Bà phạm thị đoan trang là ai

Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền…

Ngày 7/10, cơ quan An ninh điều tra [ANĐT] Công an TP Hà Nội đã chủ trì phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang [tại địa chỉ phòng 6 – lầu 1 – 372/36 đường Cách mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh] về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Phạm Thị Đoan Trang về tội: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang.

Đối tượng Phạm Thị Đoan Trang.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Phạm Thị Đoan Trang sinh ra trong một gia đình nền nếp, bố mẹ Trang đều là cán bộ nghỉ hưu, các anh trai của Trang đều là những người đang công tác tại các cơ quan Nhà nước. Bản thân Trang cũng được ăn học  đến nơi, đến chốn. 

Từ năm 1996-2000, Phạm Thị Đoan Trang học Đại học Ngoại thương Hà Nội. Từ năm 2000-2002, là phóng viên Báo điện tử Vnexpress; năm 2002-2004 là nhân viên Công ty quảng cáo HAKI Lê; năm 2002-2006, Trang là nhân viên Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC; 2006-2008, là cộng tác viên Báo Vietnamnet. 

Tháng 3/2010 đến tháng 1/2013, Phạm Thị Đoan Trang là phóng viên Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Đến tháng 1/2013, đối tượng xuất cảnh đi Philippines không xin phép nên bị kỷ luật buộc thôi việc. Chính thời gian này, Phạm Thị Đoan Trang đã bị tiêm nhiễm tư tưởng phản động, chống đối của số cầm đầu các tổ chức  phản động lưu vong.

Sau khi trở về nước, Phạm Thị Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến”. Được sự tài trợ, cổ xúy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới phương Tây, các tổ chức nhân quyền cực đoan và một số đối tượng ảo tưởng chính trị ở bên ngoài, Phạm Thị Đoan Trang “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”. 

Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền…

Phạm Thị Đoan Trang thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước; các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị – xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước. 

Trang cùng Trịnh Hội – đối tượng cầm đầu VOICE lập ra cái gọi là “Luật khoa tạp chí”, tiếng là thuần phân tích hệ thống luật pháp các nước nhưng bạn đọc kiểu gì cũng sẽ nhìn vào nó có hơi hướng chống lại hệ thống luật pháp Việt Nam.

Không dừng lại ở đó, Phạm Thị Đoan Trang còn viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả phá, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hướng dẫn  "kỹ năng", cách thức đối phó với cơ quan An ninh như Cẩm nang truyền thông”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”. “Anh Ba Sàm”, “Bầu cử phi dân chủ ở Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, “Toàn cảnh thảm họa môi trường Formosa ở Việt Nam”, “Phản kháng phi bạo lực”,"Học chính sách công qua chuyện luật khu”... kích động lật đổ chế độ.

Từ tháng 8/2018 đến nay, Phạm Thị Đoan Trang huy động các đối tượng phản động của VOICE ở trong nước thành lập trang fanpage “Nhà xuất bản Tự do” nhằm xuất bản các đầu sách “nâng cao dân trí” cho giới Dân chủ Việt. Với sự tài trợ của VOICE, Phạm Thị Đoan Trang cùng đám đàn em trong nhóm “Green Trees” gồm: Cao Vĩnh Thịnh, Nguyễn Trường Thịnh, Trần Vũ Anh Bình, Hoàng Thành Nhân, Đặng Vũ Lượng, Nguyễn Đình Hà tổ chức in lậu hàng ngàn cuốn sách. 

Thủ đoạn phát tán sách bẩn của Phạm Thị Đoan Trang là chuyển tài liệu qua email cho các tổ chức phản động ở nước ngoài chế bản, lên market, sau đó chuyển lại cho đối tượng trong nước để in lậu, phát tán [chủ yếu qua không gian mạng]. Các đối tượng như: Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, mẹ con Cấn Thị Thêu…, trở thành đầu mối tích cực tiêu thụ và rao bán sách cho Trang.

Chính bởi những hoạt động chống phá quyết liệt như trên, Phạm Thị Đoan Trang là một trong những đối tượng được các thế lực thù địch bên ngoài hậu thuẫn mạnh mẽ nhất. 

Năm 2017, NGO PIN của Séc, là một tổ chức luôn có cái nhìn thù địch với Việt Nam đã công khai trao tặng đối tượng cái gọi là giải thưởng nhân quyền Homo Homini; năm 2019 được Tổ chức phóng viên không biên giới – RSF đề cử giải thưởng tự do báo chí. 

Chính vì thế ngay sau khi Phạm Thị Đoan Trang bị bắt, các tổ chức mang danh nhân quyền, tự do này đã lập tức giở lại các chiêu bài cũ, kêu gào, lên tiếng đòi trả tự do cho đối tượng này.

Mai Anh

Cô Phạm Đoan Trang, 43 tuổi, đã bị tuyên án 9 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo luật Hình sự của đảng Cộng sản. Luật sư Đặng Đình Mạnh kể, có lúc tòa tạm ngưng, cô Đoan Trang quay lại nhìn về phía người mẹ đang ngồi phía sau khoảng 5 mét. Bà Bùi Thị Thiện Căn, hơn 80 tuổi, đã nắm tay, đưa một ngón cái lên: “Con là Số Một!”

Có 5 luật sư bào chữa cho Phạm Đoan Trang, các ông Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Lê Văn Luân, Ngô Anh Tuấn và bà Phạm Lệ Quyên. Luật sư Mạnh nhận xét, “Có lẽ, chỉ có dòng máu anh thư chảy trong huyết quản người mẹ Việt mới có thể luân chuyển, hun đúc nên tinh thần kiên cường của một Đoan Trang mà chúng tôi phải ngả mũ từ rất xa.”

Phạm Đoan Trang đã sáng lập tạp chí “Luật Khoa” giúp người Việt Nam hiểu luật pháp để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Cô làm báo từ năm 2000 cho đến 2013, cộng tác với gần mười cơ quan báo chí trong nước, như VnExpress, Vietnamnet, báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, đài truyền hình VTC, vân vân.

Năm 2014, cô qua Mỹ nhận học bổng nghiên cứu của tổ chức Villa Aurora & Thomas Mann House và thư viện Feuchtwanger tại đại học nam California [University of Southern California- USC]. Năm 2015 Phạm Đoan Trang tham gia cuộc biểu tình ôn hoà “bảo vệ cây xanh” và bị công an đánh gãy cả hai chân. Cô đã xuất bản những cuốn Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù, Chính trị bình dân, tất cả hơn 10 tác phẩm tranh đấu. Cô bị bắt giam thêm nhiều lần nữa.

Tại sao sau khi công tố viên đề nghị bản án từ 7 đến 8 năm tù, quan tòa lại tăng lên thành 9 năm?

Vì Đảng Cộng sản đang sợ. Đó là nhận xét của một tờ báo ở Berlin, nước Đức, ngay lập tức khi loan tin bản án.

Ông Dương Hồng Ân ở Đức giới thiệu nhật báo TAZ tường thuật phiên tòa, dưới tiêu đề “Tự Do Báo Chí ở Việt Nam [Pressefreiheit in Vietnam]. Báo này viết tựa: “Chín năm tù cho nhà báo nữ” [Neun Jahre Haft für Journalistin]. TAZ giải thích, “Chế độ độc tài đưa ra bản án quá nặng, chắc vì họ sợ…” Nhờ bản tin này, độc giả được biết “Việt Nam đứng hàng thứ 175 trong số 180 quốc gia, trong bảng xếp hạng “tự do báo chí” của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.“

Tại sao Đảng sợ Phạm Đoan Trang? TAZ viết rằng họ “sợ dân chúng các làng” sẽ tiếp tục tranh đấu mạnh hơn. Một tháng trước khi bị bắt vào năm ngoái, cô Trang cùng với Will Nguyễn [ở Mỹ] đã công bố hồ sơ về làng Đồng Tâm, ngoại ô Hà Nội, dân làng phản đối chế độ cộng sản tịch thu đất đai rồi bị đàn áp tàn nhẫn. TAZ ghi nhận “Hai người dân xã Đồng Tâm đã bị án tử hình, những người khác đã bị kết án tù nhiều năm.”

Báo TAZ cũng loan những tin mà dân Việt Nam trong nước không hề biết, vì không báo, đài nào nói đến: Ngày Thứ Hai trước phiên tòa, tổ chức quốc tế Theo dõi Nhân quyền [Human Rights Watch] đã yêu cầu Cộng sản Việt Nam trả tự do cho Phạm Đoan Trang ngay lập tức. HRW kết tội cộng sản đã vi phạm Công Ước Quốc tế về Quyền Tự do mà họ đã ký kết năm 1982. Báo TAZ còn nhắc lại, vào năm 2017 tổ chức nhân quyền “People in Need” ở Cộng Hòa Tiệp [Czech] đã tặng cô Đoan Trang giải Người Với Người [Homo-Homini Preis], và năm 2019 tổ chức Phóng viên Không Biên Giới đã trao tặng cô giải “Tự Do Báo chí.” Trung tâm PEN ở Đức tuyên dương Phạm Đoan Trang là thành viên danh dự; yêu cầu nhà nước CSVN phải trả tự do cho cô.

Giáo sư Nguyễn Quang A cho thấy một lý do khác khiến Đảng sợ Phạm Đoan Trang: Vì chính cái tội danh “chống nhà nước” họ cáo buộc cho cô đã là phi lý. Ông viết, “… xét về mặt nguyên tắc chẳng ai có thể chống lại một nhà nước cả ..., nhưng ai cũng có quyền chống một chính quyền … khi chính quyền ấy làm bậy…”

Nhà báo Tuấn Khanh cũng nhìn thấy Đảng đuối lý. Vì đuối lý nên “văng tục.” Đảng sợ Phạm Đoan Trang vì cô “chủ trương đấu tranh bằng lý lẽ, chữ nghĩa.” Còn Đảng thì không nghĩ ra lý lẽ! Bí quá, Đảng phải dùng những hành động thô bạo, ngôn ngữ, hạ cấp. Tuấn Khanh kể lại năm 2017, sau khi Đoan Trang xuất bản cuốn Chính trị Bình Dân ở nước ngoài rồi bị bắt, cô được dẫn vào phòng giam. Sau khi cô hỏi đi hỏi lại tại sao lại bỏ tù cô, không ai trả lời được một câu. Thay vì nói “tôi chỉ làm theo lệnh trên,” một anh công an trẻ chỉ tay vào mặt cô, quát lên, “Địt mẹ con mặt l...!” Đó là thứ lý lẽ, chữ nghĩa quen thuộc của Đảng.

Bản án 9 năm tù chính là thứ ngôn ngữ “Đ.M.” của những kẻ vô học khi bị đuối lý. Nguyễn Quang A thấy bản án 9 năm giống như vậy: “… chỉ những kẻ yếu mới dùng đến những biện pháp đàn áp thô bạo như thế…” Nhưng ông cũng thấy hậu quả là “chỉ khiến nhiều người quyết tâm hơn!” Hơn nữa, “nhiều người nhìn thấy hành động phi pháp của chính quyền, và như thế thực sự hại cho chính quyền.”

Một ngày sau bản án cho cô ĐoanTrang, nhà phản kháng Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm đã bị kết án tù 10 năm và 6 năm. Bà Tâm góp mặt, như một phụ nữ đòi dân chủ tự do, cùng với Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, vân vân. Có lẽ Đảng Cộng Sản sợ các phụ nữ đấu tranh nhiều hơn nam giới. Vì khi họ lên tiếng nói ảnh hưởng sẽ mạnh hơn. Những nhà lãnh đạo đầu tiên đòi độc lập cho dân tộc Việt Nam là các Bà Trưng và Bà Triệu. Quân Hán, quân Ngô đã đánh bại các bà. Nhưng Lịch sử mãi mãi ghi danh các vị nữ anh hào.

Lời nói sau chót của Phạm ĐoanTrang nói đến một phiên tòa của lịch sử: “Các anh, các chị có thể bỏ tù tôi và hả hê đắc thắng vì đã xóa bỏ được một cái gai trong mắt các anh chị nhiều năm nay; nhưng mãi mãi các anh chị không xóa bỏ được tiếng xấu, độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ. Vì con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được.”

Sau khi đọc tin bản án 9 năm, Phạm Thị Hoài đã nhìn lại lịch sử nước Đức, nơi cô đang sống, nhắc lại một lời tuyên án: “Không có gì ô danh một dân tộc văn hiến hơn là khoanh tay chấp nhận sự cai trị của một tập đoàn lãnh đạo vô trách nhiệm và chỉ tuân theo những bản năng tăm tối. Nếu dân tộc này đã mất hết mọi phẩm giá cá nhân và chỉ còn là một đám đông vô hồn và hèn nhát, vâng, nếu vậy thì dân tộc ấy xứng đáng diệt vong.” Đó là lời của cô sinh viên Sophie Scholl, 21 tuổi, kêu gọi người Đức chống Đức Quốc xã. Cô bị bắt và bị giết. Nhưng lời buộc tội của cô đã được lịch sử ghi nhớ.

Phạm Đoan Trang cũng tuyên án. Sau cùng, Lịch Sử sẽ phê phán. Đảng Cộng sản sẽ không thoát tội trước phiên tòa của Lịch Sử.

Video liên quan

Chủ Đề