Bị lở miệng bao lâu thì khỏi

Nhiệt miệng là vấn đề thường gặp ở nhiều người, thông thường chỉ sau vài ngày là tình trạng này sẽ khỏi. Vậy, tại sao có nhiều trường hợp nhiệt miệng lâu khỏi? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời bạn nhé!

1. Nhiệt miệng thường kéo dài bao lâu?

Nhiệt miệng hay loét áp tơ là vết loét nông ở vùng miệng, xuất hiện ở phần lưỡi, lợi hoặc má [phía trong môi]. Chúng thường có kích thước khoảng từ 1 đến 2mm. Nhiệt miệng dễ tái phát và có tính chất lặp lại với chu kỳ giống nhau, chúng bắt đầu bằng một hoặc vài đốm trắng nhỏ, sau đó đốm trắng này sẽ to dần và đồng loạt vỡ ra sau vài ngày. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng vết loét nhiệt miệng ảnh hưởng tới quá trình ăn uống cũng như giao tiếp của người bệnh. Nếu không có biến chứng nặng thì thường sau 7 – 10 ngày nhiệt miệng sẽ khỏi hoàn toàn. Trường hợp nhiệt miệng kéo dài quá 2 tuần thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu về bệnh lý và điều trị kịp thời.

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra những nguyên nhân gây nên nhiệt miệng, chỉ có thể xác định một số yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng hoặc các sinh vật gây nhiễm trùng, ký sinh trùng,… Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân có thể gây tổn thương miệng bao gồm: Đánh răng quá mức, cắn vào miệng, dị ứng với một số vi khuẩn hoặc do áp lực.

Nhiệt miệng hay loét áp tơ là vết loét nông ở vùng miệng, xuất hiện ở phần lưỡi, lợi hoặc má [phía trong môi]

2. Nhiệt miệng lâu khỏi và dễ tái phát – Nguyên nhân do đâu?

2.1. Nhiệt miệng lâu khỏi do chủ quan

Nhiệt miệng kéo dài và lâu khỏi có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ quan là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nhiệt miệng vốn tính nên nhiều người thường chủ quan xem nhẹ và cũng có nhiều người chấp nhận “sống chung” với nhiệt miệng mà không chủ động điều trị. Tuy nhiên, nếu như không kịp thời điều trị thì nhiệt miệng có khả năng tạo nên nhiều biến chứng như viêm cấp, tấy đỏ, đau và có khả năng gây sốt, nổi hạch ở phía góc hàm.

Ngoài ra, hầu hết mọi người khi bị nhiệt miệng đều nghĩ rằng bị nóng trong người mà tự ý bổ sung các thực phẩm thanh nhiệt, mát gan,… mà chủ quan không tìm các nguyên nhân chính gây nên bệnh. Chính điều này đã khiến cho tình trạng bệnh lâu khỏi và trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để điều trị nhiệt miệng bạn cần tìm ra nguyên nhân rõ ràng, tránh chủ quan cho rằng bệnh có thể tự khỏi, bởi nhiệt miệng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác.

Nhiều người chủ quan dẫn đến tình trạng nhiệt miệng kéo dài và lâu khỏi

2.2. Nhiệt miệng lâu khỏi do điều trị sai cách

Có rất nhiều trường hợp vì muốn thoát khỏi các vết loét khó chịu mà đã sử dụng những cách điều trị không an toàn. Trong đó, có nhiều loại thuốc nếu lạm dụng không đúng về liều lượng sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như bội nhiễm, chậm phát triển ở trẻ hay loãng xương ở người lớn.

Không những vậy, việc tự mình sử dụng những loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiệt miệng mà không theo đơn kê của bác sĩ về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới gan, thận. Do đó, không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng là lựa chọn tối ưu cho việc điều trị nhiệt miệng. Để đảm bảo an toàn nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị tại nhà không an toàn cũng gây nên tình trạng nhiệt miệng kéo dài và không đỡ. Bởi vậy, nếu bạn có nhu cầu sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị tại nhà hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và dùng các nguyên liệu an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Điều trị sai cách cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng kéo dài

3. Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng

Điều trị nhiệt miệng mặc dù không khó khăn nhưng vẫn cần sự chu đáo và tỉ mỉ để vết thương nhanh lành. Khi điều trị bệnh lý này, bạn hãy chú ý những vấn đề dưới đây:

– Sử dụng thuốc đeo đúng đơn kê của bác sĩ.

– Sử dụng những loại nguyên liệu an toàn và tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ, dược sĩ nếu tự điều trị tại nhà.

– Bổ sung chất xơ bằng việc tăng cường rau xanh, hoa quả.

– Hạn chế các thực phẩm cay nóng, chiên giòn.

– Không uống các thực phẩm chứa cồn, cafein.

– Bổ sung các vi chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B12, B6 hoặc kẽm,…

– Súc miệng với nước muối 2 lần/ ngày.

– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và kịp thời điều trị các bệnh lý liên quan tới nhiệt miệng cùng các vấn đề sức khỏe khác.

Bạn đang thắc mắc không biết nhiệt miệng bao lâu thì khỏi. Cách điều trị nhiệt miệng như thế nào là hiệu quả thì hãy tham khảo nội dung này.
Nếu bạn đang cảm thấy rất khó chịu vì chứng nhiệt miệng và muốn biết nhiệt miệng bao lâu thì khỏi để bạn có thể ăn uống ngon miệng hơn. Nha khoa Oze sẽ chia sẻ với bạn thêm kiến thức hữu ích về nhiệt miệng để bạn nhanh chóng loại bỏ được cảm giác bất tiện khi ăn uống, sinh hoạt ngay dưới đây. 

Nhiệt miệng được xem là một bệnh lý đặc biệt, hầu hết mọi người đều mắc phải bệnh nhiệt miệng. Bệnh tự phát, rồi có thể tự khỏi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Rất khó để xác định nhiet mieng bao lau moi het hoặc xác định chính xác nhiệt miệng mấy ngày khỏi. Nhiệt miệng, lở miệng thường kéo dài từ 1-2 tuần. Bị lở miệng bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Do cơ địa mỗi người
  • Do cách chăm sóc sức khỏe cá nhân
  • Do cách điều trị

Lưu ý: Để xác định nhiệt miệng kéo dài bao lâu, chúng ta cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Để tránh bệnh nhiệt miệng biến chứng theo chiều hướng không tốt, chúng ta nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, nhiệt miệng bao lâu thì hết phụ thuộc một phần vào cách chúng ta chăm sóc bản thân. Để tránh nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, bạn nên tránh những sai lầm sau khi điều trị bệnh.

Quả thực, bệnh nhiệt miệng, hay còn gọi là lở miệng, các vết loét do nhiệt miệng có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài hơn 1 tuần mà chúng ta chủ quan không điều trị, các vết loét sẽ biến chứng như lan rộng, nhiễm trùng,… 

Một trong những cách điều trị bệnh nhiệt miệng theo Tây Y là dùng thuốc kháng sinh. Điều này sẽ giúp vết loét giảm đau và mau lành hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và gây lờn thuốc.

Nhiệt miệng bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của chúng ta. Trong trường hợp bị nhiệt miệng, nếu chúng ta ăn quá nhiều đồ chua, đồ cay, đồ nóng, thuốc lá, rượu,… thì sẽ khiến vết lở miệng trở nên nặng hơn. Do vậy, bạn nên chú ý chế độ ăn uống để vết lở loét miệng mau chóng lành thương hơn. Và bạn cũng nên tránh để cơ thể quá mệt mỏi, stress để  cơ thể có hệ miễn dịch tốt hơn, giúp bệnh mau lành hơn nhé.

Nhiệt miệng bao lâu thì khỏi sẽ không còn là vấn đề mà bạn quan tâm khi bị nhiệt miệng nếu biết đến cách chữa nhiệt miệng an toàn hiệu quả tại nhà dưới đây.

Dầu cây trà hay còn gọi là tinh dầu cây trà, có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu đi những sự khó chịu do vết viêm loét gây ra. Bạn chỉ cần dùng tăm bông bôi trực tiếp dầu cây trà vào vết lở miệng thì bệnh sẽ lành rất mau chóng. 

Công dụng và cách dùng tinh dầu bạc hà tương tự như dầu cây trà. Đây là một sự lựa chọn cho các bạn không phù hợp với tinh dầu cây trà.

Bạn hãy dùng nước lá trà xanh ngậm trong 5-10 phút, bạn có thể ngậm nhiều lần trong ngày. Trong nước lá trà xanh có tính sát trùng cao nên khi ngậm bạn sẽ loại bỏ được nỗi lo, nhiệt miệng bao lâu thì khỏi. 

Bạn dùng nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ cứng rồi dùng muỗng [thìa] nạo lấy phần thịt nha đam để tạo gel nha đam. Rồi bôi trực tiếp gel nha đam lên vết thương. Trong gel nha đam tươi mát có chất chống oxy hóa, enzyme và nhiều vitamin giúp cho vết loét dịu đi tức thì và hỗ trợ bệnh loét miệng mau lành hơn. 

Bạn có thể ngậm mật ong hoặc dùng tăm bông thấm mật ong và bôi lên chỗ lở miệng. Mật ong có tác dụng diệt nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt thanh dễ chịu nên bạn có thể nuốt mật ong sau khi ngậm để tăng hiệu quả điều trị. 
Mách bạn mẹo hay: Nếu bạn có thể tìm được cây cỏ mực, hãy giã nhuyễn cỏ mực lấy nước. Rồi trộn với mật ong, tạo thành hỗn hợp giúp vết lở miệng rất mau lành. 

Nếu bạn vẫn chưa hết lo lắng về vấn đề lỡ miệng bao lâu hết, bạn hãy đến ngay Nha khoa Oze để thăm khám. Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính gây nhiệt miệng và nhận được chỉ định điều trị hợp lý. Hơn nữa, bạn còn được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí về tình trạng răng miệng hiện tại để tránh được các bệnh lý và các biến chứng từ bệnh răng miệng. 

Nha khoa Oze đã giải đáp vấn đề nhiệt miệng bao lâu thì khỏi và đề xuất một số phương pháp điều trị nhiệt miệng an toàn, hiệu quả ngay tại nhà mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, bạn cần luôn ghi nhớ, không nên chủ quan và nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi. Bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất nếu thấy bệnh lở miệng càng ngày càng nặng hoặc kéo dài trên 10 ngày mà chưa khỏi.

Video liên quan

Chủ Đề