loại này không mùi, không vị nên bằng mắt thường không thể phát hiện sự tồn tại của nó trong thực phẩm, chỉ khi kiếm nghiệm mới xác định được.

Chì có thể nhiễm vào nước, thức ăn, thực phẩm..., với lượng nhỏ trong ngưỡng quy định thì không gây hại bởi nó sẽ được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi. Tuy nhiên, sử dụng hàng ngày với hàm lượng chì vượt ngưỡng, lâu dần sẽ tích lũy, gây ngộ độc chì mạn, biểu hiện bởi tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, sốt và ảnh hưởng thần kinh.

Ngộ độc chì chia làm 2 nhóm. Thứ nhất là cấp tính gây tăng áp lực nội sọ, tổn thương não cấp, nơron thần kinh, triệu chứng thường gặp là nôn, lơ mơ, hôn mê, co giật. Thứ hai là mạn tính, độc tố tích lũy dần dần trong cơ thể. Trẻ càng nhỏ tác hại càng nặng và gây ra tình trạng rối loạn chức năng của nơron thần kinh. Bệnh nhi có thể bị kích thích tăng động, giảm thần kinh nhận thức, giảm trí thông minh (IQ). Ngộ độc chì được coi là ngộ độc báo động và được kiểm soát đặc biệt ở Mỹ.

Bệnh nhân bị ngộ độc chì cấp cần đưa đến bệnh viện cấp cứu và dùng thuốc giải độc chì chuyên sâu. Trường hợp ngộ độc mạn tính thì cần loại bỏ khả năng tiếp xúc với chì từ trong đất, cát, vật liệu xây dựng, nguồn nước phải kiểm tra có bị nhiễm chì hay không, không để các bé tiếp xúc với pin. Trong khẩu phần dinh dưỡng cần bổ sung thêm sắt và canxi.

Tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì do Bộ Y tế ban hành nêu rõ: Chì không có vai trò có lợi về sinh lý với cơ thể. Nồng độ chì máu toàn phần bình thường là dưới 10 mg /dl, nồng độ lý tưởng là 0. Con người có thể tiếp xúc với chì qua nhiều nguồn khác nhau như:

- Thực phẩm: Đồ hộp có chất hàn gắn hộp sử dụng chì, đồ nấu ăn bằng chì, các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm từ môi trường do không được kiểm soát tốt.

- Các thuốc nam: dùng uống, bôi, được dân gian gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi…lưu hành bất hợp pháp có chì (hồng đơn).

- Sơn có chì: Các loại sơn cũ, đồ chơi dùng sơn chì.

- Môi trường sống: Bụi từ sơn chì cũ, đất bị nhiễm sơn chì, ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp có chì, dùng xăng có chì, nước từ đất ô nhiễm, hệ thống ống dẫn nước bằng chì (loại ống cũ), không khí từ các hoạt động công nghiệp có chì, khói do xăng dầu có chì.

- Nghề nghiệp có nguy cơ cao phơi nhiễm chì như sửa chữa bộ tản nhiệt động cơ, sản xuất thuỷ tinh, hướng dẫn tập bắn, thu gom đạn, nung, nấu chì, tinh chế chì, đúc, cắt chì, sơn, công nhân xây dựng (làm việc với sơn chì), sản xuất nhựa polyvinyl chloride, phá, dỡ tàu, sản xuất, sửa chữa và tái sử dụng ắc quy.

- Các nguồn có chì khác: Đồ dùng bằng gốm sứ thủ công có chì, mảnh đạn chì trên cơ thể, pin có chì, lưới đánh cá buộc chì.

Theo khuyến cáo, trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm chì, người dân có thể đến các bệnh viện để yêu cầu xét nghiệm độc chất này trong máu cũng như các xét nghiệm lâm sàng. Một người được chẩn đoán xác định nhiễm chì khi: Tiếp xúc với các nguồn có chì hoặc xuất hiện triệu chứng gợi ý, đồng thời xét nghiệm chì trong máu cao hơn 10 mg/dl (tiêu chuẩn bắt buộc).

Da bị nhiễm chì là vấn đề nhiều người mắc phải. Nếu để lượng chì trong da tăng lên và lâu dần theo thời gian thì có thể khiến làn da trở nên yếu, mỏng và dễ bị nám, mụn hay các vấn đề khác.

Cùng tham khảo da bị nhiễm chì là gì, nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết trong bài viết sau nhé!

1. Da bị nhiễm chì là gì? Nguyên nhân gây ra?

Chì thuộc kim loại nặng. Đối với cơ thể con người, kim loại này không mang lại lợi ích.

Tuy nhiên, nó vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể, nhất là làn da, gây ra tình trạng nhiễm chì.

Bị nhiễm chì thì phải làm sao

Vì sao da bị nhiễm chỉ?

Vậy nguyên nhân da mặt bị nhiễm chì là gì?

Hàng ngày cơ thể chúng ta thụ động tiếp nhận một lượng chì đến từ những nguồn như sau:

  • Các loại chế phẩm từ in ấn như: mực in, giấy, tạp chí, giấy báo,...
  • Các loại đồ chơi của trẻ em với thiết kế nhiều màu sắc có thể chứa chì hoặc đạn chì.
  • Các quá trình sản xuất ắc quy, xăng dầu, sơn hay từ các nhà máy công nghiệp nặng khác.
  • Các quá trình sản xuất đồ gia dụng có màu sắc sặc sỡ.
  • Các loại thuốc cam chứa chì xuất xứ không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân gây ngộ độc chì ở trẻ. 
  • Mỹ phẩm làm đẹp như: son, kem trắng da, thuốc nhuộm, sơn móng tay. 
  • Ngoài ra, chế độ ăn uống (ăn thực phẩm chứa nhiều thủy phân) cũng có thể khiến cơ thể nhiễm chì, kim loại nặng.

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng da nhiễm độc chì là do sử dụng mỹ phẩm.

  • Vì để tạo màu cho các loại mỹ phẩm mà chì thường được kết hợp trong thành phần. Kim loại nặng không tan như chì rất dễ tích tụ ở màng dịch tế bào, gây hại cho làn da.
  • Cụ thể, một khi chì có cơ hội tiếp xúc và lắng đọng trong da, chúng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Nhất là trong trường hợp không tẩy trang kỹ sau khi trang điểm.
  • Chúng khiến làn da thiếu đi oxy và năng lượng, khiến làn da trở nên yếu đi theo thời gian, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài môi trường.
  • Các nghiên cứu da liễu cũng cho biết làn da của phụ nữ dễ gặp phải vấn đề nhiễm chì hơn đàn ông vì việc sử dụng mỹ phẩm như son, kem làm trắng da và thuốc nhuộm nhiều hơn.

2. Dấu hiệu da bị nhiễm chì là gì?

Làn da nhiễm chì thường cho thấy các biểu hiện sau một thời gian dài, nên bạn cần quan sát kỹ mới có thể nhận ra.

Da bị sạm, xỉn màu

Nếu bạn cảm thấy làn da trở nên xỉn màu, sạm, thiếu sức sống mà không rõ nguyên nhân thì có thể đó là do nhiễm chì.

Đây là dấu hiệu thường bị xem nhẹ. Vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện này. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên sử dụng mỹ phẩm đi kèm với biểu hiện này thì nên xem lại nhé!

Bị nhiễm chì thì phải làm sao

Các dấu hiệu cho thấy da bị nhiễm chì

Da bị nám, tàn nhang xuất hiện nhiều mà không rõ lý do.

Da nhiễm chỉ rất dễ bị nám và tàn nhang. Làn da xuất hiện nhiều đốm nâu mà không biết tại sao.

Da sần sùi, dễ kích ứng

Nếu bạn đang sở hữu một làn da thường khỏe mạnh nhưng theo thời gian lại trở nên sần sùi, nhạy cảm và dễ kích ứng thì có thể là da đang nhiễm độc chì.

Da nổi nhiều mụn

Da nổi các nốt mụn bọc, mụn cám, mụn mủ thì cũng có thể là do nhiễm chì. Bởi tình trạng này khiến da yếu đi, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra mụn.

Xuất hiện dấu hiệu lão hóa

Da bị lão hóa  xuất hiện nếp nhăn, bị chảy xệ, độ đàn hồi kém thì cũng có thể đến từ nguyên do nhiễm độc chì.

Đây là những dấu hiệu cơ bản của làn da bị nhiễm chì. Tuy nhiên, thay vì tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, nhiều chị em lại chọn sử dụng mỹ phẩm để che đi. Điều này vô hình trung lại khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn, khiến da yếu và xấu đi rất nhiều.

Để biết phương pháp điều trị da nhiễm độc chì thế nào hiệu quả, hãy tiếp tục tham khảo những thông tin sau nhé.

3. Phương pháp điều trị da nhiễm chì

Có rất nhiều cách thải độc chì khác nhau, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân.

3.1 Điều trị da nhiễm chì tại spa

Tại các spa, trung tâm da liễu, da nhiễm chỉ thường sẽ được điều trị chuyên sâu để lấy lại sức sống.

Mỗi cơ sở có một phương pháp điều trị da nhiễm chì riêng như: đắp mặt nạ collagen tươi, mặt nạ carbon, mặt nạ tảo biển, điện di,... Nhưng phổ biến nhất vẫn là laser.

Phương pháp laser carbon với khả năng hấp thụ độc tố, sẽ loại bỏ chì trên bề mặt da, thanh lọc da từ sâu bên trong lỗ chân. Từ đó, làn da sẽ trở nên khỏe mạnh, se khít và mịn màng hơn. 

Chỉ sau 1 liệu trình, lỗ chân lông thông thoáng, làn da trở nên hồng hào và tươi trẻ hơn. Các vấn đề dầu thừa, nếp nhăn li ti cũng được cải thiện.

Ngoài ra, các phương pháp đắp mặt nạ, điện di cũng mang đến công dụng thải độc da nhiễm chì hiệu quả. 

Bên cạnh đó, nếu bạn không đủ tài chính thì có thể tham khảo cách điều trị da nhiễm chì tại nhà.

3.2 Thải độc da nhiễm chì bằng nước chanh ấm

  • Nước chanh ấm không chỉ thanh lọc cơ thể mà còn giúp đào thải chì ra khỏi bề mặt da một cách hiệu quả. Đó là lý do bạn nên uống 1 cốc chanh ấm vào buổi sáng để loại bỏ độc tố, giúp làn da khỏe mạnh hơn.
  • Nước chanh ấm cũng thúc đẩy lưu thông hệ tuần hoàn, cho da hồng hào, mịn màng. Bạn có thể thêm vào một chút mật ong nữa để làm đẹp làn da, chống lão hóa.
  • Thói quen này cũng giúp kích thích các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận được hoạt động tốt. 

Tuy nhiên, những ai mắc phải các bệnh lý về dạ dày thì không nên thử cách này. Bên cạnh đó, hãy uống thật nhiều nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố của cơ thể.

Bị nhiễm chì thì phải làm sao

Một số cách trị da nhiễm chì

3.3 Thải độc da nhiễm chì bằng rau cần tây

Cần tây không chỉ là loại rau mang đến giá trị dinh dưỡng cao mà còn rất tốt cho làn da. Rất nhiều chị em uống nước cần tây để detox cơ thể, giảm cân.

Riêng với da bị nhiễm chì, cần tây không chỉ loại bỏ độc tố mà còn giúp chống oxy hóa cho da giữ được độ đàn hồi, tươi trẻ.

Để thực hiện cách trị da nhiễm chì bằng rau cần tây hãy thực hiện theo các bước sau:

  1. Lấy rau cần tây rửa sạch, cắt nhuyễn, cho vào ly nước ấm.
  2. Đậy kín ly trong khoảng 20 phút để lấy chất dinh dưỡng.
  3. Lấy bông tẩy trang sạch thấm nước rau cần rồi thoa lên mặt,
  4. Bạn đợi cho da khô thì rửa mặt lại bằng nước là xong.

Với cách điều trị da nhiễm chì trên, bạn có thể thực hiện 2-3 lần/tuần vừa đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí.

4. Những lưu ý khi điều trị da nhiễm chì

Ngoài những cách mà bạn áp dụng trên để điều trị da bị nhiễm chì, thì bạn cũng cần tuân thủ theo những lưu ý như sau:

  • Giữ vệ sinh làn da sạch sẽ, thường xuyên tẩy trang để làn da không bị hư tổn bởi cặn trang điểm, cặn mỹ phẩm.
  • Duy trì chế độ chăm sóc da hàng ngày khoa học để làn da khỏe mạnh và không bị các yếu tố bên ngoài môi trường tấn công.
  • Nên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, nhiều rau xanh, trái cây, không uống rượu bia, cà phê, hút thuốc, tránh thực phẩm có nhiều thủy ngân dễ gây nhiễm độc chì.

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu rõ da bị nhiễm chì là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách trị.

Bình chọn bài viết: (4.38 / 8 bình chọn)