Xu hướng phát triển của giáo dục đại học Việt Nam

Đối với những chuyên gia làm giáo dục, họ phải đồng hành với những thay đổi mới nhất có ảnh hưởng tới quá trình dạy học. Sự hiểu biết của họ đối với những xu hướng này giúp cải thiện môi trường học tập hiệu quả hơn.

Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi giới thiệu 5 xu hướng giáo dục mới nhất tạo động lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục cho năm 2022:

Xu hướng công nghệ trong dạy và học:

Sự bùng nổ công nghệ hơn 2 thập kỷ qua không để giáo dục tụt lại phía sau. Máy tính và internet đã thay đổi, giúp cho sinh viên không những truy cập thông tin nhanh chóng mà còn có thể tự học tập.

Sự phát triển của công nghệ có nghĩa rằng các phương tiện đa truyền thông và các công cụ hỗ trợ học tập ngày nay sẽ giúp sinh viên nhận đc nền giáo dục chất lượng cao thông qua Internet.

Hơn nữa, nền tảng trực tuyến cũng thúc đẩy người giáo viên thay đổi cách họ giảng dạy. người giáo viên phải tự tìm thấy những thách thức làm thế nào thay đổi bài học để học viên cảm thấy hứng thú dù không có người thầy ở đó.

Đào tạo kĩ năng mềm: xu hướng chủ đạo trong giáo dục đại học.

Theo báo cáo của Future of Jobs, có một số kĩ năng quan trọng khi sinh viên đi làm như sau: tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, quản lý con người và sáng tạo. Giới chủ luôn muốn nhân viên của mình biết cách làm thế nào để ra những quyết định sáng suốt và chứng minh được khả năng lãnh đạo của mình.

Trong nỗ lực để chuẩn bị cho sinh viên bước vào công việc sau khi tốt nghiệp, nhà trường chú ý phải đào tạo làm sao để các em thuần thục được các kĩ năng này.

Xu hướng của sinh viên: giảm sự chú ý

Khi công nghệ ngày càng phát triển thì sinh viên sẽ suy giảm sự tập trung khi lên lớp. Một nghiên cứu do công ty Microsoft tiến hành đã cho thấy rằng có sự suy giảm rõ rệt sự tập trung trong lớp học mà nguyên nhân đến từ công nghệ.

Vì vậy, để giữ sự chú ý của học sinh thì nội dung bài giảng phải thật sự rõ ràng và cuốn hút.

Đơn giản hóa việc học và dạy.

Người thầy giỏi nhất sẽ giúp sinh viên của mình làm chủ được việc học của mình.

Khi người giáo viên ngày càng tham gia vào quá trình tự học của sinh viên, họ sẽ phải làm quen dần với những phản hồi của sinh viên đối với tính hiệu quả của việc giảng dạy của họ. Giáo viên sẽ phải tập trung vào sự phát triển của học viên nhiều hơn là đơn thuần cung cấp kiến thức. Đây sẽ được coi là hình mẫu cho phương pháp dạy học mới.

Xu hướng học tập lâu dài

Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều làm thay đổi bản chất công việc và nghề nghiệp một cách đáng kinh ngạc. Cuộc cách mạng 4.0 có thể tác động tới 50% chất lượng công việc khi những tiến bộ công nghệ đã làm thay đổi cách thức làm việc của con người. Người sử dụng lao động vẫn luôn phải chạy đua để đào tạo lại kĩ năng cho người lao động. Bởi vì họ không đảm bảo được rằng những kĩ năng người lao động học được thời gian đầu đi làm sẽ đảm bảo hiệu suất công việc cho quãng thời gian làm việc còn lại.

Vì vậy, trường học sẽ là nơi lý tưởng để làm chủ các kĩ năng. Họ có thể liên tục cung cấp các khóa học cho các cựu sinh viên để hoàn thiện các kĩ năng hiện có và hỗ trợ các kiến thức nếu họ cần.

Tóm lại, trường học cần tạo ra các chương trình mới và các cơ hội học tập để giúp đỡ các cựu sinh viên trong thời đại cạnh tranh thị trường lao động khốc liệt hiện nay.

Hải Lăng [theo Trends in Education]


2.2. Các xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện đại
Bước vào thế kỷ 21 cùng với quá trình gia tăng quy mô giáo dục đại học trên phạm vi toàn thế giới từ 14 triệu sinh viên [1960] lên khoảng 80 triệu sinh viên hiện nay vai trò và vị trí của hệ thống giáo dục đại học nói chung và các trường đại học nói riêng đã có những thay đổi căn bản. Với tiềm lực to lớn về đội ngũ chuyên gia có trình độ cao mà trong đó nhiều người đạt giải Noben về các lĩnh vực khoa học- công nghệ; hệ thống các trang thiét bị nghiên cứu và thí nghiệm hiện đại; cơ sở nguồn lực thông tin, dữ liệu phong phú.v.v. các trường đại học đặc biệt là các đại học nghiên cứu [Research University ] ở Mỹ và các nước phát triển đã và đang đóng một vai trò to lớn không chỉ trong công tác đào tạo chuyên gia trình độ cao mà còn thực sự là các cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong nhiều ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn như công nghệ vũ trụ, thông tin, sinh học, vật liệu mới và tự động hoá..vv. Các trường đại học ở Hà lan hàng năm thực hiện khoảng 30 % kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở nhiều lĩnh vực khoa học& công nghệ hiện đại [2 tỷ Ero trong năm 1999]. Nhiều nước trong khu vực ASEAN như Thái lan, Malaisia, Philipin đã và đang thực hiện đổi mới, cải cách giáo dục đại học theo hướng phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng đại học với nhiều tiêu chí và chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, dịch vụ phát triển cộng đồng.

Tuyên bố của Hội nghị quốc tế về giáo dục đại hoc năm 1998 do UNESCO tổ chức "GDĐH vào thế kỷ 21- Tầm nhìn và Hành động"


đã chỉ rõ: "Sứ mệnh của giáo dục đại học là góp phần vào yêu cầu phát triẻn bền vững và phát triển xã hội nói chung “ đồng thời giáo dục đại học cần được bảo đảm:

  • Bình đẳng, công bằng cho mọi ng­ươì

  • Chất l­ượng cao, góp phần phát triển bền vững, các giá trị văn hoá, xã hội..vv

  • Tăng c­ường chức năng khám phá và phê phán

  • Tự do học thuật, tự chủ và chịu trách nhiệm trước xã hội. Phục vụ công cộng

  • Tăng c­ường sự thích ứng. Liên thông và chuẩn bị tốt để vào cuộc sống

  • Đa dạng hoá và bảo đảm chất l­ượng, công nghệ mới

  • Hợp tác quốc tế

Các nội dung cơ bản trong Tuyên bố Paris 1998 về giáo dục đại học được thể hiện trong các điểm sau: [Lâm Quang Thiệp, 2004]

1. Giáo dục đại học [GDĐH] cần được nhập học bình đẳng đối với tất cả mọi người trên cơ sở sự xứng đáng, phù hợp với Điều 26.1 của Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền. Do đó, không thể chấp nhận một sự phân biệt đối xử nào trong việc tiếp nhận vào GDĐH dựa trên chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tín ngưỡng hoặc kinh tế, những khác biệt về văn hoá xã hội, hoặc những khiếm khuyết về thân thể.

2. Sứ mạng cốt lõi của các hệ thống GDĐH [giáo dục, đào tạo, tiến hành nghiên cứu, và đặc biệt, đóng góp vào việc phát triển và tiến bộ bền vững của toàn xã hội] sẽ được giữ gìn, củng cố và tiếp tục phát triển, cụ thể là giáo dục những người tốt nghiệp có chất lượng cao và những công dân có trách nhiệm, và cung cấp cơ hội cho học tập đại học và cho học tập suốt đời. Hơn nữa, GDĐH đó giành được một vai trò chưa từng có trong xã hội ngày nay, như một thành phần sinh động của sự phát triển văn hoá, xã hội, kinh tế và chính trị và như là một trụ cột của việc xây dựng tiềm lực nội sinh, sự củng cố quyền con người, sự phát triển bền vững, nền dân chủ và hoà bình, trong một khung cảnh pháp luật. Nhiệm vụ của GDĐH là đảm bảo cho các giá trị và các lý tưởng của một nền văn hoá hòa bình sẽ thắng thế.

3. Các trường đại học, đội ngũ giáo chức viên chức nhà trường và sinh viên cần giữ gìn và phát triển các chức năng cơ bản của nó, thông qua việc rèn luyện đạo đức và tính nghiêm túc về khoa học và trí năng trong các hoạt động khác nhau. Họ cũng cần tăng cường chức năng phê phán và nhìn về tương lai, thông qua sự phân tích hiện trạng của của các xu thế xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị nổi bậc, chỉ ra các vấn đề trọng tâm để dự kiến, cảnh báo và phòng ngừa. Muốn vậy, họ cần được hoàn toàn tự chủ và tự do về học thuật, đồng thời cần có đầy đủ trách nhiệm và giải trình đối với xã hội.

4. Sự phù hợp của GDĐH được đánh giá qua sự ăn khớp giữa những gì mà xã hội kỳ vọng và những gì mà nó đang làm. Để có sự phù hợp đó, các nhà trường và các hệ thống, đặc biệt trong các mối quan hệ chặt chẽ giữa nó với thế giới việc làm, cần dựa trên sự định hướng lâu dài về mục tiêu và nhu cầu của xã hội, bao gồm những mối quan tâm về văn hoá và bảo vệ môi trường. Phát triển các kỹ năng và sáng kiến tạo nghiệp cần phải trở thành mối quan tâm chính của GDĐH. Cần phải lưu ý đặc biệt đến vai trò phục vụ của GDĐH đối với xã hội, đặc biệt là các hoạt động hướng tới việc làm giảm sự nghèo khó, thiếu khoan dung, bạo lực, ngu dốt, đói kém, huỷ hoại môi trường, bệnh tật, và những hoạt động hướng tới việc củng cố hoà bình, thông qua cách tiếp cận liên ngành và xuyên ngành.

5. GDĐH là một phần của hệ thống liên tục bắt đầu từ giáo dục mẫu giáo tiểu học và giáo dục thường xuyên suốt đời. Sự đóng góp của GDĐH vào sự phát triển toàn bộ hệ thống giáo dục và tổ chức lại mối liên kết của nó với mọi cấp bậc của hệ thống giáo dục, đặc biệt là với giáo dục trung học, cần phải được ưu tiên. Giáo dục trung học cần phải chuẩn bị và tạo điều kiện để nhập học vào GDĐH đồng thời cung cấp một nền đào tạo rộng để chuẩn bị cho học sinh một cuộc sống tự lập.

6. Sự đa dạng hóa các mô hình GDĐH, đa dạng hoá các phương pháp và tiêu chuẩn tuyển chọn là rất quan trọng đối với cả việc đáp ứng nhu cầu và việc cung cấp cho sinh viên một nền tảng và một sự đào tạo nghiêm chỉnh mà thế kỷ 21 đòi hỏi. Người học phải có một hành lang tối ưu để lựa chọn và sự chiếm lĩnh kiến thức và bí quyết cần phải được lưu ý trong một khung cảnh suốt đời, dựa trên đầu vào và đầu ra linh động của hệ thống.

7. Chất lượng trong GDĐH là một khái niệm đa chiều, khái niệm này bao trùm mọi chức năng và hoạt động của nó: giảng dạy và các chương trình đào tạo, nghiên cứu và học thuật, đội ngũ, sinh viên, cấu trúc hạ tầng và môi trường học thuật. Cần đặc biệt chú ý việc nâng cao kiến thức thông qua nghiên cứu. Các trường đại học trong mọi khu vực phải cam kết công khai việc đánh giá bên trong và bên ngoài, được tiến hành bởi các chuyên gia độc lập. Tuy nhiên, cần chú ý đúng mức đến các bối cảnh của khu vực và quốc gia, của các trường cụ thể để có thể kể đến tính đa dạng và tránh sự đồng đều nhất loạt. Cần thiết phải có một cách nhìn mới và mô hình mới của GDĐH, đó là giáo dục lấy sinh viên làm trung tâm. Để đạt được mục tiêu đó, chương trình đào tạo cần phải xây dựng lại sao cho không chỉ nhằm nắm kiến thức chuyên môn một cách đơn giản mà cần phải bao gồm việc chiếm lĩnh các kỹ năng, năng lực giao tiếp, óc phân tích sáng tạo và phê phán, suy nghĩ độc lập và biết làm việc trong một nhóm giữa một bối cảnh đa văn hóa.

8. Một chính sách mạnh mẽ về phát triển đội ngũ là yếu tố quan trọng đối với các trường đại học. Cần xây dựng các chính sách rõ ràng liên quan đến giáo chức đại học, sao cho có thể cập nhật và nâng cao kỹ năng của họ, khuyến khích sự cải tiến về chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, và với một tình trạng tài chính và nghiệp vụ thích hợp, để đạt chất lượng cao trong nghiên cứu và giảng dạy, phản ánh được điều khoản tương ứng của Bản Đề nghị liên quan với tình trạng về giáo chức đại học đó được thông qua ở Hội nghị toàn thể của UNESCO vào tháng 11 năm 1997.

9. Những người ra quyết định ở cấp quốc gia và cấp nhà trường nên đặt sinh viên và nhu cầu của họ ở trung tâm của mối quan tâm của mình và cần xem họ như là đối tác chính và đại diện cho các bên liên quan khi đổi mới GDĐH. Các dịch vụ hướng dẫn và tư vấn cần được phát triển, cộng tác với các tổ chức của sinh viên, để tính toán các nhu cầu của các loại học viên luôn luôn đa dạng. Những sinh viên bị rơi cần có cơ hội thích hợp để quay trở lại GDĐH nếu có lúc thích hợp. Các trường đại học cần giáo dục sinh viên trở thành những công dân được thông tin đầy đủ và chủ động tận tụy cao, những người biết suy nghĩ một cách phê phán, biết phân tích các vấn đề của xã hội, biết tìm các giải pháp cho các vấn đề của xã hội, áp dụng chúng và nhận lấy trách nhiệm xã hội.

10. Phải đưa ra hoặc tăng cường các biện pháp để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ vào GDĐH, đặc biệt ở cấp ra quyết định và trong các chuyên môn mà họ chưa có đầy đủ đại diện. Tiếp theo cần đòi hỏi để hạn chế mọi thành kiến về giới trong GDĐH. Để vượt qua những chướng ngại và để gia tăng sự nhập học của phụ nữ vào GDĐH, cũng cần có một ưu tiên cấp bách trong quá trình đổi mới hệ thống và trường học.

11. Cần phải tận dụng đầy đủ ưu thế của công nghệ thông tin và truyền thông mới để đổi mới GDĐH bằng cách mở rộng và đa dạng hoá cách chuyển tải, và bằng cách làm cho kiến thức và thông tin sẵn sàng cho đại chúng rộng rãi có thể sử dụng. Việc truy cập bình đẳng vào các phương tiện đó cần được đảm bảo thông qua sự hợp tác quốc tế và sự hỗ trợ đối với các nước không đủ năng lực để có được các công cụ như vậy. Việc làm cho các công nghệ đó thích ứng với các nhu cầu quốc gia, khu vực và địa phương; và việc đảm bảo quản lý kỹ thuật, giáo dục và các hệ thống trường học để duy trì chúng phải được ưu tiên.

12. GDĐH cần được xem là một dịch vụ công cộng. Trong khi cần huy động các nguồn ngân quỹ đa dạng, tư và công, thì sự hỗ trợ của công quỹ cho GDĐH và nghiên cứu vẫn là quan trọng để đảm bảo một thành tựu cân bằng của các sứ mệnh xã hội và giáo dục của nó. Quản lý và tài chính trong GDĐH cần trở thành các công cụ để tăng cường chất lượng và tính phù hợp của nó. Điều đó đòi hỏi một sự phát triển các năng lực lập kế hoạch và phân tích chính sách thích hợp và các chiến lược dựa trên sự cộng tác giữa các trường đại học và các cơ quan có trách nhiệm của quốc gia. Quyền tự chủ trong việc quản lý công việc nội bộ là cần thiết, nhưng phải đồng thời có sự giải trình trong sáng và công khai đối với xã hội.

13. Hoạt động quốc tế của GDĐH là một thành phần cố hữu của chất lượng của nó. Mạng lưới, cái mà đó biểu hiện như là biện pháp chính của hoạt động, phải dựa trên việc chia sẻ, đoàn kết và bình đẳng giữa các đối tác. Việc "chảy máu" vẫn cần phải được ngăn chặn, vì chúng tiếp tục cướp đi từ các nước đang phát triển và các nước kinh tế chuyển đổi các chuyên gia cao cấp cần thiết để làm tăng tốc sự tiến bộ xã hội của họ. Cần phải ưu tiên cho các chương trình đào tạo ở các nước đang phát triển, tại các trung tâm chất lượng cao tạo nên các mạng lưới quốc gia và khu vực, kết hợp với các khoảng thời gian ngắn học chuyên ngành và học tập trung tăng cường ở nước ngoài.

14. Các công cụ chuẩn hoá quốc tế và khu vực để công nhận việc học tập và bằng cấp cần được phê chuẩn và áp dụng, bao gồm các chứng nhận về kỹ năng và năng lực của những người tốt nghiệp, làm cho sinh viên chuyển đổi các khoá học dễ dàng hơn, nhằm tạo điều kiện cho sự cơ động bên trong hệ thống quốc gia và giữa các hệ thống với nhau.

15. Cần phải có sự cộng tác chặt chẽ của các phía liên quan - các nhà hoạch định chính sách quốc gia và nhà trường, các chính phủ và quốc hội, đội ngũ giảng dạy và nhân lực liên quan, các nhà nghiên cứu, các sinh viên và gia đình của họ, thế giới việc làm, các nhóm cộng đồng - để đưa vào quỹ đạo một cuộc vận động đổi mới và cải cách theo chiều sâu đối với GDĐH.
Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học một mặt bị tác động, chi phối và một mặt khác cũng góp phần thúc đảy của các xu hướng phát triển chung của đời sống xã hội hiện đại [xem hình24]







  • Hình 14: Giáo dục đại học trong các luồng di chuyển

  • thị trường toàn cầu




  • Quốc tế hoá [Internationalization]

  • Toàn cầu hoá [Globalization] với các dòng dịch chuyển của hàng hoá, tiền tệ, nhân lực, dịch vụ, tri thức. Các vấn đề toàn cầu nh­ư môi tr­ờng, năng l­ượng, HIV, dân số, th­ơng mại..v.v

  • Những b­ước đột phá về KH-CN: Bản đồ Gien, Trí tuệ nhân tạo,Vật liệu thông minh, Công nghệ thông tin..

  • Kinh tế tri thức và xã hội thông tin, Thời đại mạng

  • Văn hoá công nghệ, kỷ nguyên chất l­ượng

  • Khu vực tự do th­ương mại: WTO, AFTA, APEC..

Trong bối cảnh sôi động của các xu hướng phát triển của đời sống xã hội hiện đại, giáo dục đại học ở các nước đã và đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức to lớn đặc biệt là vấn đề giải quyết các mối quan hệ giữa quy mô- chất lượng và hiệu quả đào tạo; giữa đào tạo và nghiên cứu, dịch vụ; giữa nhu cầu và nguồn lực cho phát triển.v.v. Để giải quyết các yêu cầu đó giáo dục đại học ở các nước đã và đang thực hiện các cuộc đổi mới và cải cách sâu rộng với các xu hướng sau:

1. Xu hư­ớng đại chúng hóa: Chuyển từ giáo dục tinh hoa [Elite] sang giáo dục đại chúng và phổ cập [Massification & Univerzalization]. Qui mô giáo dục đại học tăng nhanh. Ở nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn quốc tỷ lệ sinh viên đại học trong độ tuổi 18-26 lên đến 40-60%

2. Xu h­ướng đa dạng hoá [Diversification]: Phát triển nhiều loại hình trường với cơ cấu đào tạo đa dạng về trình độ và ngành nghề theo huớng hàn lâm [Academy] hoặc nghề nghiệp&công nghệ nặng về thực hành

[proffessional]

3. Tư­ nhân hoá [Privatization]: Để tăng hiệu quả đào tạo và thu hút nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Philipin..v.v. Phần lớn các trường đại học là đại học tư.

4. Bảo đảm chất lư­ợng [Quality Assurance] và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tập đoàn hoá và công nghiệp hoá [Corporatization and Indutrialization] hệ thống giáo dục đại học.

5. Phát triển nạng lưới các đại học nghiên cứu để trở thành các Trung tâm sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giáo công nghệ mới, hiện đại. Thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và thu hút nhân tài khoa học &công nghệ

6. Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu vực. Các trường đại học trở thành các cơ sở dịch vụ đào tạo nhân lực thu hút vốn đàu tư vào đào tạo từ nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển có nhu cầu tiếp cận với công nghệ hiện đại.
III. CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

3.1. Bối cảnh phát triển giáo dục đại học

3.1.1 Bối cảnh trong nước

Trong nhưng năm gần đây bên cạnh một số thuận lợi như tình hình chính trị – xã hội tiếp tục ổn định, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng, chúng ta còn phải đối mặt với những khó khăn vốn có của nền kinh tế trình độ thấp và những khó khăn, thách thức mới phát sinh như xuất hiện các dịch bệnh dịch, thiên tai và những biến động phức tạp về thời tiết và khí hậu, khủng hoảng tài chính toàn cầu và lạm phát .

a. Về kinh tế: trong những năm vừa qua nền kinh tế tăng trưởng khá cao, GDP tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Năm 2005-2007 tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt trên 8,%. Năm 2008 do ảnh hưởng của lạm phát và khó khăn của nền kinh tế nên mức tăng trưởng được điều chỉnh giảm khoảng 7,5% và đến 2009-2010 khoảng 6-6,5 %

Cùng với tăng trưởng kinh tế, chúng ta đã bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, bước đầu phát huy được lợi thế của đất nước, của từng vùng và từng ngành. Đó là những điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng về kinh tế – xã hội. Đầu tư cho cho lĩnh vực xã hội chiếm 25,6%, trong đó giáo dục đào tạo chiếm 3,8%.



b. Về xã hội

Trong giai đoạn 2000-2010 tốc độ tăng dân số khoảng 1,2%, quy mô dân số đạt khoảng 86 triệu người, trong đó dân số nữ chiếm 50,8%; dân số khu vực thành thị chiếm 30% và dân số nông thôn chiếm 70%. Chủ trương duy trì mức giảm sinh, mỗi gia đình chỉ nên có 1 hoặc 2 con, đã tạo điều kiện tốt để chăm sóc và đầu tư học hành cho trẻ em. Tuy nhiên, từ năm 2003 trở lại đây, tỷ lệ phát triển dân số đã có xu hướng tăng trở lại, thể lực và tố chất của người Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, do vậy, phát triển giáo dục sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển gánh nặng dân số sang lợi thế nhân lực trong nền kinh tế trí thức toàn cầu hoá.

Thị trường lao động của Việt Nam đã từng bước được phát triển. Trong 5 năm qua đã hình thành gần 200 trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm và gần 1.000 tổ chức giới thiệu việc làm trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng tỷ trọng lao động qua đào tạo tăng từ 13,87% [năm 1999] lên 31% [năm 2010]. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm khá mạnh. Năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 17,5%, đến năm 2010 tỷ lệ này đã giảm xuống còn dưới 10%, trung bình mỗi năm giảm 2 %.

Mặc dù mức độ giảm nghèo giữa các vùng tuy khác nhau, nhưng nhìn chung tỷ lệ nghèo đều giảm xuống. Do vậy điều kiện để phát triển giáo dục ở các vùng khó khăn đã được cải thiện, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng miền trong cả nước.

Chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, khoa học công nghệ có bước tiến bộ. Đổi mới giáo dục cùng với việc củng cố kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được triển khai tích cực. Quy mô giáo dục đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề tiếp tục tăng với tốc độ cao. Hệ thống các trường sư phạm tiếp tục được mở rộng. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo tăng, cơ sở vật chất được cải thiện. Khoa học – công nghệ có bước phát triển mới, quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học – công nghệ bước đầu được nâng cao. Tiềm lực và trình độ khoa học – công nghệ trong nước đã có bước phát triển đáng kể.

Tuy nhiên về lĩnh vực văn hoá- xã hội cũng còn những yếu kém khuyết điểm đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển giáo dục. Đó là:

Cơ chế, chính sách về văn hoá - xã hội còn chậm được đổi mới và cụ thể hoá; nhiều vấn đề bức xúc và phức tạp chưa được giải quyết tốt. Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa vững chắc; việc làm còn căng thẳng. Nhiều vấn đề xã hội quan trọng [xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá; phân hoá giáu nghèo; tín ngưỡng, mê tín] chưa được nghiên cứu chu đáo. Giáo dục - đào tạo chất lượng thấp, cơ cấu còn bất hợp lý, chưa đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nhân lực, nhân tài. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm đổi mới. Quản lý Nhà nước đối với một số lĩnh vực y tế [dược, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…] còn buông lỏng. Môi trường sinh thái ô nhiễm nặng; tài nguyên không được quản lý tốt, bị khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí. Tội phạm và một số tệ nạn xã hội khác có mặt gia tăng. Nạn tham nhũng, lãng phí rất nghiêm trọng. Tai nạn giao thông không giảm.

1.2 Bối cảnh quốc tế

Bước sangthế kỷ 21 trên thế giới đang tiếp tục diễn ra cuộc cách mạng khoa học–công nghệ, sự chuyển biến từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự ra đời của các công nghệ cao đã giúp các nước phát triển tái công nghiệp hoá, và giúp các nước đang phát triển rút ngắn con đường công nghiệp hoá, làm thay đổi cơ cấu công nghiệp nhiều nước. Thế giới bước sang kỷ nguyên của xã hội thông tin. Cách mạng thông tin đã thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcđặc biệt trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới này trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực và nhân tài cho sự phát triển khoa học và công nghệ, cho sự hình thành và phát triển của xã hội thông tin và tạo nguồn trí lực cho nền kinh tế tri thức và sự phát triển khoa học-công nghệ cũng tạo ra phương tiện mới giúp cho quá trình giáo dục hiệu quả hơn. Trong hợp tác và cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học-công nghệ, thì giáo dục trở nên bí quyết thành công của các quốc gia.



Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia. Xu thế toàn cầu hoá làm nảy sinh sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, sự ra đời các tổ chức kinh tế quốc tế.

Nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin tạo điều kiện cho sự phát triển văn hoá, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mạng viễn thông và Internet tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hoá giữa các quốc gia, hình thành những cộng đồng văn hoá. Trong bối cảnh đó đòi hỏi các dân tộc phải có chiến lược để bảo tồn các nền văn hoá yếu trước nguy cơ đồng hoá của các nền văn hoá mạnh.



Hội nhập văn hoá là là một xu hướng tất yếu, buộc các quốc gia phải giải quyết mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc và sự hội nhập văn hoá, bảo tồn và phục hồi những đặc trưng văn hoá dân tộc và đồng thời tiếp nhận có chọn lọc nền văn hoá của các quốc gia khác. Hệ thống giáo dục có vai trò bảo tồn nền văn hoá dân tộc tạo cơ sở để giao lưu, hợp tác và duy trì an ninh.

Sự phát triển khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành nghề của nhân lực lao động trong xã hội, đòi hỏi giáo dục và đào tạo điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực lao động trong xã hội nẩy sinh nhu cầu lớn của người lao động được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp và đào tạo lại để chuyển đổi vị trí làm việc cũng như nghề nghiệp.

Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng dụng; đầu tư cho giáo dục từ chỗ đựơc xem là phúc lợi xã hội nay được xem như đầu tư cho phát triển.

Vì vậy, các quốc gia đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục và đã tiến hành đổi mới giáo dục, để đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.



3.2. Thực trạng hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

3.2.1. Về mạng lưới các trường cao đẳng, đại học

Năm học 2008-2009, cả nước có 369 trường cao đẳng, đại học, học viện tăng gần 2 lần so với năm học 2000-2001. Cả nước có 154 cơ sở đào tạo sau đại học trong đó có 122 cơ sở được đào tạo tiến sĩ [54 trường đại học và 68 viện nghiên cứu]. Các trường đại học phân bố khắp cả nước với nhiều loại hình. [xem Hình 16]



H

ình 16. Số lượng cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học

Thực hiện Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/4/2001, trong những năm qua, Chính phủ đã chú ý đến việc xây dựng các trường đại học, cao đẳng ở các vùng khó khăn. Trong 5 năm qua đã thành lập thêm các trường đại học công lập ở Thanh Hoá, Quảng Bình, An Giang, Phú Yên,Tiền Giang, Vĩnh Long, Tây Bắc…..tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nhân lực tại chỗ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của điạ phương [Bảng 5].



Bảng 5: Sự phân bố các cơ sở đào tạo ĐH, CĐ theo vùng [ năm 2004]

Vùng

Phân bố dân số, %

Phân bố các cơ sở đào tạo, %

Đồng bằng Sông Cửu Long

21,1

7,4

Đông Nam Bộ

15,5

24,7

Tây Nguyên

5,5

2,1

Duyên hải Nam Trung bộ

8,5

7,9

Bắc Trung bộ

13,0

6,8

Đỗng bằng Sông Hồng

21,9

40,5

Miền núi và Trung du phía Bắc

14,5

10,5

Hai Đại học Quốc gia [ĐHQG] Hà Nội và TP. HCM đã đựơc tổ chức lại. Hai trường ĐH sư phạm tại HN và TP. HCM đã được tách ra khỏi ĐHQG để xây dựng thành hai trường Đại học Sư phạm trọng điểm.

Tuy nhiên, xét theo vùng miền, thì hiện nay phân bố của các cơ sở đào tạo ĐH, CĐ vẫn tập chung chủ yếu ở vùng ĐB sông Hồng [40,5%], sau đó đến vùng Đông Nam Bộ [24,7%], vùng ít cơ sở đào tạo ĐH,CĐ nhất là Tây Nguyên [2,1%].Vì vậy cần điều chỉnh lại cơ cấu này trong thời gian tới. Dự kiến trong khoảng 10 năm tới sẽ thành lập thêm khoảng 100 trường đại học trong đó phần lớn là đại học tư và ở một số vùng khoá khăn.

Hiện nay, hầu hết các trường đại học và các học viện [công lập] đều là cơ sở đào tạo sau đại học, kể cả các trường đại học ngoài công lập nếu đủ điều kiện đảm bảo chất lượng cũng được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho phát triển kinh tế - xã hội, cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

3.2.2. Về quy mô đào tạo cao đẳng, đại học

Trong giai đoạn 2000-2009 quy mô sinh viên ĐH, CĐ tăng bình quân 10 %/năm [từ 875.592 năm 2000 lên khoảng 1.7 triệu năm 2009]. Tính chung trong giai đoạn 2001-2009 tổng quy mô sinh viên tăng 2 lần [xem Hình 16].



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016


tải về 0.86 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề