Bản tổng kết tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú được gọi là:

Để biết thêm thông tin về Việt Nam, vui lòng truy cập trang quốc gia Việt Nam và các ấn phẩm khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

QUAN HỆ HOA KỲ – VIỆT NAM

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ – Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, và đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi; và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Mối quan hệ song phương được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2013 – đây là một khuôn khổ tổng thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương; và các Tuyên bố chung do lãnh đạo hai nước ban hành vào các năm 2015, 2016, và tháng 5 và tháng 11 năm 2017. Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác.

Quan hệ Đối tác Toàn diện nhấn mạnh cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cung cấp cơ chế thuận lợi cho việc hợp tác trong các lĩnh vực chính trị và quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại, quốc phòng và an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, trợ giúp nhân đạo/cứu trợ thiên tai, các vấn đề chiến tranh để lại, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, giao lưu nhân dân hai nước, và văn hóa, thể thao và du lịch. Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực thực thi pháp luật, hợp tác xuyên biên giới trong khu vực, và thực hiện các công ước và tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam là một đối tác trong các cơ chế chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm Sáng kiến Toàn cầu Chống Khủng bố Hạt nhân, và tận dụng chuyên môn, thiết bị và chương trình đào tạo sẵn có trong chương trình Kiểm soát xuất khẩu và An ninh biên giới liên quan. Năm 2016, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thư thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và tư pháp, và hai quốc gia đang phối hợp để triển khai thỏa thuận. Hoa Kỳ và Việt Nam thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại về lao động, an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ và nhân quyền.

Việc tìm kiếm một cách đầy đủ nhất có thể các quân nhân Hoa Kỳ mất tích và chưa được tìm thấy ở Đông Dương là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hàng năm Bộ Chỉ huy Hỗn hợp tìm kiếm Tù binh và Quân nhân mất tích thực hiện bốn giai đoạn tìm kiếm và khai quật lớn tại Việt Nam, trong đó các cán bộ quân sự và dân sự được đào tạo đặc biệt của Hoa Kỳ sẽ điều tra và khai quật hàng trăm trường hợp để thống kê một cách đầy đủ nhất các trường hợp này. Kể từ tháng 8 năm 2011, các đội khai quật của Việt Nam cũng thường xuyên tham gia vào những cuộc khai quật này.

Việt Nam vẫn bị ô nhiễm rất nặng bởi các vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, chủ yếu dưới dạng vật liệu chưa nổ, bao gồm nhiều diện tích ô nhiễm bom chùm từ cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nhà tài trợ riêng lẻ lớn nhất cho hoạt động khắc phục hậu quả vật liệu chưa nổ/bom mìn tại Việt Nam, theo đó Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 140 triệu USD từ năm 1994, và vào tháng 12 năm 2013, hai quốc gia đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc tiếp tục hợp tác trong xử lý bom mìn, vật liệu chưa nổ. Những nỗ lực của Hoa Kỳ trong giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, như xử lý bom mìn và vật liệu nổ, tìm kiếm quân nhân mất tích và xử lý dioxin đã tạo nền tảng cho quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước như đề cập trong Bản ghi nhớ về Thúc đẩy Hợp tác Quốc phòng Song phương năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2015, trong đó ưu tiên về hợp tác nhân đạo, các vấn đề chiến tranh để lại, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Vào tháng 5 năm 2016, Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về an ninh hàng hải – bao gồm thông qua Sáng kiến An ninh Hàng hải, chương trình Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa và quỹ Hỗ trợ tài chính Quân sự Đối ngoại. Hoa Kỳ đã bàn giao các tàu tuần duyên lớp Hamilton cho Việt Nam vào năm 2017 và 2020 để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi luật hàng hải. Hoa Kỳ tái khẳng định sự ủng hộ đối với những nỗ lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam thông qua hỗ trợ Việt Nam lần đầu tiên triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan vào năm 2018.

Mối quan hệ giữa nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam cũng phát triển rất nhanh chóng. Hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ, đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đại học Fulbright Việt Nam, với khóa đại học đầu tiên khai giảng vào mùa thu năm 2019, đã đưa nền giáo dục đẳng cấp, độc lập, mang phong cách Hoa Kỳ đến Việt Nam. Ngoài ra, hơn 25.000 thanh niên Việt Nam đang là thành viên của mạng lưới Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Việt Nam. Năm 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận triển khai chương trình Tổ chức Hòa bình.

Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Nhằm giúp Việt Nam xây dựng sự tự chủ, Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thương mại, ứng phó với các mối đe dọa từ đại dịch, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.

Những trợ giúp của Hoa Kỳ đối với Việt Nam tập trung vào việc củng cố các lợi ích nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, đồng thời thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền. Các dự án hỗ trợ đều hướng tới mục tiêu thực hiện sâu sắc hơn các cải cách thể chế, nâng cao năng lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp và lập pháp Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của công chúng vào quá trình xây dựng luật và quy định. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam điều chỉnh các bộ luật và thực hành phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế, cũng như thực thi hiệu quả luật lao động và đảm bảo tốt hơn quyền của người lao động. Những hỗ trợ của Hoa Kỳ hướng tới giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường khác, bao gồm xử lý dioxin, nâng cao chất lượng hệ thống y tế và giáo dục của Việt Nam, và trợ giúp nhóm dân số dễ bị tổn thương. Năm 2017, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kết thúc thành công giai đoạn đầu tiên của hoạt động xử lý dioxin tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, và từ tháng 12 năm 2019, hai quốc gia bắt đầu triển khai dự án kép dài 10 năm về xử lý ô nhiễm dioxin tại Sân bay Biên Hòa, cũng như sáng kiến trị giá 65 triệu USD nhằm hỗ trợ người khuyết tật tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Quan hệ kinh tế song phương

Kể từ khi hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam có hiệu lực vào năm 2001, hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết một hiệp định khung về thương mại và đầu tư; cũng như các hiệp định về dệt may, vận tải hàng không, hải quan và hàng hải. Hiện Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, máy tính và đồ điện tử, sợi/vải, nông sản và các loại xe. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đồ may mặc, giày dép, nội thất và giường tủ, nông sản, hải sản và thiết bị điện. Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên hơn 90 tỷ USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2020, và kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ cùng năm đạt 79,6 tỷ USD. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2019.

Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế

Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của một số tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đang đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với nhiệm kỳ hai năm, từ 2020 đến 2021, và gần đây nhất là Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Đại diện song phương

Các quan chức chủ chốt của đại sứ quán được liệt kê trong Danh sách quan chức chủ chốt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Việt Nam đặt đại sứ quán tại Hoa Kỳ ở số 1233 Đường 20, NW, #400, Washington DC 20036 (SĐT: 202-861-0737).

Thống kê cán cân thanh toán theo thông lệ quốc tế

Khái niệm cán cân thanh toán đã được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hướng dẫn trong Cuốn Cẩm nang về cán cân thanh toán quốc tế phiên bản đầu tiên năm 1948. Trải qua nhiều lần tái bản, chỉnh sửa và cập nhật phù hợp với sự phát triển không ngừng của các giao dịch đối ngoại và các công cụ tài chính, hiện nay phiên bản thứ 6 (BPM6) là phiên bản mới nhất của IMF hướng dẫn về thống kê cán cân thanh toán quốc tế và vị thế đầu tư quốc tế. Phương pháp luận thống kê của IMF về cán cân thanh toán luôn được coi là chuẩn quốc tế hướng dẫn các nước thành viên của IMF trong công tác thống kê cán cân thanh toán, đảm bảo các nước cùng có một bộ số liệu chuẩn, có thể so sánh được.

Khái niệm cán cân thanh toán theo hướng dẫn của IMF tại BPM6 được định nghĩa là bảng thống kê tóm tắt các giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm cán cân hàng hóa và dịch vụ, cán cân thu nhập sơ cấp, cán cân thu nhập thứ cấp, cán cân vốn và cán cân tài chính.Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được quy định tại Pháp lệnh ngoại hối và quy định chi tiết hơn tại Nghị định 16/2014/NĐ-CP(Nghị định 16),phù hợp với hướng dẫn của IMF. Do cán cân thanh toán chỉ thống kê các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú, nên việc xác định người cư trú và người không cư trú là rất cần thiết.

Khái niệm người cư trú và người không cư trú được đã được quy định đồng nhất tại Pháp lệnh ngoại hối, Nghị định 16 và tương đồng với khái niệm đơn vị thường trú và không thường trú trong thống kê tài khoản quốc gia. Pháp lệnh ngoại hối quy định người cư trú của Việt Nam rất chi tiết.Nhìn chung, người cư trú sẽ bao gồm người tổ chức, cá nhân có lợi ích lâu dài tại Việt Nam và thường cư trú tại Việt Nam trên một năm. Người không cư trú sẽ bao gồm các tổ chức, cá nhânkhông có lợi ích lâu dài tại Việt Nam và thường cư trú ở Việt Nam dưới một năm. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt, ví dụ như người Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài với thời gian trên một năm vẫn được coi là người cư trú của Việt Nam.

Việc chỉ thống kê giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú là rất quan trọng trên cán cân thanh toán và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt số liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với cùng một khái niệm, ví dụ số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vốn FDI thực hiện trên cán cân thanh toán chỉ bao gồm giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú nên việc góp vốn của phía Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI sẽ không được tính trên cán cân thanh toán. Năm 2015, vốn FDI thực hiện của cả hai phía Việt Nam và nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố14,5 tỷ USD, khác với số liệu FDI thực hiện trên cán cân thanh toán do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố là 11,8 tỷ USD. Chênh lệch số liệu này là do cán cân thanh toán đã loại bỏ phần góp vốn 2,7 tỷ USD từ phía Việt Nam.

Nguyên tắc thống kê cán cân thanh toán là số liệu phát sinh trong kỳ, được hạch toán kép, định giá theo giá thị trường, hạch toán tại thời điểm phát sinh giao dịch và thường được quy đổi sang đơn vị triệu USD. Số liệu phát sinh trong kỳ dùng để chỉ sự thay đổi giá trị trong một thời kỳ(thường theo quý và năm), ví dụ trong năm 2015 số liệu FDI vào Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD, con số 11,8 tỷ USD là số liệu phát sinh trong năm 2015. Hạch toán kép là việc bất cứ giao dịch nào trên cán cân thanh toán đều được hạch toán bằng hai bút toán với giá trị bằng nhau nhưng khác dấu, gọi là bút toán nợ và bút toán có. Ví dụ: Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu hàng hóa đểgóp vốn bằng hàng trị giá 2 tỷ USD trong năm 2015, trên cán cân thanh toán sẽ có hai bút toán đối ứng: Ghi có 2 tỷ USD trên hạng mục đầu tư trực tiếp nước ngoài và ghi nợ 2 tỷ USD trên hạng mục nhập khẩu hàng hóa. Định giá theo giá trị trườngđể đảm bảo đúng nhất giá trị quy mô của giao dịch. Ví dụ cổ phiếu A có mệnh giá 10.000VND, nhưng hiện đang giao dịch với giá 40.000VND. Khi nhà đầu tư nước ngoài mua 1.000 cổ phiếu A, khi đó vốn đầu tư gián tiếp trên cán cân thanh toán sẽ được hạch toán một khoản USD tương đương với 40 triệu VND. Giao dịch này sẽ được hạch toán ngay khi nhà đầu tư hoàn tất việc mua cổ phiếu để đảm bảo hạch toán tại thời điểm phát sinh giao dịch (giả định việc chuyển quyền sở hữu cổ phiếu trùng với thời điểm thanh toán tiền của nhà đầu tư).Tỷ giá được sử dụng để chuyển đổi là tỷ giá thị trường hiện hành vào thời điểm hạch toán, ví dụ tỷ giá khi đó là 22.309VND/USD, khi đó cán cân thanh toán sẽ hạch toán 1.793 USD trên hạng mục đầu tư gián tiếp.

Cấu phần của cán cân thanh toán gồm cán cân vãng lai, cán cân vốn và cán cân tài chính.Cán cân vãng lai bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập sơ cấp (gồm thu nhập của người lao động và thu nhập từ đầu tư), thu nhập thứ cấp (chuyển giao vãng lai). Cán cân vốn bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển giao vốn và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân. Cán cân tài chính bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính và đầu tư khác (vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi). Cán cân thanh toán tổng thể là kết quả của các giao dịch trên cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính. Tuy nhiên, do những thiếu sót trong thống kê hoặc không trùng khớp giữa thời gian giao dịch và luồng tiền thanh toán, nên cán cân thanh toán còn có mục lỗi và sai sót.

Thống kê cán cân hàng hóa trong cán cân thanh toán bao gồm tất cả các loại hàng hóa có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú, gồm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu được định giá theo giá FOB tại cửa khẩu, không bao gồm phí bảo hiểm và chi phí vận chuyển hàng hóa.Cán cân hàng hóa là chênh lệch giữa xuất khẩu giá FOB và nhập khẩu giá FOB, do đó cán cân hàng hóa sẽ khác với số liệu cán cân thương mại, xuất siêu, nhập siêu(xuất khẩu giá FOB và nhập khẩu giá CIF) do Tổng cục Thống kê công bố. Thống kê hàng hóa liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi quyền sở hữu của hàng hóa, nếu Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ người không cư trú để gia công chế biến, sau đó xuất khẩu lại cho người không cư trú này, nếu hàng hóa gia công chế biến không có sự thay đổi quyền sở hữu vốn có của người không cư trú, khi đó cán cân hàng hóa sẽ không thống kê giao dịch này. Phí gia công, chế biến thu được từ người không cư trú được hạch toán trên cán cân dịch vụ. Hiện nay, cán cân hàng hóa là hạng mục lớn, chi phối trạng thái cán cân vãng lai của Việt Nam.

Cán cân dịch vụ trong cán cân thanh toán bao gồm toàn bộ các giao dịch mua, bán, trao đổi giữa người cư trú và người không cư trú về các sản phẩm do hoạt động dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, thông tin liên lạc, xây dựng, bảo hiểm, tài chính, máy tính và thông tin, quyền sử dụng giấy phép, quyền sử dụng thương hiệu và bản quyền, dịch vụ cá nhân, văn hóa, giải trí, dịch vụ Chính phủ và dịch vụ logistic.Hiện nay, quy mô cán cân dịch vụ ngày càng được mở rộng. Việc thống kê cán cân dịch vụ chi tiết khá phức tạp do việc hiểu rõ và phân loại giao dịch từ cấp thống kê doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Số liệu báo cáo thống kê hành chính không đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý nhà nước, nên việc điều tra thống kê dịch vụ hiện nay đang được áp dụng khá phổ biến.

Cán cân thu nhập (thu nhập sơ cấp) trên cán cân thanh toán thống kê các khoản thu nhập phát sinh từ yếu tố lao động và vốn hay các tài sản tài chính do người cư trú trả cho người không cư trú và người không cư trú trả cho người cư trú.Thu nhập từ yếu tố lao động bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các giao dịch chi trả lương, thưởng, thu nhập khác giữa người cư trú và người không cư trú.Thu nhập từ vốn hay từ các tài sản tài chính bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ giao dịch về tiền lãi đối với các khoản vay nợ hoặc cho vay nước ngoài, các khoản tiền gửi, lợi nhuận, cổ tức đối với vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp giữa người cư trú và người không cư trú.

Cán cân chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) thống kê các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác giữa người cư trú và người không cư trú và không làm phát sinh các nghĩa vụ trả nợ.Chuyển giao vãng lai gồm chuyển giao vãng lai của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân. Hiện nay chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền của người lao động của Việt Nam tại nước ngoàilà những hạng mục chính chi phối cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam.

Cán cân vốn được phân loại thành chuyển giao vốn của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân. Chuyển giao vốn của khu vực Chính phủ bao gồm các khoản xóa nợ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế. Chuyển giao vốn của Chính phủ cũng gồm các khoản tiếp nhận và cung cấp các khoản viện trợ bằng tiền và bằng tài sản giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Chuyển giao vốn của khu vực tư nhân gồm các khoản xóa nợ giữa người cư trú và người không cư trú và giá trị tài sản của người cư trú được chuyển ra nước ngoài khi người cư trú đó chuyển sang định cư tại nước ngoài và giá trị tài sản của người không cư trú chuyển vào Việt Nam khi người không cư trú đó chuyển sang định cư tại Việt Nam. Hiện nay do chưa đủ thông tin, nên cán cân thanh toán của Việt Nam chưa có hạng mục cán cân vốn.

Theo hướng dẫn của IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư qua biên giới, theo đó người cư trú của một nước có quyền kiểm soát hoặc có khả năng kiểm soát phần lớn vào việc quản lý của một doanh nghiệp là người cư trú của một nền kinh tế khác. IMF sử dụng tiêu chí 10% vốn cổ phần đóng góp từ phía người không cư trú để xác định doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên khái niệm FDI ở Việt Nam không hoàn toàn tuân thủ hướng dẫn về thống kê theo chuẩn quốc tế này do những khác biệt về mặt quản lý nhà nước. Nghị định 16 quy định FDI vào Việt Nam là việc người không cư trú bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Vốn đầu tư bao gồm vốn bằng tiền, các tài sản hợp pháp khác do người không cư trú đưa vào Việt Nam, lợi nhuận của người không cư trú được giữ lại để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. FDI của Việt Nam ra nước ngoài là việc người cư trú bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Vốn đầu tư bao gồm vốn bằng tiền, các tài sản hợp pháp khác do người cư trú chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận của người cư trú được giữ lại để tiến hành hoạt động đầu tư tại nước ngoài.Để có được số liệu thống kê FDI tuân thủ những hướng dẫn của IMF, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành điều tra doanh nghiệp FDI để đảm bảo quy tắc vốn cổ phần 10% đóng góp từ phía người không cư trú được thể hiện trên số liệu FDI trên cán cân thanh toán.

Đầu tư gián tiếptheo hướng dẫn của IMF được xác định là các giao dịch đầu tư qua biên giới liên quan đến chứng khoán vốn, chứng khoán nợ mà chưa được hạch toán trên hạng mục FDI. Nghị định 16 quy định đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc người không cư trú đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần với người cư trú và thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài là việc người cư trú chuyển vốn ra nước ngoài theo quy định của pháp luật để đầu tư dưới hình thức mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác do người không cư trú phát hành, góp vốn, mua cổ phần của người không cư trú mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước ngoài.Số liệu đầu tư gián tiếp trên cán cân thanh toán của Việt Nam thu thập bao gồm cả thị trường niêm yết và thị trường OTC.

Giao dịch phái sinh tài chínhthống kê trong cán cân thanh toán bao gồm các khoản thu, chi giữa người cư trú và người không cư trú phát sinh từ việc thực hiện các giao dịch phái sinh tài chính. Hiện nay quy mô giao dịch phái sinh giữa người cư trú và người không cư trú còn nhỏ nên cán cân thanh toán của Việt Nam chưa thống kê giao dịch này.

Hạng mục đầu tư khác bao gồm các hạng mục như vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi. Vay, trả nợ nước ngoài được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm các giao dịch vay và trả nợ gốc giữa người cư trú và người không cư trú.Tín dụng thương mại được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm các khoản tín dụng giữa người cư trú và người không cư trú là nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa với khách hàng của họ.Tiền và tiền gửigồm:Tiền mặt bằng đồng Việt Nam của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do người không cư trú nắm giữ; Ngoại tệ do người cư trú nắm giữ; Các khoản tiền gửi của người cư trú tại các tổ chức nhận tiền gửi là người không cư trú (trừ tiên gửi tại các Ngân hàng Trung ương), các khoản tiền gửi tại Việt Nam (trừ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước) của người không cư trú.Hạng mục đầu tư khác trên cán cân thanh toán của Việt Nam là hạng mục có sự biến động nhiều nhất do bị chi phối bởi sự thay đổi của hạng mục tiền và tiền gửi.

Cán cân thanh toán tổng thể là kết quả của cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính.Cán cân thanh toán tổng thể được tính bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.

Có thể nói, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đã tuân thủ khá chặt chẽ những hướng dẫn của IMF trong cuốn BPM6. Để lập cán cân thanh toán, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan thu thập và tổng hợp số liệu. Chất lượng cán cân thanh toán ngày càng được cải thiện, thể hiện ở phạm vi thống kê không ngừng mở rộng và chất lượng thống kê ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, công tác thống kê của các bộ, ngành, đơn vị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tính chất các giao dịch kinh tế đối ngoại ngày càng đa dạng, phức tạp, tạo những thách thức không nhỏ cho công tác thống kê cán cân thanh toán.

Vụ Dự báo thống kê