Bao lâu phải thay dây cước tennis

1. Chuẩn bị dây

       Để căng một cây vợt chúng ta cần đoạn dây chiều dài là 10 – 12m dây, nếu mặt vợt to, dây 16×20 hay 18×20 thì cần từ khoảng 11m dây trở lên. Mặt vợt nhỏ hơn, dây thưa cỡ 16×18 hay 16×19 thì cần từ 10m – 10.5m là đủ. Một set dây nếu được cắt sẵn đóng gói thì nhà sản xuất luôn cắt sẵn 12m dây để bảo đảm dư căng cho tất cả các loại vợt.

Độ dài dây vợt tennis cần căng và kích thước đầu vợt

2. Thao tác với máy căng dây vợt

  • Bắt đầu: Đặt vợt vào máy căng, cân chỉnh số kg mà bạn muốn căng.
    • Căng dây dọc: Bắt đầu từ hai dây dọc ở chính giữa, kẹp dây và bắt đầu căng và kéo.
    • Phải căng từng dây một và theo một nguyên tắc đối xứng từ giữa mặt vợt ra ngoài với 2 dây song song được xâu vào thành hình chữ U bám chặt vào ngay điểm bắt đầu của một cây vợt . Số thứ tự của dây dọc, thứ tự căng từng dây được xếp theo 1,2,3,4,5,6,7,8 đến 16 hoặc 18 đường dây dọc.
    • Thắt mối gút kết thúc việc căng đoạn dây dọc. Để kết thúc phần căng dây dọc bạn có thể lựa chọn hai cách căng dây 2 nút thắt hay 4 nút thắt. Đối với hai nút chốt của dây dọc, cần chốt đúng lỗ đã được đánh dấu teo khuyến cáo của nhà sản xuất và chốt bằng tay để tránh phần gromment [lỗ xỏ dây] bị hỏng. Khi chốt phải chốt bằng tay và sử dụng kìm chuyên dụng.

Chốt dây dọc

  • Căng dây ngang:
    • Nếu bạn chọn kiểu căng dây “2 nút”, sau khi kết thúc việc căng dây dọc, chúng ta chỉ thắt 1 nút thắt duy nhất, và phần dây còn lại phía đối xứng [không thắt nút thứ 2], bạn bắt đầu xâu dây liền qua lỗ ngang và bắt đầu căng sợi ngang theo thứ tự cố định từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống. Tiếp tục xâu dây và căng dây ngang mà không gút mối gút thứ 2 của dây dọc. Kết thúc quá trình căng cây ngang theo kiểu 2 mối gút.
    • Nếu là kiểu căng dây “4 nút”, thay vì xâu dây qua lỗ ngang của vợt, chúng ta cắt dây mai ngay điểm kết thúc và gút mối thứ 2 của dây dọc. Vậy là đã xong dây dọc với một mảnh dây đã cắt rời ra và được thắt 2 mối gút đầu tiên, sau đây là 2 mối gút tiếp theo của dây ngang.

Căng dây tennis ngang

     Bắt đầu xâu dây ngang từ trên đầu vợt đi xuống, gút mối dây đầu tiên của dây ngang. Sau khi gút mối thắt đầu tiên của dây ngang, bắt đầu căng dây ngang theo trình tự từ trên xuống, chúng ta căng từng sợi ngang theo kiểu đan xen với dây dọc từ trên xuống và sau cùng là kết thúc quá trình căng dây ngang bằng một mối thắt gút sau cùng.

Việc căng dây cho vợt tennis đòi hỏi một số thao tác khéo léo và quan sát thật kỹ. Nếu dây được căng vào vợt đúng quy cách, khi bạn đánh sẽ rất đều và “nổ bóng” không bị tình trạng tịt bóng đến sau 1 tuần đánh mới có cảm giác nổ bóng. Và dây sẽ lâu bị chùng.

Xem thêm các video đáng chú ý về Nút thắt Parnell Knot

  • 1. video hướng dẫn từ chuyên gia 

  • 2. cách căng 4 nút từ chuyên gia

  • 3. Nút bắt đầu Starting Knot

  • 4. Nút kết thúc Parnell Knot

—®—

String Gauges : những định chuẩn về kích cỡ dây căng vợt

Các định chuẩn về kích cỡ dây căng vợt thông dụng nhất và nhiều bạn chơi biết nhất vẫn là 16, hoặc có khi 16L , 17 hoặc có một ít 18, có một số loại dây là 15. Những con số 16, 17 là một định nghĩa cho kích cỡ của dây là loại dây to, dây nhỏ v.v…. và thông số này nhà sản xuất thường ghi chú và in vào sản phẩm là Gauge để mô tả kích thước của dây.

Dây 15 là loại dây to. Dây 16 là dây nhỏ hơn loại 15 và ở việt nam ít thông dụng

Dây 17 là loại nhỏ hơn 15 và 16 và là cỡ dây thông dụng nhất ở Việt Nam. 


Ví dụ nhà sx ghi là Gauge : 17/125 tức là đường kích của dây là 1.25mm hoặc có loại dây ghi là1.20mm/17 Gauge. Thế thì 1.20 hay 1.25mm đều là cỡ dây 17 Gauge.

Sau đây là những định nghĩa chi tiết về thông số Gauge và đường kính dây tương ứng với mm : 

Gauge 15 : 1.41-1.49 mm Gauge 15L : 1.34-1.40 mm Gauge 16 : 1.29-1.33 mm Gauge 16L : 1.26-1.28 mm Gauge 17 : 1.20-1.25 mm

Gauge 18 : 1.11-1.19 mm

Những lưu ý nhỏ khi chọn kích cỡ dây : 

  • Dây kích cỡ to : độ bền của dây tốt hơn. 
  • Dây kích cỡ nhỏ hơn : cung cấp độ đàn hồi và xoáy nhiều hơn. 

Với loại dây 17 thì có loại nhỏ và loại to, ví dụ loại dây Poly Star Energy 17 hiện có bán tại Việt Nam ghi là1.20mm/17 Gauge nhìn thực tế bên ngoài nhỏ hơn hẳn các loại dây có thông số Gauge là 1.25/17.Những thông số này các bạn nên lưu ý khi lựa chọn dây và đôi khi nó lại ảnh hưởng đến những nhận xét về đặc tính của dây như : sao dây 17 lại nhẹ hoặc dây 17 lại nặng, hoặc dây 17 lại có độ đàn hồi tốt đến thế và xoáy v.v…. và thực tế thì dây 16L nhìn bề ngoài nó gần như dây 17 hoặc dây 17 loại 1.20mm thì nhìn thực tế như là dây 18. Đây là những thông tin rât quan trọng mà khi đánh giá và nhận xét từng loại dây hoặc chọn dây các bạn nên tham khảo.

Dây căng vợt: Cấu Trúc và Khái Niệm

Dây là một trong những thành phần quan trọng của Tennis. Nếu bạn chọn dây sai, có thể dẫn đến những chấn thương không đáng có. Những thông tin sau đây giúp các bạn mới tìm hiểu hoặc chưa quan tâm dây một cách đúng mức sẽ hiểu rõ những khái niệm và có thể chọn lựa và tìm cho mình một loại dây phù hợp với thể trạng và cách chơi của mình.
Giới thiệu về cấu trúc các và các cấu tạo của dây căng vợt:

Natural gut [dây mềm mại tự nhiên]:


được làm bằng ruột bò , sau nhiều công đoạn chế tạo và thêm mố hợp chất , người ta tạo ra một loại dây cực kỳ mềm mại và độ đàn hồi cực kỳ ổ định. Loại dây này thường dành cho các tay vợt chuyên nghiệp vì giá thành rất cao trong . Loại dây này dễ ảnh hưởng bởi thời tiết và độ ẩm. Thời tiết hay dộ ẩm thay đổi thì độ giãn nở nó rất nhanh thay đổi. Vì vậy với người chơi cấp CLB hay hội nhóm không nên chọn dây này.

Synthetic Gut [dây mềm mại nhân tạo]:


Loại này ra đời với những vật liệu tổng hợp nhưng vẫn bảo đảm độ mềm mại và một độ bền nhất định nhờ những cấu trúc đa dạng của các vật liệu nhân tạo , ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm. Phù hợp cho các bạn thích những loại mềm mại và bền hơn, giá rẻ hơn nhiều so với Natural gut. Loại dây này cho đến hôm nay vẫn đc rất nhiều người ưu chuộng qua các loạt dây Prince Synthegut Duraflex , Babolat Synthegut v.v…..

Nylon [một dạng dây thép – kẽm cứng vừa phải] :

Cũng là một loại dây tạo ra với các cấu trúc vật liệu tổng hợp Nylon poly amid với nhiều lớp Poly amid cấu trúc xoắn , phẳng bao bọc vào nhau tạo ra độ cứng nhất định và những đặc tính đi theo với sự thay đổi các cấu trúc đó. Dây điển hình cho cấu trúc Nylon đơn giản này là Prince Tournament

Polyester [một dạng dây thép – kẽm cứng]:


Polyester là một dạng dây với cấu trúc khá đơn giản: chúng bao gồm một sợi polyester đơn với một lớp phủ mỏng bề ngoài . Một dạng cấu trúc đơn gọi là MonoFilament. Đây là loại dây cứng chắc, độ đàn hồi rất ít. Một nhược điểm lớn của các loại dây này do tính chất cứng và độ đàn hồi ít nên độ căng [tension] giảm đi rất nhanh chóng. Chỉ một thời gian ngắn sau khi chơi , dây có thể bị trơ ra và độ đàn hồi hầu như mất đi mà người ta thường gọi là dây bị “chay” , phải thay thế liên tục.

Ngày nay với rất nhiều công nghệ chế tạo mới được đưa vào , dây Poly đã được loại bỏ hầu hết mọi yếu điểm vốn có của mình đó là khắc phục tối đa các Tennsion Loss . LuXinlon là một trong những nhà sx đi tiên phong trong việc cải tiến này. Họ đưa các các cải tiến như đưa nhiều lõi Polyester bện thành bó xoắn tạo thành lõi , kết hợp các vật liệu như sợi Peek , sợi Carbon hoặc các kim loại mềm nhằm khắc phục tối đa các yếu điểm và nhờ đó tạo ra vô số các loại dây Poly với nhiều đặc tính khác nhau và nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú như đặc tính : Rough [sần] , Spin [xoáy] , more Power, More Feel , Touch Felling v.v…….

Các loại dây Polyester thường thấy : Big Banger Luxilon Alu Power, Kirschbaum Touch Turbo, , Polyfibre Poly-Hightec, HEAD Ultra Tour

Mutifilament [một loại dây mềm] :


với cấu trúc gồm nhiều chuỗi poly mỏng hòa vào nhau tạo ra một đặc tính mềm mại , bề ngoài của cấu trúc được phủ một lớp bảo vệ. Ưu điểm của loại dây này là độ đàn hồi tốt [Tennsion loss] và khả năng thích ứng tốt với nhiệt độ và độ ẩm cao. Bất lợi : khi lớp bảo vệ bên ngoài bị hỏng thì các cấu trúc dạng Multifilament bị phá vỡ rất nhanh chóng. Giá thành cho các loại dây cấu trúc này rất cao do quá trình sản xuất phải qua nhiều công đoạn và phức tạp. Technifibre là một trong những nhà sx đi tiên phong trong việc nghiên cứu và thay đổi các cấu trúc này tạo ra nhiều loại dây đa dạng và phong phú. Các loại dây thường thấy trên thị trường : Isospeed Pro , Head FiberGel, Kirschbaum Touch Multifibre, Wilson NXT Tour vàBabolat Xcel Premium.

Structured :

Với những cấu trúc vật liệu như Multifilament nhưng cấu trúc được chia nhỏ ra và quá trình chế tạo lại thêm nhiều công đoạn phức tạp hơn . Đặc tính của loại dây này là bám bóng vì vậy tạo ra một độ xoáy nhiều hơn. Với những công đoạn kết cấu các vật liệu rất công phu như vậy nên loại dây này làm tăng cường khả năng kiểm soát và chú trọng phần cảm giác êm khi chạm vào bóng. Nhược điểm duy nhất của loại dây này ngoài giá thành cao còn là do chính cái cấu trúc phức tạp của nó . Cấu trúc phức hợp với nhiều công đoạn này nhanh chóng bị phá vỡ sau một thời gian rất ngắn sau khi chơi.
Các loại dây thường thấy : Kirschbaum Super Smash Spiky, Pacific Power Hex, Isospeed Pyramid, Prince Topspin Plus.
HyBrid [1/2 cứng ,1/2 mềm]

khái niệm cấu trúc này chí có ý nghĩa khi bạn căng lên vợt , nó là sự hòa hợp của 2 độ cứng chắc và đặc tính khác nhau của 2 loại dây. Một loại có đặc tính chắc cứng , môt loại đặc tính mềm mại , cả 2 hòa vào nhau trên một cây vợt tạo ra một sự bổ sung tốt nhất cho vợt mà bạn đang chơi.

Ví dụ : bạn có thể căng sợi Main là Poly [cứng] , sợi Cross là Mutifilament [mềm] hoặc ngược lại. 

Ngày nay loại dây Hybrid càng ngày được trở nên phổ biến, các nhà sản xuất dây đóng gói và ghi rất chi tiết trên các bao bì như : Babolat Hybrid [babolat Pro Hurricane tour + Nvy] hoặc Babolat HyBird premium [ Pro Hurricane + X Cel Premium] v.v….

Đỉnh điểm của sự bùng nổ về Hybrid là các nhà sản xuất đã cho ra đời các loại dây Hybrid thế hệ mới tạm gọi nó là Hybrid of Hybrid . Khái niệm dây Hybrid căng trên vợt được các nhà sản xuất đưa vào cấu trúc để sản xuất ra một loại dây được gọi là dây cấu trúc Hybird [chứ không phài Hybrid pha trộn khi căng vào vợt] Cấu trúc của loại dây Hybird này là : một lỗi Polyester cứng nằm bên trong và bên ngoài bao phủ bằng một dạng Multifilament mềm mại và được phủ một lớp bảo vệ ở ngoài cùng. Điển hình cho các loại dây này là : WILSON NXT tour , Head FXp , Head FXp Tour v.v…..

Ngày nay với nhiều công nghệ tiến tiến về vật liệu chế tạo cũng như các công nghệ nung chảy từng bước theo nhiệt độ khi chế tạo hoặc thay đổi hình thái , cấu trí lõi như lõi lục giá, bát giác tạo ra căng , tăng cường độ bám bóng và xoáy v.v…. đã có rất nhiều rất nhiều các loại dây ra đời và người chơi càng có nhiều lựa chọn sao cho phù hợp với cách chơi của mình và quan trọng nhất là tránh các chấn thương không đáng có.
Những thông tin nêu ở trên được lược dịch từ các tài liệu về string từ nhiều nguồn trên internet.
Tuy nhiên để cho đơn giản người sử dụng chỉ cần nhớ các đặc tính cơ bản nhất của dây như sau :

  • Dây mềm: mềm mại khi chạm bóng ,không tức tay , độ đàn hồi tốt , tránh được các chấn thương nhưng cơ bản nó hay gây ra độ “chạy dây” khi đánh liên tục và vô tình gây cho người chơi cảm giác khó chịu.
  • Dây cứng [còn gọi là dây Thép hay dây Kẽm]: đặc tính cứng và nhiều cấu tạo như xoắn , có cạnh tạo xoáy hoặc Rough cũng tạo xoáy và kiểm soát bóng v.v… loại dây này thường dùng cho các tay vợt có lối đánh khỏe , độ vung vợt nhanh, mạnh và hỗ trợ thêm lực trong cú đánh do đặc tính cứng chắc của nó. Loại dây này có đặc điểm là ít chạy dây và không gây ra cảm giác khó chịu cho người chơi khi phải liên tục dùng các ngón tay kéo dây ngay ngắn sau vài pha bóng.
  • Dây tổ hợp Hybird :nữa bộ cứng , nữa bộ mềm. Đây là khuyến cáo chung của các nhà sản xuất và các chuyên gia về string hiện tại. Bạn có thể lựa chọn căng trên 1 cây vợt của mình 2 loại dây với đặc tính khác nhau để bung sung cho nhau những ưu điểm tốt nhất của 2 loại dây. Giảm thiểu tối đa các chấn thương ở tay và tăng sự kiểm soát bóng mà vẫn không giảm đi lực của cú đánh v.v….

Về mặt vật lý mà nói:

– Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp xúc giữa vợt và bóng: loại dây, lực căng dây, và mật độ đan, kiểu đan dây.

– Giả sữ ta có cùng một loại vợt, và kiểu đan không khác nhau, thì chỉ còn lại 2 thông số: loại dây, lực căng dây.

– Nói về lực căng dây, có vài kiến thức vật lý cơ bản được áp dụng ở đây: nếu ta căng dây sao cho độ căng của nó tỷ lệ tương ứng với chiều dài của dây trên mặt vợt, thì hiệu quả đánh bóng của nó là không đổi. Như vậy, với mặt vợt lớn là 104 chẳng hạn, ta có thể đan căng hơn mặt vợt 98 mà kết quả đánh cũng như nhau.

– Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu bạn chỉ đánh với lực đánh nhẹ, thì chỉ có 2 thông số ảnh hưởng đến chất lượng cú đánh là lực căng dây và mật độ dây đan [số dây trên một đơn vị diện tích]. Nhưng nếu bạn đánh mạnh đến một mức nào đó [cở các tay vợt bán chuyên], thì ngoài hai thông số đó, còn có thông số ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cú đánh là độ đàn hồi của dây. Do đó, nếu bạn mới tập chơi, lực đánh chưa mạnh, bạn không cần chọn mua loại dây có độ đàn hồi tốt cho mắc tiền vô ích. Ngược lại, khi đã có level, lực đánh mạnh, thì nên chọn loại dây có độ đàn hồi thích hợp để nó hỗ trợ cho cú đánh của bạn.

Vài kiến thức về các loại dây:

Ngày xưa, người ta dùng ruột bò qua nhiều công đoạn chế biến phức tạp để sản xuất ra loại dây gọi là dây Gân Tự Nhiên [Natural Gut]. Có 2 loại dây gân tự nhiên: loại 1 và loại 2 [có phẩm chất thấp hơn]. Loại này mắc tiền [vì hiếm, cả con bò chỉ có được vài đoạn], công nghệ sản xuất phức tạp [họ phải làm sao sợi dây đó gồm cả đống những sợi tơ tự nhiên nhỏ xíu tự nhiên quyện chặt vào nhau một cách đồng đều].

Do khoa học phát triển, người ta bắt đầu sử dụng các hợp chất cao phân tử để làm dây. Từ đây sinh ra một loạt các sản phẩm với một loạt tên gọi mà các bạn nên biết khi chọn lựa trang bị cho cây vợt của mình:

  • Dây tổng hợp có lõi đơn và lớp phủ bên ngoài: Synthetic String with Solid Core / Single Wrap

Lớp lõi đơn của loại dây này làm dây bền và duy trì lực căng lâu. Chiều dày của dây tùy theo kích thước lớp lõi và lớp bọc ngoài. Thường thì loại dây này có giá thành tương đối thấp, vì vậy nó khá phổ biến trên thị trường.

Ưu điểm nổi bậc của loại dây này là các kỹ sư có thể thay đổi lớp lõi và lớp bảo vệ tạo ra nhiều loại dây để phù hợp với nhu cầu đa dạng của ngưởi chơi. Mặt khác giá thành thấp nên nó cũng phù hợp với những ai chơi mà sợ tốn tiền dây nhiều!

Một vài thương hiệu trên thị trường hiện nay:

Head Synthetic Gut
Prince Synthetic Gut
Prince Synthetic Gut w/ Duraflex
Tecnifibre Synthetic Gut

  • Dây tổng hợp có lõi nhiều lớp: Synthetic String with Multifilament Construction

Để “nhái” cho giống với loại dây nhà giàu ruột bò chính hiệu, các kỹ sư chế ra loại dây có nhièu sợi xơ hóa học cao phân tử xoắn lại với nhau. Nếu bạn dùng kính lúp nhìn vào mặt cắt ngang của loại dây này [đa số có vẽ ở bên ngoài bao bì], bạn sẽ thấy các lớp sợi xoắn lại với nhau theo nhiều kiểu. Loại dây này không rẽ như loại trên, nhưng nó có giá trị cao hơn hẳn: tính năng được thiết kế tạo cảm giác gần như dây ruột bò chính hiệu.

Để các bạn có một ý niệm, dây ruột bò có khoảng 1,000 loại xơ xoắn lại với nhau, trong khi dây tổng hợp kiểu này ngày nay có thể đạt tới 1,800 sợi xơ nhỏ xoắn lại!

Khuyết điểm của loại dây này là nó không giữ được lực căng lâu như loại trên. Giá ban cũng rất cao và không phải lúc nào bạn cũng có chất lượng tương xứng với tính năng [do tác động dụ khị của quảng cáo của các hãng].

Một vài loại dây thuộc kiểu này:

  • Tecnifibre NRG2ong p
  • Tecnifibre TrC
  • Head Comfort Zone
  • Head R.I.P. Control
  • Wilson NXT
  • Wilson NXT Tour
  • Dây tổng hợp với bề mặt có cấu trúc đặc biệt: Synthetic String with Textured Surfaces :

Để khắc phục nhược điểm của loại dây trên, các kỹ sư chế ra loại dây dày hơn, và bổ sung thêm bề mặt có các cấu trúc có cạnh [5 cạnh, 8 cạnh, xoắn các kiểu …] nhờ đó dây có thể lâu đứt hơn mà vẫn tạo xoáy tương tự như các loại dây mỏng khác [nhưng mau đứt].

Một loại dây như vậy hiện có ở thị trường là Prince Topspin with Duraflex.

  • Dây tổng hợp với kiểu đan phối hợp sử dụng xơ Aramid: Synthetic Aramid Hybrid String Sets

Nhằm đẩy yếu tố bền lên tới cực điểm, các kỹ sư chế ra loại dây này. Thường thì dây dọc mau đứt hơn dây ngang vì khi đánh banh thì dây này chạy nhiều nhất. Loại dây này ra đời nhằm thay thế laọi Kevlar vốn nổi tiếng là siêu bền nhưng cũng siêu cứng: bạn đánh banh vào đó nghe y như đánh vào miếng ván gỗ vậy. Loại dây này cho cảm giác tệ nhất, ít có lực, ít xoáy, và ít rung động nhất. Nói tóm lại nó là loại dây tệ nhất mà bạn có thể mua.

Ưu điểm duy nhất của nó là nó siêu bền và ít biến động rung, do đó bạn có thể kiểm soát đường bóng của mình khá tốt.

Một vài loại dây như vậy trên thị trường:

  • Luxilon Big Banger 16 Original
  • Luxilon ALU 16
  • Dây tổng hợp sử dụng sợi Polyester và Polyester phối hợp: Synthetic Polyester and Polyester Hybrid String Sets

Từ năm 2000 – 2001, loại dây này trở nên phổ biến vì các tay vợt hàng đầu ATP đua nhau sử dụng trong các giải đấu. Cấu trúc của loại dây này rất đơn giản: nó chỉ có một lớp lõi dài và một lớp bao phủ mỏng. Xét về độ bền, nó bền không thua gì dây Kevlar hay Aramid ở trên, nhưng cảm giác lì khi đánh có tốt hơn tuy vẫn gây khó chịu.

Ưu điểm của nó là bền như Kevlar, và đánh có lực hơn cũng như êm tay hơn Kevlar.

Một vài loại dây tiêu biểu trên thị trường:

  • Sigma Pro Poly Plasma 1.18 or 1.23mm
  • Babolat RPM Blast – được Nadal, Jo Wilfred Zonga, Samantha Stozer và một số top 20 nam và nữ trong đánh đơn cũng như đánh đôi.

Đây là dây “đỉnh của đỉnh”, và cho đến nay không có dây gì có thể thay thế được nó. Tuy nhiên giá thành của nó quá cao và bảo dưỡng vô cùng cầu kỳ: hễ ẫm là nó dễ … đứt! Có thể nói nó là ông tổ của các loại dây multifilament, tức loại dây có nhiều sợi nhỏ xoắn lại tạo thành.

Như vậy là tôi đã đưa các bạn đi 1 vòng về các loại dây cơ bản trên thị trường. Cùng với kiểu đan và mật độ dây, hãy tìm tòi và phát hiện thông số tối ưu phù hợp với lối đánh và ngân sách của bạn.

Nguồn: Dạy tennis Hà Nội

Hiểu biết về cước Tennis [ Toàn Tập ]

5 [100%] 7 đánh giá

Video liên quan

Chủ Đề