Báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022 2022

Số ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành
Số: 12/GDĐT V/v triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2021-2022 07/01/2022
Số: 01/KH-GDĐT KẾ HOẠCH nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập THCS, tỉ lệ thanh niên có trình độ học vấn THPT và tương đương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Tây Hoà 07/01/2022
Số: 10/GDĐT V/v tổ chức dạy, học “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong tình hình mới 07/01/2022
Số: 93/GDĐT KẾ HOẠCH triển khai tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến tại các trường THCS, TH&THCS trên địa bàn huyện 07/01/2022
Số: 01/QĐ-GDĐT QUYẾT ĐỊNH về việc thành lập Đoàn kiểm tra chuyên đề giáo dục Trường MN Hoà Thịnh 07/01/2022
Số: 04/TB-GDĐT THÔNG BÁO về việc kiểm tra chuyên đề Trường MN Hoà Thịnh 07/01/2022
Số: 09/GDĐT V/v xét tặng quà Tết sum vầy năm 2022 do Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức 07/01/2022
Số: 678/GDĐT V/v triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường trên địa bàn huyện, năm học 2021-2022 06/01/2022
Số: 07/GDĐT V/v triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh 06/01/2022
Số: 04/GDĐT Danh sách các dự án đăng ký dự thi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp huyện dành cho học sinh THCS, năm học 2021-2022 05/01/2022

Your browser does not support the audio element.

5 nhiệm vụ mới với giáo dục tiểu học trong năm học 2021-2022

16/08/2021

Năm học 2021-2022, giáo dục tiểu học đặt ra những nhiệm vụ đặc biệt mới, trong đó quan trọng là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19.

Ngày 12.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu tại Bộ GDĐT, 63 điểm cầu tại Sở GDĐT và hơn 815 điểm cầu tại Phòng GDĐT và một số trường tiểu học.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì Hội nghị

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] Nguyễn Hữu Độ cho biết: Năm học 2020-2021 là năm đặc biệt đối với ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng khi lần đầu tiên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1.

Năm học diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19, học sinh lớp 1 không có 2 tuần làm quen với nền nếp, môi trường học tập như các năm học trước. Trước đó, suốt nhiều tháng kể từ học kỳ II năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch, không ít địa phương đã phải cho học sinh tạm dừng đến trường, thầy trò từng bước làm quen và chuyển dần sang dạy học trực tuyến.

Triển khai nhiệm vụ năm học trong bối cảnh khó khăn và khác biệt, ngành giáo dục cả nước đã chung tay nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa tích cực phòng chống dịch Covid-19, vừa triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 và Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với các lớp 2, 3, 4, 5.

Bộ GD-ĐT đã đặt ra 5 nhiệm vụ với nhiều giải pháp cụ thể cho giáo dục tiểu học năm học 2021-2022. Cụ thể,

Tiếp tục triển khai bảo đảm chất lượng chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2006 từ lớp 3 đến lớp 5.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch, phương án tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học bắt buộc theo chương trình, đặc biệt là môn Tin học, môn ngoại ngữ; bảo đảm 100% giáo viên dạy học lớp 3 được bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD-ĐT và được hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 3 từ năm học 2022-2023.

ảnh minh họa - nguồn từ internet

Rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất để xây dựng trường, điểm trường, lớp học phù hợp, thuận lợi và đáp ứng nhu cầu người học, vẫn là nhiệm vụ được chú trọng thực hiện trong năm học này. Song song với đó là tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, khắc phục tình trạng trường có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định.


Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

ảnh minh họa - nguồn từ internet

Đặc biệt, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19. Chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục cũng như điều kiện thực tế của người học. Tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử phù hợp để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình...

Thực hiện: Chí Quang

Tương phản

Video liên quan

Chủ Đề