Bài tập dac diem loai hình tieng viet năm 2024

Loại hình ngôn ngữ đơn lập (còn gọi là ngôn ngữ phi hình thái, ngôn ngữ không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết, phân tiết. Tiếng Việt, tiếng Hán là những ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình này).

Theo đó, Tiếng Việt có những đặc điểm sau:

  • Là ngôn ngữ phân tiết tính
  • Là ngôn ngữ không biến hình
  • Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ và luôn luôn mang thanh điệu.
  • Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là tiếng.
  • Tiếng là đơn vị của cơ sở ngữ pháp : Âm tiết là sự phát âm của con người khi sử dụng ngôn ngữ nào đó. Độ dài ngắn của một từ sẽ cho ta thấy rõ về âm tiết. Về mặt sử dụng âm tiết có thể là từ hoặc có thể là yếu tố tạo từ.

+Từ không bị biến đổi hình thái. Theo Trương văn Trình và Nguyễn Hiến Lê thì “ Từ là âm nghĩa dùng trong ngôn ngữ để diễn tả một ý đơn giản nhất nghĩa là không thể phân tích nhau ra được .”. Theo Nguyễn Kim Thản : “ Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và một khối hoàn chỉnh về ý nghĩa ( từ vựng hay ngữ pháp) và cấu tạo.”

. Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu

. Từ có nghĩa và hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định

-Trong ngữ pháp tiếng Việt, từ và câu là những đơn vị ngữ pháp rất quan trọng. Đối với con người , từ được coi như sẵn có trong kho từ vựng được tích lũy trong quá trình sống. Còn có thể hiểu và giao tiếp.ì con người phải dùng đến câu. Tong ngôn ngữ, câu là đơn vị cao hơn cả .Nói gì, viết gì cũng phải thành câu.

  • Câu có ý nghĩa hoàn chỉnh : tính hoàn chỉnh về nghĩa của câu là tích hoàn chỉnh cả một quá trình tư duy, quá trình thông báo trong một hoàn cảnh nhất định. Trong một câu có hai thành phần nhất , một thành phần nêu sự vật hiện tượng và một thành phần giải thích sự vật hiện tượng đó. Câu có dạng đơn giản như là câu đơn, và còn có những cấu trúc phức tạp hơn gọi là câu ghép.

2ự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện như thế nào?

Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện ở những biểu hiện và các phương diện khác nhau, đó là tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt, đó là sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hóa của lời nói, ...

Sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta. Nắm được phương diện biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt: tính chuẩn mực, có quy tắc; sự không lai căng lạm dụng ngôn ngữ khắc; Sự trong sáng biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói nói. Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông, rèn luyện kỹ năng nói và viết nhằm đạt được sự tròn sáng của tiếng Việt, biết phê phán và loại bỏ những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.

Làm thế nào gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt?

Về phía nhà trường

  • thầy cô định hướng, giúp các em học sinh, sinh viên hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình;là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ; giáo dục để mỗi học sinh hiểu rõ, nắm vững những kiến thức cơ bản của Tiếng Việt
  • thường xuyên chú ý đến việc viết đúng chuẩn tiếng Việt trong đó có viết đúng chính tả của học sinh, sinh viên
  • với học sinh trung học, phổ thông, trong môn Ngữ văn, thầy cô có thể đưa ra những đề văn nghị luận xã hội về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của chính học sinh

Về phía gia đình

+Cha mẹ làm gường cho trẻ nhỏ học tập và noi theo

  • xem các con như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay và đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất
  • giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi, cũng như trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.

Giải pháp chính để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng đề cập:

+Chấn chỉnh việc dạy và học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông và đại học, cũng như việc sử dụng tiếng Việt trên sách báo, truyền thanh, truyền hình, thông tin điện tử.

+Tăng cường công tác biên soạn các sách công cụ về tiếng Việt, nhất là ngữ pháp và từ điển.

+Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về chuẩn hóa, về phát triển ngôn ngữ.

+Tập trung điều tra khảo sát đời sống ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, nhất là chiều hướng phát triển từ 1975 đến nay.

Các cơ quan thông tin truyền thông:

  • cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hội
  • cần có thái độ cầu thị kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch chuẩn, những xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt.

+Các trang mạng, diễn đàn cùng đưa ra những nội quy cụ thể về cách viết bài đăng, cách bình luận... để góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Về phía cá nhân - mỗi công dân.

  • rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, đặc điểm phong cách, phải luôn trau dồi và học hỏi;
  • tích cực học tập, tích lũy, trau dồi để hiểu rõ và nắm vững Tiếng Việt;

khi nói phải có thói quen cẩn trọng, cân nhắc lựa lời sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất