Đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 8 năm 2022

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 ­ 2017 MÔN SINH HỌC ­ LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút [Đề thi gồm 02 trang] Câu 1. [3,0 điểm] Trên đường đi học về, bạn Hà đã vô tình chạm vào lá cây trinh nữ làm cho một số chiếc  lá cụp vào. Hôm sau, Hà đến trường kể lại cho bạn Lan nghe. Nghe xong, bạn Lan cho rằng  lá cây trinh nữ có phản xạ.  a.   Bạn Lan nói như vậy là đúng hay sai? Vì sao? b. Từ đó em hãy cho biết: phản xạ là gì? Cho một ví dụ minh họa. Câu 2. [4,0 điểm] a.  Trình bày đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ? b.   Sự  khác nhau về  trao đổi khí  ở  vòng tuần hoàn nhỏ  và trao đổi khí  ở  vòng tuần  hoàn lớn? c.  Khi kiểm tra sức khỏe  ở người trưởng thành bác sĩ kết luận: Huyết áp 120/80.  Em  hiểu thế nào về tình trạng sức khỏe của người đó. Nêu ý nghĩa các chỉ số này. Từ đó cho biết   huyết áp là gì?  Câu 3. [2,0 điểm] ­ Khi tiêm phòng bệnh lao, người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao.  ­ Sau khi mắc bệnh sởi, người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi. Em cho biết đó là những loại miễn dịch nào? Giải thích Câu 4. [2,5 điểm]      a.   Cho các sơ đồ chuyển hóa sau: 1. Tinh bột  → Mantôzơ 2. Mantôzơ → Glucôzơ 3. Prôtêin chuỗi dài → Prôtêin chuỗi ngắn 4. Lipit → Glyxêrin và axit béo
  2.      Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu  hóa?       b.   Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ  chất dinh dưỡng?  Câu 5. [3,0 điểm] a.   Hình bên minh họa các cơ quan trong hệ bài tiết nước tiểu ở người. Em hãy chú  thích cho các cơ quan được đánh số trong hình? 1 2 3 4 5 b.   Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận. Nêu sự  khác nhau trong thành phần nước tiểu đầu với nước tiểu chính thức? Câu 6. [3,0 điểm] a. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? b.   Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy. Một bạn học  sinh đã vô tình thúc mũi kéo làm đứt một số rễ tủy. Bằng cách nào em có thể phát hiện được  rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Giải thích. Câu 7. [2,5 điểm] “Tỷ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỷ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào ß  tiết insulin. Hooc môn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicogen dự trữ trong gan và cơ.  Trong trường hợp đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào α tiết  glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến đổi glicôgen thành glucôzơ để nâng tỷ lệ  đường huyết trở lại bình thường” [SGK Sinh học 8 – Nhà xuất bản giáo dục, trang 179] Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học em hãy cho biết: a.   Đoạn văn trên nói tới quá trình nào của cơ thể? b.   Vai trò của các hooc môn được nói ở trên là gì?
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 ­ 2017 c.   Các hooc môn nói trên do tuyến nào trong cơ thể tiết ra? Nêu chức năng của tuyến  đó? ­ HẾT ­ MÔN SINH HỌC LỚP 8 Câu Nội dung Điểm a. Điều khẳng định của Lan là sai 0,5 Giải thích: Hiện tượng chạm tay vào lá cây trinh nữ làm cho lá rụt vào  1,0 không phải là phản xạ mà chỉ là hiện tượng cảm ứng ở thực vật vì  không có sự tham gia hoạt động của hệ thần kinh. 1 b. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi  1,0 trường thông qua hệ thần kinh Ví dụ: Chạm tay vào vật nóng lập tức rụt tay lại 0,5 a. Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái  Cung động mạch  1,0 chủ  Mao mạch phần trên và mao mạch phần dưới cơ thể [trao đổi  2 khí và chất thành máu đỏ thẫm]  Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch  chủ dưới  Tâm nhĩ phải. Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải  Động mạch  1,0 phổi  Mao mạch phổi [trao đổi khí thành máu đỏ tươi]  Tĩnh mạch  phổi  Tâm nhĩ trái. b. Sự khác nhau: ­ Trao đổi khí  ở  vòng tuần hoàn nhỏ: Trao đổi khi  ở  phổi lấy O 2    và  0,5 thải CO2 ra ngoài  ­ Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn: Trao đổi khi ở mô tế bào máu vận  0,5 chuyển O2  đến cung cấp cho mô tế  bào   đồng thời nhận CO2  thải ra  ngoài ở phổi.  c. Người đó có huyết áp bình thường 0,25 Lúc tâm thất co huyết áp tối đa là 120 mmHg. Lúc tâm thất dãn huyết  0,5 áp tối thiểu là 80 mmHg Huyết áp là áp lực của dòng máu khi chảy trong hệ mạch. 0,25 ­ Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh  0,5
  4. lao. Đó là miễn dịch nhân tạo ­ Sau khi mắc bệnh sởi, người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi.  0,5 Đó là loại miễn dịch tập nhiễm 3 Giải thích: ­ TH1: Khi tiêm là đưa vào cơ thể độc tố của vi khuẩn lao nhưng đã  được làm yếu không có khả năng gây hại. Nó kích thích cho tế bào  0,5 bạch cầu tạo ra kháng thể giúp cơ thể miễn dịch với bệnh lao ­ TH2: Vi khuẩn gây bệnh sởi khi vào cơ thể đã tiết ra độc tố. Độc tố là  0,5 kháng nguyên kích thích tế bào bạch cầu sản xuất kháng thể chống lại.  Cơ thể sau khi khỏi bệnh thì kháng thể đó có sẵn trong máu giúp cơ  thể miễn dịch với bệnh sởi. a. 1. Khoang miệng, ruột non 0,25 4 2. Ruột non 0,25  3.  Dạ dày  4. Ruột non 0,25 0,25 b. * Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa :  ­ Nhờ lớp cơ ở thành ruột co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa,  đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột   ­ Đoạn tá tràng có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào. Lớp   0,75  niêm mạc [đoạn sau tá tràng ] có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột .  ­ Ruột non có đầy đủ  các loại enzim tiêu hóa tất cả  các loại thức ăn ,  do đó thức ăn được hoàn toàn biến đổi thành những chất đơn giản có   thể hấp thụ vào máu. * Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất  dinh dưỡng: ­ Ruột non dài 2,8 – 3m ­ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp,trong đó có nhiều lông ruột , mỗi   lông ruột có vô số lông cực nhỏ , đã tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn  0,75 lên nhiều lần  ­ Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết  
  5. dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng 5 a. 1. Thận phải 2. Thận trái 0,25 3. Ống dẫn nước tiểu 0,25 4. Bóng đái 0,25 5. Ống đái 0,25 b.  Quá trình hình thành nước tiểu: ­ Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo nước tiểu đầu ở nang cầu thận. 1,0 ­ Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất thải  ở ống thận  hình thành nước tiểu chính thức Phân biệt thành phần nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức: Đặc điểm Nước tiểu đầu Nước tiểu chính  thức Nồng độ các chất  Loãng Đậm đặc hơn hòa tan 0,25 Chất độc hại, chất  Có ít Có nhiều 0,25 cặn bã Chất dinh dưỡng Có nhiều Gần như không có 0,5 6 a. Nói dây thần kinh tủy là dây pha vì: ­Dây thần kinh tủy gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được  1,0 liên hệ với tủy sống qua rễ sau[ rễ cảm giác] và rễ trước [rễ vận  động]   b.  Kích thích rất mạnh lần lượt các chi bằng HCl 1% ­ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co. Chứng tỏ rễ trước chi bên đó  bị đứt. Rễ trước các chi còn lại và rễ sau còn. 1,5 ­ Nếu chi đó co, các chi còn lại không co. Chứng tỏ rễ sau và rễ trước  chi đó còn, rễ trước các chi còn lại bị đứt. ­ Nếu không có chi nào co. Chứng tỏ rễ sau chi đó bị đứt. Giải thích:
  6. ­ Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến cơ  0,25 quan phản ứng [các chi] ­ Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về  trung ương. 0,25 a. Quá trình điều hòa tỉ lệ đường huyết. 0,5 7 b. Insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. 1,0 Glucagôn làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm c. Hooc môn này do tuyến tụy tiết ra  ­ Tuyến tụy là tuyến pha, có chức năng nội tiết và ngoại tiết: + Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ  vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn ở ruột non + Chức năng nội tiết: Các tế bào đảo tụy có chức năng tiết các hooc  1,0 môn điều hòa lượng đường trong máu.

Page 2

YOMEDIA

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập Sinh học nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi HSG sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo Đề thi HSG cấp huyện môn Sinh học lớp 8 năm 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Nam Trực dưới đây.

16-10-2017 1216 41

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề