Anh ???? em nghĩa là gì

“Anh em ngoài xã hội”

Chính Phong

[TBKTSG Online] – Ngày xưa, đọc văn chương, xem báo đài, nghe đến cụm từ “bị đẩy ra ngoài lề xã hội” phải là cái gì thương tâm lắm, kiểu như “những người như anh Chí, chị Dậu bị bần cùng hóa, bị cướp mất quyền con người, bị đẩy ra ngoài lề xã hội”.

Định nghĩa về xã hội thì rộng và trừu tượng, hồi nào tới giờ cộng đồng cứ dùng mà có để ý định nghĩa của nó là gì đâu. Xã hội, tiếng Anh là society, tiếng Pháp là societe, đều bắt nguồn từ tiếng Latin là societas, có nghĩa là “sự giao thiệp với người khác”. À, như thế đi cho nó đơn giản, tức là khi ta sinh ra, ta có cha mẹ, họ hàng, lối xóm, lớn lên có bạn học, đồng nghiệp… thì mặc nhiên ta có giao thiệp với người, tức là mặc nhiên ta ở “trong” xã hội.

Khi ta làm điều gì nguy hiểm cho những người giao thiệp với ta, ta bị bỏ tù, thì tức là ta bị “cách ly” với xã hội [tạm thời hoặc vĩnh viễn], tất nhiên đây vẫn là trạng thái “trong” xã hội, vì ta vẫn còn giao thiệp được với người khác, chỉ có cái là hạn chế thôi. Còn khi ta làm điều gì cực kỳ nguy hiểm, ta bị “loại bỏ” khỏi xã hội, chết rồi còn “trong” với “ngoài” gì nữa.

Thế còn như Robinson Crusoe lạc lên đảo hoang? Anh ta cũng mất đi sự giao thiệp với loài người, nhưng đó cũng chỉ là trạng thái “cách ly” tạm thời. Đến năm thứ 18 ở trên đảo, anh gặp bộ lạc thổ dân, rồi đánh bạn với anh chàng Friday. Đến năm thứ 28, anh được cứu về đất liền chung sống với xã hội to.

Tất cả đều ở “trong” xã hội, chứ còn “ngoài” đâu nữa? Đấy là ý niệm tuyệt đối. Trong thế giới này, có cái gì đứng yên đâu mà dùng ý niệm tuyệt đối. Trong thế giới kỳ diệu của sự tương đối, có cả “trong” xã hội và “ngoài” xã hội, mới có tuyệt vời hình tượng những anh Chí, chị Dậu.

Xưa người “ngoài” xã hội khổ thế, thương tâm thế. Nay, người “ngoài” xã hội, ghê gớm, dữ dội, huyền bí, quyền lực, như một ông cựu sĩ quan quân đội mới rồi ra tòa án binh được hỏi mua bằng giả ở đâu, ông ta trả lời: có quen biết “anh em ngoài xã hội” và nghe họ nói không cần phải đi học vẫn có bằng nên đã dùng tiền mua.

Thật ra, mua bằng giả không khó, tin nhắn tiếp thị bằng giả giờ vẫn bay đầy đến điện thoại. Nhưng nói “anh em ngoài xã hội” nghe có vẻ huyền bí hơn, không chỉ đích danh ai, mà có thể là bất kỳ ai. Cái cụm từ này nghe quen từ vài năm nay, vào quán trà đá vỉa hè buổi sáng hay quán bia hơi buổi chiều, thể nào chẳng nghe thấy mấy ông bô bô vỗ ngực khoe “anh em ngoài xã hội”.

Hỏi thử một người anh em, thế nào là “anh em ngoài xã hội”, cậu ta trả lời: “Là anh em ngoài gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, quen không thân lắm nhưng cũng không phải là quen biết xã giao”. Sao nghe có vẻ hiền khô? Cậu ta mới nói thêm: “Anh em ngoài xã hội là anh em xương máu, sống và làm các ngành nghề liên quan đến mặt trái, sẵn sàng hỗ trợ nhau hết mức có thể khi có va chạm hay liên quan đến lợi ích chung hoặc riêng”.

Người viết có biết một người “anh em ngoài xã hội”, anh ta hay đi mua rượu ngoại, rượu có số má, mà phải là hàng xách tay từ nước ngoài, để đảm bảo không phải đồ rởm. Hỏi để tiếp ai, anh trả lời tiếp mấy ông bác sĩ đầu ngành. Hỏi việc của anh dính gì đến bác sĩ, anh nói khi có việc thì nhờ được ngay.

Thì ra, thu phục mấy tay cộm cán vào trướng của mình, dùng ân tình mới là quan trọng nhất. Mẹ đại ca ốm nặng, em có bác sĩ giỏi. Con đại ca cần vào trường tốt, em có quan hệ. Cháu đại ca có tý hiểu nhầm với pháp luật, em gỡ được. Đấm đá đại ca rành, chứ đụng chuyện khác, đại ca có tiền tấn cũng thua. Mà gỡ khó được cho mẹ, con, họ hàng đại ca thì khỏi cần nói, đại ca cảm kích lắm. Đấy, cái kiểu chơi “trao thành ý, bền tâm giao” của ông anh mới cao thâm làm sao.

Đã nói việc trong xã hội là tương đối. Ra đường, bác sĩ sợ cảnh sát. Tới trường xin học cho con, cảnh sát phải kiềng giáo viên. Vào viện, giáo viên ngại bác sĩ. Hàng trăm thứ “giao thiệp” [bản chất của xã hội] khác nữa, mà để “hệ sinh thái” vận hành “trơn tru” thì cần có bàn tay điều khiển hiệu quả của “anh em ngoài xã hội”.

Nghe như trong chuyện “Bố già”, bố có làm gì ai đâu, bố ân tình, bố lo hết cho mọi người, từ ông chủ trại hòm đến sao lớn Hollywood. Ai khó, bố dàn xếp. Khó nữa, bố “nói chuyện phải quấy” chút thôi. 

Chuyện của “bố già” nghe giống chuyện ngoài đời lắm rồi. “Anh em ngoài xã hội” không chỉ đích danh ai, mà có thể là bất kỳ ai, nhưng nó cứ như sợi dây xoắn bện cả xã hội lại thành một cái nùi khá… đáng sợ.
 

Đức phật

Từ điển

Giáo hội

Chùa

Sách

Tăng sỹ

Tình cảm anh em cũng là thứ tình cảm cao quý được người xưa ví von qua câu ca dao: “Anh em là đạo cánh tay”. Tay áo đứt có thể nối lại được, còn cánh tay một khi đã dứt lìa thì khó có thể hàn gắn.

Vào thời vua Salomon, có hai anh em nhà kia thu hoạch lúa trên cánh đồng thuộc vùng Zion. Một đêm vào lúc không có trăng, người anh lấy một ít lúa trong phần lúa của mình, bó lại thành bó bỏ qua ruộng của người em, trong lòng tự nhủ: “Em ta có đến bảy đứa con, phải nuôi nhiều miệng ăn, ta chia phần của ta cho em”. Rồi anh ta đi về nhà của mình.

Sáng hôm sau, người em đi gặt thấy mình thu hoạch được nhiều lúa hơn số tính toán của mình, nên anh ta đem số lúa dư sang ruộng người anh, trong lòng cũng tự nhủ: “Anh của ta sống có một mình không ai đỡ đần. Thôi ta chia bớt lúa cho anh ấy”.

Khi mặt trời mọc, cả hai anh em đều ngạc nhiên thấy mình có nhiều lúa hơn trước.

Đêm sau, họ lại mang trả lúa cho nhau nhưng vẫn thấy kho lúa của mình không hề suy suyển. Nhưng qua đêm thứ ba, cả hai đụng đầu nhau khi cùng mang lúa qua cho nhau. Cả hai anh em đã ôm lấy nhau mà khóc, vui mừng vì thấy lòng tốt của nhau.

 

Vua Salomon xúc động khi nghe câu chuyện về lòng yêu thương của hai anh em. Vua đã ban thưởng cho hai anh em và cho tạc tượng họ ngay trên ngôi làng họ đã sống và thể hiện tình anh em cao đẹp ấy để làm gương tốt cho mọi người.

[Theo sách: Truyện cổ Đông Tây của nhiều tác giả]

Tình cảm anh em cũng là thứ tình cảm cao quý được người xưa ví von qua câu ca dao: “Anh em là đạo cánh tay”. Tay áo đứt có thể nối lại được, còn cánh tay một khi đã dứt lìa thì khó có thể hàn gắn. Ý người xưa muốn nói đến tình anh em rất là cao quý. Hãy nâng niu, anh nhường em nhịn thì trong ấm ngoài êm, trên thuận dưới hoà.

Bài học “Bó đũa” từ thuở còn thơ không ai là không biết, anh em uống chung bầu sữa mẹ, cùng lớn khôn trong một mái ấm gia đình đồng cam cọng khổ, vui buồn có nhau thì không có lý gì mà không thương nhau. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có người mê muội vì lòng tham mà quên đi tình anh em ruột thịt như người anh trong câu chuyện cổ tích cây khế. Tội nghiệp cho các vị đó vì họ chưa tin vào hậu quả của túi sáu gang là gì? Một sự cô đơn khủng khiếp của những người anh em quên tình máu mủ khi họ phát hiện ra bên cạnh họ toàn là những người bạn không thật lòng, họ chỉ đến với nhau vì vật chất tiền bạc, tình cảm chỉ là thứ yếu.

Chúng ta, những người con Phật luôn tưới tẩm nhân lành, biết quý trọng tình cảm gia đình, trong đó có tình anh em là thứ tình rất cao quý, xin nguyện noi theo hạnh từ bi và vị tha của đức Thế Tôn để cho tình máu mủ huynh đệ mãi mãi trường tồn và cao đẹp.


Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3 năm 2014

NCPH

Video liên quan

Chủ Đề