2 bé trai bị trao nhầm giờ ra sao

Giờ đây, hai bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước: Lan Anh – Ngọc Yến đã lớn khôn, rất lém lỉnh và bắt đầu đi học lớp 1.

Hơn 2 năm trước, chúng tôi tìm về xóm nhỏ nơi gia đình anh Vũ Đình Khiên (42 tuổi, TX Bình Long) – bố của hai bé gái trong vụ trao nhầm con ở Bình Phước năm 2012 sinh sống. Ngày ấy, cả nhà anh cùng “vật lộn” với việc giúp bé Lan Anh (con ruột) và Ngọc Yến (đứa con gái đã nuôi dưỡng từ lúc còn đỏ hỏn) hòa nhập vào cuộc sống mới.

Nhờ sự cố gắng hết sức của hai gia đình, giờ đây bé Lan Anh – Ngọc Yến đã có da có thịt, cao lớn hơn và rất lém lỉnh. Đặc biệt, cuối tháng 8 vừa qua, hai bé đã bắt đầu bước vào lớp 1, trở thành học sinh tiểu học.

“Nuôi 3 đứa con ăn học, vợ chồng tôi phải cố gắng gấp 10 lần”

“Tôi từng đưa Lan Phương (9 tuổi, con gái đầu) đến trường khai giảng lớp 1 nhưng không hiểu sao lần này vẫn lâng lâng khi nghĩ đến ngày tựu trường của Lan Anh và Yến.

Những năm qua, cuộc đời hai đứa xảy ra quá nhiều xáo trộn. Vì thế tôi luôn hy vọng các con lớn khôn rồi khao khát một ngày được nhìn chúng dắt tay nhau đến trường. Tôi sắp được chứng kiến thời khắc quan trọng ấy của con thật rồi”, anh Khiên không giấu nổi xúc động, đôi mắt bỗng đỏ hoe.

Anh Khiên cho biết, ngày 5/9, hai cô con gái của anh sẽ tham dự buổi khai giảng đầu tiên trong đời. Trước đó, cả hai đã đến trường học những buổi đầu tiên, làm quen với thầy cô, bạn bè và những nét chữ, con số.

“Các con đã đi học được một tuần, dần quen với mọi thứ nhưng vẫn háo hức với buổi khai giảng. Mấy hôm trước, Lan Anh đã bảo mẹ giặt thật sạch đồng phục, Yến thì sắp xếp sách vở trong cặp rất cẩn thận. Chúng còn cùng nhau múa hát bài Đi học cho cả nhà xem”, anh Khiên kể.

2 bé trai bị trao nhầm giờ ra sao

Nói đoạn, anh bỗng vui vẻ khi nhắc đến bé Lan Anh. Anh kể, nếu 2 năm trước bé chỉ hòa nhập chừng 70 -80% với gia đình thì giờ là 100%. Bé đã thân quen với việc có hai bố mẹ, hai ông bà ngoại, chị gái và cả em gái. Đặc biệt, bé không yếu ớt, suy dinh dưỡng nặng như hồi mới về ở với bố mẹ ruột. “Chúng nó yêu thương nhau, đi đâu – ăn gì cũng có nhau”, anh nói.

Nhìn các con chăm ngoan, vợ chồng anh Khiên hạnh phúc lắm. Nhưng sâu thẳm bên trong, anh chị vẫn trăn trở một nỗi lo: Làm sao có đủ tiền để lo cho 3 đứa con gái? Anh bảo trước kia đi theo công trình xuống tận Đồng Nai, Bình Dương kiếm được kha khá. Nhưng từ ngày gặp tai nạn, anh không thể tiếp tục theo nghề xây dựng nên kinh tế cũng eo hẹp.

Sau đó nhờ sự giúp đỡ của em gái, anh Khiên sắm chiếc xe ba gác chở đồ thuê cho bà con trong xã. "Giờ tôi cứ túc tắc chạy ngày dăm ba chuyến hoặc ai thuê gì thì làm nấy. Thực sự, cùng lúc nuôi 3 đứa con ăn học, vợ chồng tôi phải cố gắng gấp 10 lần người ta”, anh chia sẻ.

2 bé trai bị trao nhầm giờ ra sao

Chồng vừa dứt lời, chị Trang nhanh nhảu: “Nhiều lúc, tôi muốn đi làm phụ giúp chồng kiềm tiền trang trải cuộc sống. Nhưng… tôi để 3 đứa ở nhà lại không yên tâm. Chúng đã đến tuổi đi học, cần có mẹ ở nhà tắm rửa, cơm nước và đưa đón mỗi ngày. Tôi với chồng thay phiên nhau kèm cặp, thúc giục 3 đứa học bài nữa”.

“Hai gia đình vẫn qua lại, lũ trẻ thường xuyên vào trong bản chơi”

Nhớ lại 5 năm trước, anh Khiên cho hay, cuối năm 2012, vợ anh với chị Liên (26 tuổi) sinh hai bé gái cùng ngày cùng giờ tại Bệnh viện Đa khoa Bình Long và bị trao nhầm con.

Sau 9 tháng nuôi nấng, anh thấy con không giống ai trong nhà nên sinh nghi nhưng chỉ dám để bụng. Đến tháng 5/2016, bố vợ anh đi bán bánh mỳ dạo tình cờ thấy một bé gái con người dân tộc giống đứa con đầu của anh. Ông đã về nhà thông báo và thuyết phục hai vợ chồng mang bé Ngọc Yến đi xét nghiệm ADN.

Kết quả cho ra hai bố con anh không cùng huyết thống. Vợ chồng anh liền khiếu nại bệnh viện, đồng thời đề nghị xét nghiệm ADN con gái của chị Liên, mới biết hai bên bị trao nhầm con suốt 4 năm qua. 

Khi xảy ra sự việc, đại diện bệnh viện đã gặp mặt xin lỗi, bồi thường mỗi gia đình 20 triệu đồng và yêu cầu trao trả các bé cho bố mẹ ruột. Anh bảo đến nay vẫn không thể quên được giây phút hai đứa trẻ gào khóc chia tay bố mẹ nuôi.

2 bé trai bị trao nhầm giờ ra sao

“Lúc lên xe về bản Sóc với mẹ ruột, bé Yến khóc nức nở khiến hàng xóm không kìm được nước mắt. Còn vợ chồng tôi phải tránh mặt, sợ con nhìn thấy. Vậy mà, nó vẫn gọi tìm “Ba mẹ ơi! Con thương ba mẹ sao nỡ bỏ con”. Cuối cùng, tôi phải bế con bé vào trong đó.

Đến nơi, tôi vờ đưa nó cho dì mang đi tắm rồi tranh thủ đón con mình về. Khi ấy, con bé cũng khóc dữ, không chịu rời mẹ Liên”, anh Khiên nhớ lại.

Thấy tình hình không ổn, nhất là lo sợ các con ảnh hưởng tâm lý sau này, hai gia đình đã bàn bạc và quyết định cho các con về sống chung, luân phiên mỗi nhà một tuần. Tuy nhiên, dạo gần đây để thuận tiện cho việc học của các con, thi thoảng anh Khiên mới chở lũ trẻ vào bản chơi.

2 bé trai bị trao nhầm giờ ra sao

“Hè vừa qua, tôi chở các con vào trong bản chơi. Thậm chí, vợ tôi sợ các con thiếu cái ăn nên cứ vài ngày lại giục tôi vào thăm con, nhân tiện đem thịt cá đến. Hai gia đình chúng tôi vẫn qua lại, hỏi thăm nhau thường xuyên. Nhà trong đó không có điều kiện bằng ngoài này nên chúng tôi cũng không yêu cầu họ trợ giúp gì. Chúng tôi chỉ mong hai đứa luôn mạnh khỏe và chăm ngoan học giỏi”, người đàn ông nói.

Sắp tới, khi các con vào học chính, vợ chồng anh Khiên lại tốn thêm một khoản tiền lớn để đóng học phí cho 3 cô con gái. Ngoài ra, anh cần mua thêm cho các con quần áo mới, giày dép, sách vở,… Anh bảo khó đến mấy cũng cố gắng để các con có cuộc sống đủ đầy như bạn bè cùng trang lứa.

2 bé trai bị trao nhầm giờ ra sao
Thời sự

Cuộc sống mới đầy tình yêu thương của 2 bé gái bị trao nhầm


Theo Bùi Anh Khám phá

Cuối năm bất ngờ khi gặp lại 2 bé bị trao nhầm ở Bình Phước

Chia sẻ

Tưởng được trả về gia đình cha mẹ đẻ sau 4 năm bị trao nhầm, hai đứa trẻ sẽ ai về nhà nấy bắt đầu cuộc sống mới nhưng số mệnh kỳ lạ đã đưa hai bé không thể tách rời nhau.

2 bé trai bị trao nhầm giờ ra sao

Thị xã Bình Long, Bình Phước một sáng sớm ngày giáp Tết, khi ánh nắng chan hòa lọt qua khe cửa, trong căn nhà nhỏ sát mặt đường rẽ nhánh ít xe cộ qua lại, anh Vũ Đình Khiên (39 tuổi) giục 2 bé gái dậy ăn sáng, cùng cha ra chợ Tết.

Ánh mắt vẫn còn ngái ngủ nhưng nghe đi sắm đồ, hai bé đều líu lo: “Ra chợ ba nhớ mua cho con đôi giày nữa nhe ba”. Tự bao giờ, tóc hai bé gái đã thắt bím xinh xắn gọn gàng. Anh Khiên cười hiền cho hay: “Mẹ nó đi làm khuya, đến 6 giờ sáng về, lo cho hai đứa xong và đi làm lại rồi. Nhiệm vụ đi chợ Tết mẹ nó giao cho ba”.

Chợ quê cách nhà không xa, hai bé hoa mắt lạc vào các gian hàng quần áo, giày dép sặc sỡ mà bọn trẻ ở quê chỉ đến dịp Tết mới được ba mẹ sắm cho. Nhìn hai bé một cao tròn, da ngăm đen, tóc xoăn, một ốm gầy, da trắng trẻo cùng nhau được ba ướm cho từng cái áo, đôi giày, không ít người tò mò và ngờ ngợ quen lắm.

Ông chủ cửa hiệu giày, nơi hai bé được ba chọn cho hai đôi giày lục lại trí nhớ rồi hỏi: “Có phải hai bé bị trao nhầm không, tôi xem tivi xong cảm động lắm. Anh Khiên, người đàn ông chân chất không giàu có gì nhưng đã nhận nuôi các cháu chung một nhà. Chúng tôi rất ủng hộ tinh thần cho anh”.

Đến một cửa hàng bán bao lì xì, đồ trang trí ngày Tết, hai bé còn được cô chủ khuyến mãi cho hai bộ đồ chơi sau khi chỉ mua vài xấp bao lì xì rẻ tiền. Bà chủ cho hay có theo dõi chuyện hai bé nên rất cảm động.

Sau khi sắm được hai bộ áo dài xinh xắn, hai bé được anh Khiên đưa về sóc, nơi bé Lan Anh lớn lên từ nhỏ để cho ông bà ngoại, cậu dì đỡ nhớ. Mẹ nuôi Lan Anh, tức mẹ ruột của bé Ngọc Yến là chị Thị Liên lúc này bận đi làm ăn xa, lâu lâu mới về nên không có ở nhà. Đã quen với sự vắng mặt của mẹ Liên nên hai bé không hỏi mẹ mà chạy đi kiếm ông bà ngoại. Bà Ché làm vườn nghe tiếng tíu tít của hai bé lật đật đi vào nhà ôm lấy hai bé hôn lấy hôn để.

Sau khi khoe hai bộ đồ xúng xính và hai bộ đồ chơi mới được cho với ông bà, hai bé rủ các em cùng chơi mê say. Lan Anh dù về nhà cha mẹ ruột đã được 3 năm nhưng vẫn chạy tới lui từng ngóc ngách quen thuộc của căn nhà và líu lo: “đây là nhà của con, đây là giường của con”.

Bà Thị Ché rưng rưng: “Thấy mấy cháu về nhà, tôi mừng lắm. Ban đầu, nghe hai đứa bị trao nhầm tôi nào đâu có tin và chỉ mong đó là tin đồn. Kể cả khi biết sự thật rồi, tôi cũng không muốn trao đứa cháu mình đã nuôi nấng 3 năm về bên kia đâu. Nhưng thấy gia đình anh Khiên thương và thật lòng cho hai đứa tôi cũng yên tâm. Bây giờ tôi và gia đình đã chấp nhận sự thật và xem cả hai đứa đều là ruột thịt. Nhà không có đứa nào cũng thấy trống vắng. Đêm đêm nhớ hai đứa tôi hay khóc lắm”.

Nghe bà nói hay khóc, hai bé sà vào lòng bà, mỗi đứa đặt lên má bà cái hôn và hỏi lại bà: “Sao bà lại khóc?”, bà Ché lại nở nụ cười: “Thì bà nhớ các con, bà khóc”.

Hai bé gái bị trao nhầm làm xôn xao thị xã Bình Long, Bình Phước vốn yên bình là Ngọc Yến và Lan Anh, cùng sinh vào ngày 10-1-2013.

Bé Lan Anh là con chị Nguyễn Thị Thu Trang (29 tuổi, ngụ thị xã Bình Long) sinh cùng phòng với chị Thị Liên (27 tuổi, ngụ huyện Hớn Quản), mẹ bé Ngọc Yến tại Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long.

Chị Trang sinh trước chị Thị Liên 15 phút. Tuy nhiên, khi tắm cho hai bé, một nữ hộ sinh đã trao nhầm con cho hai bà mẹ khiến cuộc sống của hai đứa bé bị tráo đổi hoàn toàn từ đây.

Khi Ngọc Yến được hơn một tuổi, anh Khiên bắt đầu nghi ngờ khi thấy con gái mình nuôi nấng, cho bú mớm từng giọt sữa không giống ai trong gia đình. Trong khi hai vợ chồng đều da trắng, tóc thẳng thì con gái nước da ngăm đen, tóc xoăn, càng nhìn càng giống người dân tộc S’tiêng.

Ý nghĩ về việc bệnh viện trao nhầm con bắt đầu le lói trong anh. Để tìm lời giải đáp, anh đã nhiều lần tìm đến sóc nơi chị Liên sinh sống để nhìn mặt con gái chị Liên. Tuy nhiên, lần nào cũng khiến anh thất vọng vì chị Liên đi làm ăn tận Bình Dương, hiếm khi về nhà. “Mà mình cũng đâu có tư cách gì mà hỏi thăm, xin số điện thoại của người ta để đem con về cho mình coi mặt”, anh Khiên kể lại nỗi thất vọng lúc đi kiếm con.

Đến đầu tháng 5 năm 2016, trong lần đi bán bánh mì ở làng bên, bố chị Trang bất ngờ thấy chị Liên bế bé gái rất giống cháu ngoại đầu nên nghi ngờ. Ông liền về kể với vợ chồng anh Khiên. Sau đó, chị Trang đã đưa bé Ngọc Yến đi xét nghiệm ADN thì phát hiện con gái không cùng huyết thống. Nhận được khiếu nại, Bệnh viện Bình Long đã đưa hai bé đi xét nghiệm ADN.

Với kết quả giám định chéo, bệnh viện đã thừa nhận việc trao nhầm, công khai xin lỗi và hỗ trợ cho mỗi gia đình hơn 20 triệu đồng. Ngày 25-7-2016, sau hơn ba năm nuôi con người khác, anh Khiên được đón con gái ruột là bé Lan Anh về chăm sóc. Để tiện việc học và chăm sóc hai bé, hai gia đình thống nhất cho hai bé ở cùng nhà anh Khiên ba năm nay.

Nhìn các con vui vẻ, trong mắt anh Khiên cũng ánh lên niềm vui khó tả. Anh Khiên chia sẻ hai đứa giờ đã hiểu là mình bị trao nhầm lúc sinh nên đã chịu gọi mẹ, ba và bày tỏ tình thương với cả bốn cha mẹ.

“Nhớ đêm đầu tiên, khi Lan Anh về nhà tôi ở, cháu không thiết ăn uống gì và khóc mãi, chỉ đến khi mệt quá thì cháu mới ngủ thiếp đi. Phần đêm đó, chúng tôi cũng không tài nào chợp mắt vì không biết Yến về nhà mới lạ chỗ sẽ ra sao", anh Khiên nhớ lại.

Anh Khiên kể thêm: "Khi tôi hỏi thăm thì được nghe nhà bên kia kể lại ngày nào nó cũng ra đứng trước cổng chờ chúng tôi đến đón, mặt buồn rười rượi. Lan Anh đã ốm yếu, lúc về nhà hơn 3 tuổi mà mới có 10kg, tôi càng lo cháu suy nhược vì buồn bã. Bé Ngọc Yến quen sống ngoài thị xã, về sóc sống thiếu thốn hơn không biết cháu có gầy sút đi không”,

Sau thời gian bỏ hết công ăn việc làm để ổn định tinh thần cho hai con, cả hai gia đình đã cùng ngồi lại và bàn tính không thể kéo dài tình trạng này lâu. Phương án luân phiên cho hai bé ở hai nhà đã được đặt ra và không ngờ phát huy tác dụng. Lan Anh đã bắt đầu chịu ăn và chịu ngủ, Ngọc Yến bắt đầu làm quen chơi với các em trong sóc.

Để không xáo trộn quá nhiều, cả hai gia đình thống nhất chỉ đổi tên gọi cho hai bé mà vẫn giữ nguyên giấy khai sinh. Do Lan Anh sinh trước Ngọc Yến nên được làm chị.

“Giờ hai đứa không còn buồn bã, đòi về lại như lúc mới được trao trả về nhà cha mẹ ruột nữa. Cuối tuần nào, tôi cũng đưa hai bé về sóc chơi, có khi là cậu ruột của Yến ra đón về chơi. Ở nhà, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở các con nhớ nguồn cội của mình. Sau này, khi Yến lớn, chúng tôi sẽ tôn trọng mọi quyết định của con”, anh Khiên tâm sự.

Đi làm về muộn, chị Trang tranh thủ dọn cơm, thúc giục các con ăn uống. Mỗi đêm, chị chỉ chợp mắt được vài tiếng vì đến 2 giờ sáng phải ra chợ phụ bán rau củ quả. Đến 6 giờ sáng, chị về lo cho các con đến trường và quày quả đi giúp việc nhà.

Kể từ khi biết con bị trao nhầm, anh Khiên bỏ công việc hành chính ổn định về làm nghề chạy xe ba gác chở hàng. Thỉnh thoảng anh kiếm thêm thu nhập bằng cách đi cưa cây khô bán. Công việc tuy bấp bênh hơn trước nhưng thoải mái giờ giấc để anh tiện gần gũi, chăm sóc các con. Nhà ngoài hai bé còn có bé gái 10 tuổi, chị ruột của Lan Anh.

“Khi hai vợ chồng nhận nuôi thêm cả Yến, hàng xóm cũng nhiều người can ngăn vì vợ chồng tôi vốn không dư dả gì, vả lại Yến đã được trả về vị trí là con cháu nhà bên kia rồi, chúng tôi không còn tư cách gì với cháu nữa. Nhưng suy đi tính lại, chúng tôi dù vất vả nhưng vẫn có điều kiện hơn nhà chị Liên khi không có chồng đỡ đần, một mình chị vừa nuôi con nhỏ (em ruột Ngọc Yến) và đi làm ăn xa suốt. Ông bà ngoại Yến thì đã có tuổi, già yếu. Chăm sóc Yến từ lúc lọt lòng hơn 3 năm, tình cảm đối với con đã như là con ruột. Cực thì cũng cực rồi, thôi vợ chồng tôi cố gắng làm thêm để nuôi các con”, chị Trang chia sẻ.

Tuy nhiên, chị Trang cũng tâm tư: “Tôi chỉ lo sau này các con càng lớn thì nhu cầu càng nhiều, hai vợ chồng sẽ chật vật, không đủ khả năng nuôi. Con gái thì phải sắm sửa rồi con thích sắm đồ gì thì cũng phải ráng lo cho con chứ...”.

Tết năm nay đã là cái Tết thứ 3 hai bé ở cùng nhau. Gia đình anh Khiên đã lên kế hoạch trong mấy ngày Tết sẽ luân phiên đưa hai bé sang nhà hai bên ở mỗi bên vài ngày để niềm vui được trọn vẹn, đầm ấm hơn. Có lẽ sự lựa chọn của hai gia đình là giải pháp tốt nhất cho hai bé lúc này.

Cuộc trao nhầm định mệnh những tưởng sẽ đẩy hai gia đình xa cách nhau nhưng bằng tình yêu thương, họ lại càng sít lại gần nhau hơn, hai bé có hai gia đình để sum vầy là cái kết viên mãn, ngoài mong đợi.

2 bé trai bị trao nhầm giờ ra sao

Bữa cơm của 2 gia đình sau gần 4 năm bị trao nhầm con

Tối 26-7, hai gia đình bị trao nhầm con suốt gần bốn năm qua đã có bữa cơm vui vẻ cùng nhau.

Bấm xem >>