Sư tử cái gọi là gì

Loài sư tử có thể sống được 14 năm trong môi trường tự nhiên và 20 năm nếu bị nuôi nhốt.

Con sư tử dài nhất [tính từ đầu đến đuôi] từng được ghi nhận là dài 3,6m. Trong khi đó, chú sư tử nặng nhất tên là Simba ở vườn thú Colchester, Anh có trọng lượng gần 375kg. Nhìn chung, một ngày sư tử không hoạt động trong 20 tiếng. Chúng chỉ dành 2 tiếng để đi lại và 50 phút để ăn uống.


Sư tử cái trong đàn giữ vai trò đi săn vì chúng có kích thước nhỏ hơn.

Sư tử đực có bờm và thường bị loại trừ ra khỏi đàn khi chúng trưởng thành. Những con sư tử cái trong đàn giữ vai trò đi săn vì chúng có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn mà không có bộ bờm to nặng.

Con mồi của loài sư tử thường bị chết do sự bóp nghẹt chứ không phải do hàm răng sắc nhọn của chúng. Thức ăn của sư tử là lợn rừng, lợn lòi, trâu, hươu nai, linh dương Gazen, linh dương châu Phi và ngựa vằn. Khi đói, sư tử có thể sẽ bới tìm thức ăn thừa từ những con thú săn mồi khác như báo đốm, linh cẩu.

  • Một con sư tử cái có thể đẻ được 4 con sư tử con và giao phối với nhiều sinh vật khác nhau.
  • Một con sư tử trưởng thành tiêu thụ khoảng 10 đến 15 cân thịt mỗi ngày.
  • Sư tử là thành viên duy nhất sống có tính xã hội trong họ Mèo. Chúng sống trong các nhóm hay còn được gọi là các bầy [đàn] sư tử. Mỗi đàn sư tử trung bình có khoảng 15 con.
  • Tiếng gầm của một con sư tử có thể được nghe thấy từ cách đó 5 dặm [khoảng 8km].
  • Một thước đo tốt về tuổi của sư tử đực là màu tối của chiếc bờm. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối.
  • Gót sư tử không chạm đất khi chúng đi bộ.
  • Sư tử có tầm nhìn ban đêm rất tuyệt vời. Đôi mắt của chúng nhạy cảm với ánh sáng gấp 6 lần so với mắt của con người.
  • Người Ai Cập cổ đại đã tôn thờ sư tử như các vị thần chiến tranh của họ vì sự dữ dội, năng lực và sức mạnh của chúng.
  • Sư tử không cần uống nước hàng ngày nhưng chúng phải ăn: Sư tử có thể trải qua 4 ngày không cần uống nước, nhưng chúng cần phải ăn hàng ngày. Sư tử cái trưởng thành cần ăn khoảng 5kg thịt mỗi ngày, trong khi con đực cần khoảng 7kg hoặc hơn. Sư tử chủ yếu săn các động vật ăn cỏ lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò và trâu, đôi khi chúng cũng săn cả những loài thú nhỏ hơn.
  • Sư tử không sống trong rừng rậm: Nhiều người thường gọi sư tử là “Chúa tể sơn lâm” hay “chúa tể của rừng rậm”, nhưng đây là một sự nhầm lẫn. Sư tử không hề sống trong rừng. Thay vào đó, môi trường sống chính của chúng là đồng cỏ và đồng bằng châu Phi.
  • Sư tử là giống mèo lớn thứ hai trên Trái đất: Sau hổ, sư tử là giống mèo hoang dã lớn thứ hai trên trái đất. Sư tử đực có thể dài đến 3m và nặng đến 227kg, trong khi sư tử cái có thể phát triển chiều dài đến 2.7m và nặng 179kg.
  • Những con sư tử cái nuôi nấng con cùng nhau: Sư tử giao phối hai năm một lần và sư tử cái sinh một lứa 2-3 con sau khi mang thai 4 tháng. Những con cái trong cùng một bầy có xu hướng sinh con cùng thời điểm, điều này cho phép chúng nuôi một lứa đẻ nhiều con cùng nhau. Đặc điểm này cũng tạo thêm lợi thế là cho phép các sư tử con bú sữa của các sư tử mẹ khác, giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý các sư tử con trong bầy ở những tháng ban đầu. Vậy con bố ở đâu trong thời gian nuôi dạy đàn con? Sư tử đực sẽ không trực tiếp tham gia vào việc nuôi con, nhưng chúng sẽ bảo vệ đàn con của cả bầy khỏi nguy hiểm.

Lạ lùng thị trấn phải đổi tên mới vì tên cũ "quá độc hại"

Những giống mèo thông minh nhất thế giới

Bí ẩn kép về 11 hài cốt giấu dưới tường làng 800 năm

Cập nhật: 29/10/2020 Tổng Hợp

Nguồn hình ảnh, Marie-Ange Ostré/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Sư tử trắng có mắt màu xanh

Trong đời chẳng hề có vua sư tử, và sư tử không sống ở trong rừng.

Từ sư tử quái vật Nemea bị dũng sỹ Hercule giết chết trong Thần thoại Hy Lạp cho tới thần chiến tranh Maahes có đầu sư tử của người Ả rập cổ đại, hình ảnh vượt thời gian về sư tử đã là nguồn cảm hứng cho những câu chuyện tưởng tượng hoang đường trên khắp thế gian.

Khi khủng long lang thang ở Nam Cực

Nếu bạn biết trước khi nào mình sẽ lìa đời

'Mầm sống' to nhất và nhỏ nhất thế giới

Bên cạnh việc đóng vai trò là một loài vật thiêng trong các truyền thuyết của nhân loại, sư tử xuất hiện trong một bộ sưu tầm các huyền thoại về riêng nó. Dưới đây là một số các truyện kể đó, và sự thật đằng sau các truyền kỳ.

Bất kể là bạn có tin vào bộ phim kinh điển của Disney tới đâu đi chăng nữa, thì trong đời cũng không bao giờ có một Mufasa hay một Simba làm chúa tể thống lĩnh cả đàn sư tử [hay tất cả muôn loài ở châu Phi, nếu dựa theo phim].

Thay vì có một bậc đế vương hay nữ hoàng thì sư tử sống trong một xã hội bình đẳng, không phân ngôi thứ.

Nguồn hình ảnh, Simon Blakeney/BBC NHU 2018

Chụp lại hình ảnh,

Sư tử không sống trong rừng cây

Sư tử nổi tiếng với danh xưng được trao cho là 'Chúa tể Rừng xanh'. Tuy nhiên, danh hiệu này hoàn toàn gây nhầm lẫn, bởi sư tử thực ra không sống trong rừng [và như đã nói ở trên, chúng không có vua!].

Bí ẩn vụ nổ khổng lồ ở Siberia

Con người trông sẽ thế nào sau 1 triệu năm nữa?

Vì sao một thời con người ăn thịt nhau?

Lãnh địa sinh sống của sư tử là những miền đất có các bụi cây, trảng cỏ, thảo nguyên savannah và các ngọn đồi đá, nhưng không phải là trong rừng.

Nói sư tử là chúa tể rừng xanh chính là đã nói sai, hay chính xác hơn là đã dịch sai.

Chữ 'rừng' ['jungle' trong tiếng Anh] có gốc rễ từ chữ 'jangle' trong tiếng Hindi, có nghĩa là rừng nhiệt đới hoặc vùng đất hoang. Nghĩa sau của chữ này có thể dùng cho chữ 'savannah'.

Sư tử có một danh xưng khác, 'Vua của những loài mãnh thú', và không ai phản bác điều này. Nếu bạn không nghĩ vậy, hãy thử tới gần một con sư tử sẽ biết.

Sư tử trắng được coi là loài vật thiêng trên khắp Phi châu, và có một cách hiểu sai phổ biến rằng chúng là bạch tạng.

Tuy sư tử bạch tạng có tồn tại, nhưng sư tử trắng thì lại là một nhánh trong họ nhà sư tử.

Sư tử trắng có một đột biến gene ngược gọi là Leucism, khiến cho lượng melanin, tức sắc tố đen trên da, bị giảm mạnh - đây là sắc tố kiểm soát màu lông và màu mắt của sư tử.

Trên thực tế, màu mắt là cách để ta phân biệt giữa sư tử trắng và sư tử bạch tạng.

Sư tử trắng thì có mắt màu xanh dương, còn sư tử bạch tạng có mắt màu đỏ hoặc hồng.

Bờm sư tử thường được coi là đặc tính thể hiện sức hấp dẫn giới tính của một con sư tử đực với các bạn tình của nó. Bờm càng dày, con sư tử đực càng có sức hấp dẫn lớn.

Nguồn hình ảnh, Simon Blakeney/BBC NHU 2018

Chụp lại hình ảnh,

Có bờm không nhất thiết có nghĩa là sư tử đực

Tuy nhiên, những bằng chứng mới đây bác bỏ điều này. Những con sư tử đực không có bờm ở Tsavo đã chứng tỏ rằng chúng có khả năng quyến rũ bạn tình và bảo vệ lãnh thổ của chúng không thua kém gì các con đực khác.

Bảo tồn gấu trúc: Lừa mẹ để cứu con

Dùng công nghệ trong cuộc chiến chống bọn săn trộm voi

Cần làm gì để cá voi chịu giao phối nhiều hơn

Mà bờm cũng không nhất thiết có nghĩa là chỉ có ở sư tử đực. Người ta đã quan sát thấy có những con sư tử cái có bờm, mà cụ thể là tại Vùng đồng bằng Okavango ở Botswana.

Những con sư tử cái này tham gia vào mọi hoạt động bình thường với bọn sư tử đực, và có khả năng sinh nở tốt hơn so với các con cái khác.

Nguồn hình ảnh, Louis Rummer-Downing/BBC NHU 2018

Chụp lại hình ảnh,

Không phải lúc nào cũng chỉ có sư tử cái đi săn mồi

Mọi người thường có cách hiểu chung là niềm kiêu hãnh của một con sư tử đực là để cho bọn sư tử cái đảm nhận toàn bộ việc săn mồi. Thế nhưng các bằng chứng mới cho thấy điều này không hoàn toàn đúng. Vai trò chủ yếu của các con sư tử cái là đi săn mồi, trong lúc con sư tử đực bảo vệ lãnh địa, thế nhưng bọn sư tử đực cũng biết săn mồi.

Không chỉ có vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ săn mồi thành công ở cả hai giới là hầu như tương đương nhau.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.

Video liên quan

Chủ Đề