Ánh mắt nét mặt, nụ cười có vai trò như thế nào trong giao tiếp

Giao tiếp phi ngôn ngữ được xem là yếu tố quan trọng giúp cuộc giao tiếp thành công và khiến mối quan hệ của con người càng thân thiết. Vậy giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Có chức năng như thế nào? Và cần lưu ý những gì? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách gửi và nhận thông điệp từ những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những thao tác của từng bộ phận trên cơ thể như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng điệu, dáng đứng, khoảng cách…

Theo các nhà khoa học, trong quá trình giao tiếp, lời nói gồm 3 yếu tố chính là ngôn ngữ, cường độ giọng nói và phi ngôn ngữ. Trong đó, ngôn ngữ góp phần nhỏ nhất với 7,01% tác động đến người nghe, 37,98% là cường điệu giọng nói và phi ngôn ngữ trở nên quan trọng nhất với 55,01%. Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ là giúp cho thông điệp được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng, giúp người tham gia giao tiếp hiểu rõ hơn về cảm xúc của người đối diện nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách chúng ta thể hiện thông điệp qua
cử chỉ, hành động, nét mặt… [Ảnh: Inetrent]

Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ

Trong xã hội hiện đại, nhất là công việc kinh doanh, giao tiếp phi ngôn ngữ lại có tầm quan trọng rất lớn. Nó giúp cho mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết tự kiềm chế cảm xúc, tự ý thức và điều khiển được ngôn ngữ cơ thể. Đồng thời, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp chúng ta hiểu rõ đối tác mà ta đang tiếp cận để đưa ra những định hướng đúng đắn.

Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ còn được thể hiện trong những tình huống khi chúng ta tiếp xúc lần đầu với một người khác. Ngoài việc để ý các cử chỉ, điệu bộ và nội dung của người đối diện, bạn còn phải học cách đọc và hiểu ý nghĩa của những chúng. Từ đó, bạn sẽ có được kinh nghiệm, giúp bạn nhận biết được người đối diện, nhận ra chính mình và học cách kiểm soát bản thân trong giao tiếp tốt hơn.

Những điều cần lưu ý về giao tiếp phi ngôn ngữ

Ở mỗi quốc gia, mỗi cử chỉ trong giao tiếp phi ngôn ngữ mang những ý nghĩa khác nhau. Và nó khiến bạn phải chủ động tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của họ để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Biểu hiện nét mặt

Nụ cười được xem là vũ khí lợi hại mang đến sự thoải mái, vui vẻ, cởi mở trong giao tiếp. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp nụ cười lại có nhiều ý nghĩa khác. Nụ cười của người Mỹ mang xu hướng biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn người Nga hay người châu Á. Và với người Nhật, họ cười để thể hiện lòng kính trọng hoặc che giấu sự buồn phiền.

6 biểu cảm cảm xúc của khuôn mặt [Ảnh: Internet]

Cái gật đầu

Với chúng ta, lắc đầu có nghĩa là không, gật đầu là có, thì với đất nước Hy Lạp hay Bulagria, bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi thấy mọi thứ đều ngược lại hoàn toàn. Gật đầu trong văn hóa của họ là “không” còn lắc đầu lại mang ý nghĩa là “Có”. Vì thế, hãy cẩn thận khi sử dụng cử chỉ của cái để tránh gây ra những hiểu nhầm ngớ ngẩn.

Cử chỉ ngón tay

Dùng ngón tay để giao tiếp là loại giao tiếp phi ngôn ngữ không được phổ biến. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, cử chỉ của ngón tay sẽ có sự khác biệt rất lớn về mặt ý nghĩa. Chẳng hạn như, khi bạn giơ ngón cái lên đó là thể hiện sự đồng ý, với người Mỹ đó là sự đồng tình hay khích lệ, còn với một số nước Tây Phi nó mang ý nghĩa là đồ dở hơi.

Mỗi quốc gia đều có văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ
khác nhau cần học hỏi [Ảnh: Internet]

Khoảng cách

Khoảng cách giữa những người trong cuộc trò chuyện cũng mang những ý nghĩa khác biệt. Nếu như ở Trung Đông, các nước Mỹ Latinh, người nói chuyện có xu hướng gần nhau để thể hiện sự thân mật, thì ở Mỹ hay một vài nước châu Âu, người ta sẽ giữa khoảng cách xa hơn để thể hiện sự tôn trọng.

Sự đụng chạm

Bắt tay là hành động phổ biến khi mọi người gặp nhau. Tuy nhiên, một số hành động như ôm hôn thì không được áp dụng rộng rãi, nhất là các nước châu Á, đôi khi nó mang cả ý nghĩa khiếm nhã. Do đó, hãy cẩn trọng khi sử dụng những hành động này nhé!

Giao tiếp bằng ánh mắt

Đối với quan niệm của người châu Âu, khi trò chuyện và nhìn chăm chăm vào người đối diện sẽ thể hiện sự thành thật, không cố che giấu điều gì đó. Ngược lại, ở các nước châu Á, nhìn vào người đối diện sẽ bị cho rằng vô lễ và làm mất lòng người khác.

Tổng kết

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ giao tiếp phi ngôn ngữ là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Mong rằng bạn sẽ vận dụng thật tốt vào cuộc sống và công việc hằng ngày!

    ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
  • TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING - TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
  • CS1: Tầng 3, Nhà A, B101, phố Nguyễn Hiền, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • CS2: Số 62, phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội

    THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • VP: 024 3623 1741/1474
  • Website: elc.ehou.edu.vn
  • Email:

    BẢN ĐỒ

Giao tiếp qua ánh mắt là để hỗ trợ hoặc bổ sung cho giao tiếp ngôn ngữ. Đó luôn là hình thức giao tiếp phi ngôn từ mạnh mẽ nhất. Cho nên trong giao tiếp hàng ngày, ngoài lời nói thì giao tiếp qua ánh mắt đóng một vai trò rất quan trọng. xem thêm khóa học kỹ năng giao tiếp

Chúng ta thường quan niệm rằng giao tiếp qua ánh mắt là phải nhìn trực diện từ ánh mắt đến ánh mắt. Thực tế đối với nhiều người, giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ thân mật nhưng đối với một số khác lại làm họ cảm thấy không thoải mái. Nhìn thẳng vào mắt người khác trong giao tiếp sẽ hiệu quả nếu cả hai bên đều cảm thấy thoải mái, nếu không có thể gây ra sự hiểu nhầm là một sự thách thức với đối phương.

Khi giao tiếp với nhau, nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay căng thẳng khi phải nhìn trực tiếp vào mắt người khác hãy tìm một điểm khác trên mặt của họ làm bạn thấy dễ chịu hơn khi nói chuyện. Nhưng bạn phải nhớ là đừng để cho người bạn đang giao tiếp nhận ra bạn không nhìn trực tiếp vào mắt họ. Như vậy khái niệm giao tiếp qua ánh mắt cần được hiểu là nhìn vào đối tượng giao tiếp.

Giao tiếp qua ánh mắt khi nói chuyện với một nhóm người có lẽ là điều khó thực hiện hơn cả. Người nghe ở đó để nhìn bạn và nghe bạn nói. Họ xứng đáng được bạn quan tâm. Không có giao tiếp qua ánh mắt có thể tạo một rào cản giữa bạn và người nghe, điều này khiến bạn trở nên không đáng tin cậy, hoặc không chắc chắn về chính mình, nó khiến cho bài thuyết trình của mình trở nên kém hấp dẫn và mất sức sống. Như vậy trong quá trình giao tiếp với một nhóm người hoặc nhiều người cần phải biết cho họ sự quan tâm mà họ đáng được có bằng những kỹ thuật như: Không nên nhìn vào bức tường phía cuối phòng, điều này khiến người nghe thắc mắc vì sao bạn lại nhìn chằm chằm vào nó. Hãy kết bạn.

Khi bạn chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình hãy tranh thủ kết bạn với những thính giả đến sớm. Có thể chào hỏi những người đầu tiên bước vào phòng và tự giới thiệu mình là diễn giả, hay hỏi những câu đơn giản như “Tại sao bạn biết đến hội thảo này?”…Việc này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Khi thuyết trình bạn có thể hướng ánh mắt của mình tìm “những người bạn” của bạn để tìm sự tự tin, thoải mái. Sau khi tìm kiếm một vài người quen hãy bắt đầu trải rộng tầm mắt đến khắp phòng. Xem thêmkhóa học kỹ năng thuyết trình

Giao tiếp qua ánh mắt là chìa khóa để xây dựng những mối quan hệ lâu dài ngay cả khi bài nói của bạn kết thúc. Một bài thuyết trình không phải là đối thoại một chiều; đó là một cuộc đối thoại hai chiều với người nghe. Họ có thể không giao tiếp bằng lời nhưng họ đang giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể và vẻ mặt. Bạn càng tương tác với người nghe, càng nhìn vào mặt họ thì và nhận được những phản hồi từ họ, bài nói của bạn sẽ càng giống một cuộc trò chuyện hơn là một bài giảng.

Có bốn lỗi cơ bản khi giao tiếp qua ánh mắt mà chúng ta hay gặp:

–         Tránh ánh mắt của người khác: thể hiện sự nhu nhược của bạn.

–         Chớp mắt quá nhiều: khiến lời nói thiếu tin cậy.

–         Mắt nhìn dáo dác bất định: thể hiện sự hời hợt, đôi khi mang yếu tố phản trắc.

–         Mắt lờ đờ vô hồn: thể hiện sự khờ khạo, ngốc nghếch.

 Những mẹo nhỏ khi giao tiếp qua ánh mắt:

–         Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng thẳng cho cả hai.

–         Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện với người khác nữa.

–         Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài hước bạn tạo ra cho mọi người vui vẻ.

–         Không hướng mắt nhìn xuống chân vì người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm tội thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay ở người đối diện.

–         Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng nên nhìn vào khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ.

–         Khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm chằm vào họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng ý giúp đỡ bạn. Khi ăn cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ khiến họ lúng túng.

–         Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất khó xử, dù họ có phải là người khiến cho bạn khóc hay không.

Trên đây là những kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt cơ bản và cần thiết giúp cho các bạn đạt được những thành công nhất định trong giao tiếp hàng ngày.

Video liên quan

Chủ Đề