Bà bầu có nên đi tàu biển

Bà bầu di chuyển sẽ phải cẩn thận hơn những người bình thường để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế, cần lưu ý một vài vấn đề khi di chuyển. Một số lời khuyên chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn.

Những phương tiện đường bộ như xe ô tô, xe buýt, tàu hỏa phần lớn an toàn với bà bầu. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây để có được sự an toàn tuyệt đối cho thai nhi khi bà bầu di chuyển:

– Khi ngồi xe ô tô, bạn phải chắc chắn rằng, bạn đã thắt dây an toàn.

– Giữ cho túi khí trong ô tô luôn được mở. Nó có tác dụng nhiều hơn bạn tưởng.

– Nếu bạn đi xe buýt, thì bạn phải đối mặt với việc xe dừng đỗ liên tục khi đến các điểm. Vì vậy, an toàn nhất là bạn nên ngồi ở chỗ nào đó không gần cửa ra vào, có tay vịn đằng trước và bên cạnh thì càng tốt.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

– Tàu hỏa thường có những khoang buồng nhỏ và bạn có thể di chuyển trên đó nếu cảm thấy khó chịu trong người. Tuy nhiên, bạn phải bám vào thành vịn thật chắc chắn khi di chuyển. Cách ngồi trên tàu hỏa là bạn quay người lại đằng sau khi tàu chuyển động.

– Thời gian bạn di chuyển trên tàu, xe buýt, ô tô không nên quá lâu, khoảng từ 5-6 giờ là hợp lý.

– Nếu bạn không có việc gì đến nỗi phải sử dụng các phương tiện di chuyển như thế này thì bạn cũng không nên ngồi lỳ ở phòng. 

Vận động một chút sẽ giúp bạn khỏe hơn và thai nhi cũng linh hoạt hơn. Bạn có thể đi bộ, đi dạo ngoài công viên hoặc tập thể dục theo chế độ đặc biệt dành cho bà bầu.

Di chuyển bằng máy bay trong thời kỳ mang bầu là an toàn đối với những mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, không có nguy cơ bệnh lý. Còn với những thai phụ có nguy cơ bệnh lý nội khoa hay sản khoa thì việc bà bầu di chuyển bằng máy bay không được khuyến khích. 

Đa phần các hãng hàng không đều cho phép vận chuyển hành khách đang mang thai cho đến tuần thai thứ 36, cụ thể:

  • Dưới tuần thai thứ 32: Bà bầu di chuyển như hành khách thông thường
  • Từ tuần thai thứ 32 – 36: Trước chuyến bay phải có giấy xác nhận sức khỏe
  • Sau tuần thai thứ 36 hoặc có thời gian dự kiến sinh trong vòng 7 ngày: Không được phép bay vì sự an toàn sức khỏe.

Ngoài ra các trường hợp sau đây cũng không được khuyến khích khi bà bầu di chuyển bằng đường hàng không:

  • Nguy cơ chuyển dạ sớm trước ngày sinh
  • Mẹ bầu bị thiếu máu nặng, mức độ hồng cầu trong máu thấp hơn bình thường
  • Thai phụ bị bệnh hồng cầu hình liềm và xảy ra tình trạng có cơn huyết tán nặng trong thời gian gần đây
  • Bị chảy máu âm đạo không khuyến khích bà bầu di chuyển bằng máy bay
  • Bị khó thở hoặc các bệnh liên quan đến phổi

Những vấn đề có thể xảy ra đối với một số mẹ bầu di chuyển bằng máy bay đó là tình trạng:

  • Sưng chân do giữ nước [phù chân]
  • Nghẹt mũi hoặc vấn đề với tai [ù tai] 
  • Ốm nghén khi mang thai [buồn nôn, chóng mặt]
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: tình trạng hình thành cục máu đông ở chân hoặc xương chậu, nguy cơ tăng theo thời gian di chuyển trên máy bay 

Việc đi máy bay ở bà bầu cũng đảm bảo an toàn trừ phi bạn thực hiện các biện pháp dưới đây:

Trước chuyến bay

  • Nếu đi du lịch, mẹ bầu cần lên lịch trình một cách cẩn thận,chỉ nên đi du lịch trong 3 tháng giữa thai kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé
  • Khám và tư vấn với bác sĩ: Trước chuyến bay mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe và lấy giấy xác nhận sức khỏe vì nhiều hãng bay yêu cầu cần có giấy này mới có thể thực hiện chuyến bay. Để đề phòng việc chuyển dạ sớm trong lúc đi du lịch hoặc thăm người thân, công tác, mẹ bầu cũng cần mang theo hồ sơ y tế và siêu âm trong hành lý của mình. 
  • Duy trì sức khỏe tốt: Để có một chuyến bay an toàn mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe tốt, nghỉ ngơi thoải mái để tránh mệt mỏi, say độ cao….
  • Mang theo hành lý đầy đủ và cẩn thận, đừng quên gối nhỏ để giúp lưng thoải mái, mặc quần áo thoải mái, thuốc chống nôn…

Trong chuyến bay

  • Mẹ bầu nên ngồi gần lối đi để thuận tiện đi lại vệ sinh, đồng thời lựa chọn ghế ngồi mà có thể duỗi chân thoải mái, cũng như ngả lưng được.
  • Trên máy bay, lối đi giữa và nhà vệ sinh thường nhỏ và hẹp. Điều đó là một thách thức lớn đối với bạn. Khi đi, bạn nên bám vịn vào thành ghế hoặc nếu đi cùng chồng thì hãy nhờ anh ấy đỡ bạn.
  • Uống nước liên tục để giữ nước, tránh đồ uống có gas
  • Nhớ cài dây an toàn trong chuyến bay 

Việc di chuyển bằng đường thủy cũng an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng nó có thể gây ra những triệu chứng như buồn nôn, giống như bạn ốm nghén nếu đi phương tiện này ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra những thai phụ có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ như sinh non nên tránh đi lại bằng đường thủy. 

Để có một chuyến đi an toàn và thoải mái, bà bầu di chuyển bằng đường thủy hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây nhé:

  • Trước khi đặt vé trên tàu thủy, bạn cần kiểm tra thông tin xem trên tàu có dịch vụ chăm sóc sức khỏe không và chắc chắn rằng, bạn sẽ được chăm sóc nếu có chuyện bất thường xảy ra với thai nhi.
  • Trước khi bạn đi tàu, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chống say sóng.
  • Nên mặc áo phao để đảm bảo an toàn, không di chuyển quá nhiều ở trên tàu 
  • Đừng quá căng thẳng hay lo lắng, hãy cố gắng thư giãn 
  • Không uống đồ có cồn hoặc nước ngọt để tránh ợ hơi và gây buồn nôn 

Với những lời khuyên trên đây, mong rằng các mẹ bầu đã hoàn toàn yên tâm mà không ngại ngần khi di chuyển trên các phương tiện giao thông khác nhau. 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Bà bầu đi tắm biển có nhiều vấn đề phải chuẩn bị hơn những người bình thường như cần mang theo những vật dụng gì, lưu ý gì khi tắm biển và chế độ ăn uống như thế nào cho đảm bảo?

– Một chiếc gối nhỏ: Thủ sẵn một cái gối để dựa lưng hoặc kê đầu gối, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với những lần di chuyển trên xe ô tô

– Một đôi dày vải: Hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày và những bộ trang phục thoải mái nhất để khi phải đi bộ nhiều, chân bạn bớt sưng, đau và bạn cũng cảm thấy không bị gò bó, mệt mỏi.

– Các loại thuốc cũng như kem bảo vệ da: Dù là đi du lịch nghỉ dưỡng thì bạn cũng cần nhớ mang theo những loại thuốc mà bác sĩ khám thai của bạn đã kê toa cho. Đừng để gián đoạn việc uống thuốc, sẽ không tốt cho sức khỏe và em bé của bạn.

Và hay nhớ mang theo bên mình các loại kem chống nắng dành riêng cho phụ nữ mang thai để vừa bảo vệ da vừa tránh vi khuẩn, vi trùng xâm hại da.

Mẹ bầu nên chuẩn bị một đôi giày và những bộ trang phục thoải mái nhất để khi phải đi bộ nhiều

Bạn hãy lưu ý, đừng để cơ thể mất quá nhiều nước vì như vậy bạn sẽ không có đủ nước để máu có thể lưu thông dễ dàng đến thai nhi.

Bà bầu đi tắm biển mà đi đường dài thì phải uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Luôn mang theo chai nước khi đi tàu xe, đặc biệt khi đến những vùng khí hậu khô và nóng.

Cá và hải sản là những đồ ăn rất tốt cho phụ nữ mang thai và những người trong độ tuổi sinh đẻ. Theo FDA [Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ], phụ nữ mang thai có thể ăn trung bình 350 gam các loại cá bình thường mỗi tuần. Vì thế, bà bầu đi tắm biển nên ăn nhiều hải sản vì đây là cơ hội được ăn hải sản tươi ngon, giá cả phù hợp.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng các hải sản tươi sống ở biển rất tốt và bà bầu nên ăn nhiều hơn. Đặc biệt, loại cá ngừ có nhiều axit béo Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của não thai nhi.

Cá ngừ có nhiều axit béo Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của não thai nhi

Theo tạp chí y khoa Anh, BMJ: Nghiên cứu trên 23 quốc gia cho thấy, các bà mẹ ăn đều đặn cá ngừ trong thời gian mang thai sẽ ít bị trầm cảm sau sinh. Trong những tuần đầu của thai kỳ, mẹ ăn nhiều hải sản sẽ làm giảm tỷ lệ sinh non.

Lưu ý:

– Khi bà bầu đi tắm biển cần thắt dây an toàn sẽ bảo đảm cho cả bà mẹ và thai nhi. Dây an toàn được cài chặt vừa đủ để vẫn cảm thấy thoải mái. Không đè dây an toàn lên ngang bụng.

– Không nên ngồi nguyên một tư thế quá một tiếng đồng hồ.

– Tốt nhất là trong những chuyến du lịch, bà bầu đi tắm biển hãy đi cùng ông xã và người thân để họ có thể trợ giúp bạn những khi bạn cần, nhất là những lần lên xuống xe, di chuyển, hay phải xách hành lý nặng…

– Bà bầu đi tắm biển hãy quan sát hoặc hỏi người dân địa phương ở đây về bệnh viện hay trạm y tế để đề phòng có chuyện gì xảy ra, bạn cũng sẽ được đưa đến bệnh viện gần nhất một cách nhanh nhất có thể.

– Ngoài ra, bà ầu  đi tắm biển cũng nên chú ý bảo vệ mái tóc bằng cách đội mũ rộng vành. Khăn quấn đầu cũng giúp bà Bầu vừa làm đẹp vừa bảo vệ mái tóc của mình

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề