Ban quản lý dự án khu vực là gì năm 2024

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là một bộ phận rất quan trọng đáp ứng mức độ làm việc nhóm và tư duy logic cao. Ngoài ra, ban quản lý đầu tư xây dựng luôn cần thiết đối với các dự án, kế hoạch và công trình quy mô lớn. Bài viết hôm nay sẽ có câu trả lời chi tiết hơn về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là ai và các vấn đề xung quanh. Hiện nay, có rất nhiều dự án công trình xây dựng ra đời, mỗi công trình xây dựng bắt buộc phải có ban quản lý dự án đầu tư xây dựng để đưa ra kế hoạch xây dựng, duy trì, nâng cao và phát triển chất lượng công trình trong thời hạn đã cam kết với chủ đầu tư và chi phí dự toán. Cùng tìm hiểu chi tiết về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng qua bài viết sau nhé.

I. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là một hội đồng gồm có nhiều thành viên áp dụng các công cụ và kỹ năng để đảm bảo các yêu cầu của dự án được đáp ứng. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ hỗ trợ các quy trình trên phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo thành công của dự án về thời gian và chi phí.

II. Quy định về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Hiểu được những quy định về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ giúp hoạt động xây dựng được diễn ra một cách dễ dàng, cũng như tránh được các rủi ro xảy ra.

1. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Căn cứ Điều 69 Luật xây dựng 2014, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:

  • Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;
  • Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;
  • Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận.

Ban quản lý dự án khu vực là gì năm 2024

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:

  • Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;
  • Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;
  • Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;
  • Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Lập Kế Hoạch Dự Án

Bao gồm các quy trình cụ thể sau: chuẩn bị, trình và phê duyệt kế hoạch dự án. Khi lập kế hoạch dự án, cần xác định rõ nguồn nhân lực sử dụng, các mục tiêu chất lượng khi bàn giao dự án và thời gian hoàn thành

Chuẩn Bị Đầu Tư

Điều này là để thực hiện như lập kế hoạch xây dựng, sử dụng các nguồn lực, cơ sở hạ tầng và cảnh quan liên quan đến xây dựng. Sau đó, giải ngân vốn đầu tư để chuẩn bị thực hiện những dự án khác

Thực Hiện Thi Công

Đây là một bước tổ chức với sự đóng góp ý kiến ​​và hỗ trợ của các bộ phận khác. Bao gồm các công việc cụ thể như theo dõi, thuê giám sát và đóng góp ý kiến, đánh giá thiết kế và phê duyệt thiết kế. Ngoài ra, họ cũng phải hợp tác với các cơ quan chức năng khác để đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư và giải phóng mặt bằng. Sau khi bàn giao mặt bằng thành công, ban quản lý dự án sẽ lựa chọn nhà thầu phù hợp và ký hợp đồng thi công. Nghiệm thu công trình sau khi xây dựng xong. Cuối cùng là chạy thử nghiệm dự án.

Ban quản lý dự án khu vực là gì năm 2024
Nhiệm Vụ Tài Chính

Ban quản lý đầu tư xây dựng là bộ phận quản lý tài chính và các tài sản liên quan dự án mà họ đảm nhận cùng với đó là việc giải ngân theo đúng tiến độ của dự án đã cam kết với chủ đầu tư.

Nhiệm Vụ Hành Chính

Khen thưởng hay kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm hợp đồng, có hành vi gian dối hay gây ra hậu quả xấu làm ảnh hưởng đến công trình.

3. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:

  • Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
  • Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
  • Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
  • Tổ chức tư vấn quản lý dự án.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.

Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 152 của Luật này.

III. Điều kiện là ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

Đối với Giám đốc quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng lực:

  • Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Đối với cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.

IV. Những thắc mắc thường gặp về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành không?

Theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định: Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện quản lý dự án đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Ban quản lý dự án khu vực là gì năm 2024
Theo đó, thẩm quyền thành lập và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc về người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Vì vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành.

2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung cần phải tuân theo định mức nào?

Theo Khoản 2 Điều 4 Quyết định 50/2017/QĐ-TTg quy định: “Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến được xác định theo từng chức danh và phòng làm việc của chức danh. Trường hợp một người giữ nhiều chức danh thì áp dụng tiêu chuẩn, định mức của chức danh có tiêu chuẩn, định mức sử dụng cao nhất. Khi người tiền nhiệm nghỉ hưu hoặc chuyển công tác mà máy móc, thiết bị đã trang bị chưa đủ điều kiện thanh lý theo quy định thì người thay thế tiếp tục sử dụng, không trang bị mới.”

Theo đó, pháp luật hiện nay không ban hành định mức khi ban quản lý dự án đầu tư xây dựng mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung mà chỉ có định mức về thiết bị văn phòng, chuyên dụng. Do đó, vấn đề này sẽ do trưởng ban quản lý phải quyết định dựa trên các yếu tố theo khoản 2 nêu trên.

3. Tất cả các thành viên trong ban quản lý dự án không có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp có được không?

Căn cứ điểm b, khoản 1 và điểm d, khoản 2 Điều 152 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b Khoản 54 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:

"1. Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng, cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của công tác quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.”;

2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng, cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của công tác quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án."

Theo quy định nêu trên thì việc công ty thành lập Ban quản lý dự án nhưng tất cả các thành viên trong ban không có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp là không được, không đáp ứng được với quy định pháp luật.


Trên đây là những thông tin xoay quanh về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng. Để tránh các rủi ro pháp lý, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý cũng như xin giấy phép nhanh chóng nhất.