Bị kinh nguyệt đau bụng trong bao lâu

Đau bụng kinh là dấu hiệu gặp ở khá nhiều chị em phụ nữ xảy ra trước hoặc trong thời kỳ hành kinh. Nhiều chị em thắc mắc đau bụng kinh kéo dài trong bao lâu? Những trường hợp đau bụng kinh kéo dài nào bất thường gây ảnh hưởng tới sức khỏe? Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên.

Bị kinh nguyệt đau bụng trong bao lâu

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng gặp ở nhiều chị em phụ nữ khi đang tới chu kỳ kinh nguyệt. Cảm giác đau tức vùng bụng dưới kèm với nhiều triệu chứng khác như đau thắt lưng, chướng bụng, đầy hơi,…Ở một số chị em đau bụng kinh rất dữ dội kèm theo triệu chứng như chóng mặt, chân tay bủn rủn, người ra nhiều mồ hôi thậm chí có thể bị nôn, ngất, hôn mê.

Đau bụng kinh kéo dài bao lâu?

Đau bụng kinh thường xảy ra vào trước thời kỳ kinh nguyệt từ 7 – 10 ngày, cũng có thể là những cơn đau lâm râm và kéo dài tới ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của kỳ kinh nguyệt. Bình thường kinh nguyệt tới trong 3 – 7 ngày, tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Thời gian đau bụng kinh kéo dài bao lâu với mỗi người khác nhau, có người đau ít ngày, có người đau dài ngày, có người đau trước kỳ kinh, có người đau trong kỳ kinh nguyệt. Tính chất đau của mỗi người cũng khác nhau, có người đau âm ỉ nhưng có người đau dữ dội không thể chịu nổi phải sử dụng thuốc giảm đau.

Để xác đinh cơn đau bụng kinh kéo dài trong thời gian bao lâu cần tùy thuộc vào cơ địa của từng người và số ngày kinh của họ.

Xem thêm:

Đau bụng kinh kéo dài bao lâu gây nguy hiểm tới sức khỏe?

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại với nhóm đối tượng khác nhau:

Đau bụng kinh nguyên phát: Thường gặp ở các bạn gái mới bắt đầu có kinh, các cơn đau bắt đầu tước kinh nguyệt một ngày và không kéo dài quá 12 tiếng. Mức độ đau bụng ở mỗi người khác nhau, có người chỉ lâm râm đau, đau trong ngày đầu tiên khi có kinh rồi hết. Một số trường hợp phát sinh dữ dội và đột ngột khiến bạn gái không thể làm được gì, cơn đau kết thúc khi kinh nguyệt xuất hiện.

Đau bụng kinh thứ phát: Cơn đau bắt đầu nhiều ngày trước kỳ kinh nguyệt xuất hiện nhưng cũng có thể đau khi bắt đầu thấy kinh và đau cho tới khi sạch kinh mới hết.  Kèm theo đó là các triệu chứng như đau đầu, chân tay lạnh hoặc bủn rủn, đau mạnh vùng thắt lưng, hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy,…Trường hợp này thường gặp ở chị em đã qua tuổi dậy thì và đang ở thời kỳ sinh nở. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, chít lỗ cổ tử cung,..

Dấu hiệu đau bụng kinh kèm những triệu chứng dưới đây cần được lưu ý:

  • Đau bụng kinh kéo dài hơn 10 ngày kèm theo đó là các triệu chứng mất máu quá nhiều, cơ thể luôn mệt mỏi
  • Kinh nguyệt ra ít kéo dài của hiện tượng rong kinh
  • Đau bụng kinh dữ dội kèm hiện tượng nôn ói, ói mửa hoặc ngất xỉu trong ngày có kinh nguyệt
  • Kỳ kinh nguyệt kéo dài, lượng máu ra quá nhiều biểu hiện bằng các triệu chứng: cảm giác máu kinh ra ồ ạt đặc biệt phải thay băng vệ sinh thường xuyên
  • Kinh nguyệt màu đen và đau bụng. Máu kinh có mùi hôi, đóng cặn.
  • Đau bụng kinh kéo dài và khác thường

Đau bụng kinh kéo dài kèm một số biểu hiện trên chị em cần theo dõi sức khỏe của mình vì có thể đây là dấu hiệu của những bệnh lý phụ khoa. Cần sớm kiểm tra phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, tránh lao động thể lực, vận động quá sức khiến tình trạng đau bụng kinh nặng hơn.

Bị kinh nguyệt đau bụng trong bao lâu

Đau bụng kinh kéo dài gây nguy hiểm sức khỏe cần được thăm khám cụ thể

>>> Dấu hiệu đau bụng kinh nguy hiểm

Một số biện pháp giảm đau bụng kinh đơn giản hiệu quả

Để giảm bớt tình trạng đau bụng kinh giúp chị em dễ chịu hơn trong những ngày “đèn đỏ”, có thể áp dụng một số cách sau đâu:

  • Các cách dân gian giúp giảm đau bụng kinh được ưa chuộng như uống trà gừng, xoa dầu nóng trên bụng, uống nước lá ngải cứu, tắm nóng,…
  • Chế độ ăn uống khoa học, tránh các loại thức ăn cay nóng, các chất kích thích
  • Nghỉ ngơi phù hợp trong những ngày hành kinh, không được làm việc nặng hoặc quá sức khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn.
  • Tránh xa stress, căng thẳng, giữ cho tâm lý lạc quan vui vẻ
  • Cần vệ sinh sạch sẽ, không quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh

Một trong những biện pháp an toàn giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.  Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”

PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY

Theo Hregulator.net

Bị kinh nguyệt đau bụng trong bao lâu
Bị kinh nguyệt đau bụng trong bao lâu

Kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì hết? Mỗi người sẽ có thời gian hành kinh khác nhau và thời gian này dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe.

Với những bạn gái ở tuổi dậy thì có kinh lần đầu hoặc những chị em đang trải qua thời gian hành kinh kéo dài thì chắc chắn sẽ rất băn khoăn không biết kinh nguyệt bao lâu thì hết là bình thường? Nếu kinh nguyệt kéo dài 10 ngày, 15 ngày hay thậm chí 1 tháng thì có nguy hiểm không, có phải là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nào đó?

Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi từ sự tư vấn của bác sĩ Tạ Trung Kiên sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi kinh nguyệt bao lâu thì hết là bình thường và đâu là những nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài lâu mà bạn cần lưu ý.

Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết là bình thường?

Sẽ rất khó để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì hết bởi tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà thời gian hành kinh có thể dài ngắn khác nhau.

Ở phụ nữ trưởng thành, không sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết thì thời gian hành kinh không quá 7 ngày (có thể là từ 3 – 7 ngày), trong đó 2 ngày đầu là thời điểm mà lượng máu kinh ra nhiều nhất, những ngày sau đó lượng máu sẽ ít dần.

Với những phụ nữ có kinh nguyệt đều thì thời gian hành kinh thường là từ 3 – 5 ngày. Nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày thì gọi là rong kinh và nếu điều này lặp lại thường xuyên thì tốt nhất bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.

Ở các bạn gái trong độ tuổi dậy thì, kinh nguyệt kéo dài bao lâu hay chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là những thắc mắc rất thường gặp? Thực tế, kỳ kinh nguyệt lần đầu có thể kéo dài khoảng từ 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, trong năm đầu có kinh, đa phần kinh nguyệt của bạn sẽ không đều và thời gian hành kinh có thể hơi khác nhau giữa các chu kỳ.

Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là rong kinh?

Tình trạng kinh nguyệt kéo dài 10 ngày, 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng có thể là dấu hiệu của rong kinh. Rong kinh là rối loạn rất thường gặp ở phụ nữ, trung bình cứ 20 người thì có 1 người gặp phải.

Triệu chứng đặc trưng khi bị rong kinh là thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác đi kèm như:

  • Chảy máu nặng (băng vệ sinh ướt chỉ sau khoảng 2 giờ)
  • Cục máu đông nhiều
  • Đau nhiều, dữ dội ở phần bụng dưới
  • Mệt mỏi, khó thở.

Nếu không điều trị, tình trạng rong kinh kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, máu chảy nhiều trong thời gian hành kinh cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây đau bụng dưới và làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Kinh nguyệt kéo dài 10 đến 15 ngày có thể là dấu hiệu của bệnh lý?

Kinh nguyệt kéo dài cũng có thể là triệu chứng của các bất thường liên quan đến hormone, bất thường tử cung hoặc thậm chí là dấu hiệu ung thư.

Sự thay đổi về nội tiết tố hoặc quá trình rụng trứng có thể là “thủ phạm” khiến kinh nguyệt kéo dài. Nguyên nhân này rất thường gặp ở tuổi dậy thì hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh. Ngoài ra, cũng có thể là do các bệnh lý như rối loạn tuyến giáp hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.

Nếu có bất thường về nội tiết hoặc quá trình rụng trứng bị gián đoạn, niêm mạc tử cung sẽ trở nên dày hơn. Một khi có thể bong ra và tạo thành kinh nguyệt thì sẽ chảy ra nhiều máu hơn khiến thời gian hành kéo dài hơn bình thường.

  • Do dùng các loại thuốc như:
    • Thuốc ngừa thai
    • Aspirin và các chất làm loãng máu
    • Thuốc chống viêm.
  • Do các bệnh lý như:
    • U xơ tử cung hoặc polyp
    • Lạc nội mạc tử cung
    • Các bệnh lý về tuyến giáp
    • Viêm vùng chậu
    • Ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.

Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài do mỡ thừa tích tụ có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều estrogen hơn. Lượng estrogen dư thừa này có thể dẫn đến sự thay đổi về kinh nguyệt.

Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì bình thường? Nhìn chung, thời gian hành kinh trung bình của phụ nữ là từ 3 đến 7 ngày. Thực tế, bạn có thể có ít hoặc nhiều hơn con số trên 1 – 2 ngày. Nếu không có các triệu chứng như đau bụng dữ dội khi hành kinh, chảy máu nhiều thì không cần quá lo.

Tuy nhiên, bạn cần đi khám ngay nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, máu kinh ra nhiều hoặc đột nhiên chảy máu âm đạo không đúng ngày hành kinh.

Việc điều trị kinh nguyệt kéo dài như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ chảy máu, sức khỏe, tuổi tác và tiền sử bệnh. Cụ thể, bác sĩ có thể cho bạn:

  • Dùng thuốc bổ sung sắt
  • Dùng ibuprofen để giảm đau
  • Thuốc cầm máu giảm lượng máu chảy ra
  • Các loại thuốc ngừa thai, thuốc bổ sung hormone để điều hòa kinh nguyệt và giảm chảy máu.

Nếu sử dụng thuốc nhưng không đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nong nạo tử cung và soi tử cung.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.