Xét nghiệm xơ gan ở đâu

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cần thiết trong chẩn đoán và theo dõi tình hình sức khỏe. Vì vậy kiểm tra chức năng gan ở đâu là vấn đề nhiều người băn khoăn cần được giải đáp hiệu quả.

Khi nào cần kiểm tra chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan được yêu cầu khi bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng gợi ý tình trạng rối loạn chức năng gan hoặc túi mật (vàng da,…) hoặc trong các trường hợp cụ thể như:

– Chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh của những người có bệnh lý về gan,

– Theo dõi chức năng gan ở một số đối tượng có các hoạt động gây nguy hiểm cho gan như: nghiện rượu bia, quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy hoặc truyền máu không an toàn.

Xét nghiệm xơ gan ở đâu

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cần thiết trong chẩn đoán và theo dõi tình hình sức khỏe

– Đánh giá tổng thể một bệnh nhân suy nhược, sút cân đột ngột.

– Theo dõi các bệnh lí khác như: Béo phì, tăng lipid máu, đái tháo đường… hoặc các bệnh nhân đang trong quá trình theo dõi điều trị của nhiều thuốc.

– Được chỉ định khi xuất hiện một số dấu hiệu lâm sàng như vàng da, thường xuyên buồn nôn và nôn liên tục,…

– Xét nghiệm chức năng gan cũng được chỉ định nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Kiểm tra chức năng gan bao gồm những xét nghiệm nào?

ALT – Khoảng trung bình: 0-45 IU/l.

ALT là một loại enzyme được tìm thấy trong gan giúp chuyển hóa protein. Khi gan bị tổn thương hoặc viêm (như viêm gan), nồng độ ALT máu thường tăng.

AST – Khoảng trung bình của AST: 0-40 IU/l.

AST là enzym giúp chuyển hóa alanine, một axit amin. Sự gia tăng nồng độ AST có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh. Hầu hết các bệnh gan thì mức tăng ALT cao hơn mức tăng AST nhưng có 2 trường hợp ngoại lệ: Xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn mức tăng ALT, thường tỷ lệ này là 2:1.

Xét nghiệm xơ gan ở đâu

Xét nghiệm men gan AST, ALT cần thiết trong kiểm tra chức năng gan

ALP – Nồng độ ALP bình thường vào khoảng 35-115 IU/l.

ALP là một enzym trong gan, ống dẫn mật và xương. Nồng độ ALP cao hơn so với bình thường có thể chỉ ra tổn thương gan.

Albumin

Giá trị bình thường:

  • 0-4 tháng tuổi: 2,0 – 4,5 g/dL.
  • 4 tháng-16 tuổi: 3,2 – 5,2 g/dL.
  • Người lớn (> 16 tuổi): 3,5 – 4,8 g/dL hay (35 – 48 g/L).

 Giảm nồng độ albumin máu có thể là dấu hiệu của bệnh gan bệnh gan cấp và mạn.

Bilirubin – Ngưỡng bình thường: < 17,1 mmol/l

Bilirubin được sản xuất từ huyết sắc tố (hemoglobin). Huyết sắc tố là một hóa chất trong tế bào hồng cầu được phóng thích khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Bilirubin đi qua gan và được bài tiết trong phân. Nồng độ bilirubin cao có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh lý gan.

GGT: Nồng độ GGT bình thường vào khoảng 3 – 60 IU/L

GGT là một enzym trong máu. Nồng độ cao hơn bình thường của GGT có thể cho thấy gan hoặc ống dẫn mật bị hư hại nếu trị số nằm ngoài ngưỡng bình thường.

Kiểm tra chức năng gan ở đâu?

Xét nghiệm xơ gan ở đâu

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ kiểm tra chức năng gan uy tín hiệu quả

Các bệnh viện lớn tại Hà Nội là những địa chỉ thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan hiệu quả, chính xác. Tuy nhiên, để tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh hưởng những dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả, bệnh viện Thu Cúc bên cạnh việc hội tụ đội ngũ bác sĩ xét nghiệm giỏi, bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, bệnh viện còn đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, dịch vụ y tế tiện ích nhanh chóng.  Bệnh viện Thu Cúc đã và đang là một trong những địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm chức năng gan và điều trị các bệnh lý gan mật hiệu quả. Theo đó, người bệnh khi lựa chọn thăm khám kiểm tra chức năng gan ở bệnh viện Thu Cúc sẽ được:

  • Xét nghiệm bởi hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, kỹ thuật phân tích chính xác, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
  • Đội ngũ kĩ thuật viên chuyên nghiệp lấy máu nhanh chóng, nhẹ nhàng, chuẩn xác.
  • Bác sĩ giỏi trực tiếp khám, đọc kết quả và đưa ra kết luận chính xác.
  • Hoàn tất thủ tục nhanh chóng
  • Quy trình lấy máu đảm bảo an toàn, vệ sinh.
  • Toàn bộ xét nghiệm được thực hiện và phân tích tại bệnh viện, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh.

Các xét nghiệm nói chung có hiệu quả đối với những trường hợp sau đây:

  • Phát hiện rối loạn chức năng gan

  • Đánh giá mức độ nặng của tổn thương gan

  • Theo dõi tiến triển bệnh gan và đáp ứng với điều trị

Nhiều xét nghiệm sinh hóa gan và chức năng bài tiết được gọi là xét nghiệm chức năng gan. Tuy nhiên, thay vì đánh giá chức năng gan, một vài xét nghiệm định lượng men gan trong máu (ví dụ, do giải phóng aminotransferases từ tế bào gan bị tổn thương hoặc phosphatase kiềm do ứ mật). Chỉ một số xét nghiệm nhất định mới đánh giá chức năng gan bằng cách đánh giá khả năng bài tiết của gan (ví dụ bilirubin) hoặc khả năng tổng hợp của gan (ví dụ PT, thường được đánh giá qua chỉ số INR, albumin).

Một vài xét nghiệm mang tính chẩn đoán; bao gồm:

Xét nghiệm xơ gan ở đâu

Alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST) bị giải phóng từ các tế bào bị tổn thương; do đó, các enzym này là các chỉ số nhạy với tổn thương gan. Các giá trị cao rõ rệt (> 500 IU / L; bình thường, 40 IU/L), cho thấy hoại tử tế bào hoặc tổn thương cấp tính, thường là kết quả của tình trạng sau:

Nồng độ Aminotransferase cũng có thể cao rõ rệt trong trường hợp sau:

Tăng nhẹ (< 300 IU/L) không đặc hiệu và thường thấy ở các rối loạn như

Enzym aminotransferases có thể là bình thường trong một số bệnh gan nhất định, chẳng hạn như

Tăng ALT phần nào đặc hiệu đối với tổn thương gan. Vì AST có trong tim, cơ xương, thận và tuyến tụy, nên AST tăng lên có thể do tiêu cơ vân hoặc tổn thương các cơ quan này. Trong hầu hết các bệnh gan, tỷ lệ AST với ALT là < 1. Tuy nhiên, bệnh gan do rượu đặc trưng với tỷ lệ > 2 vì pyridoxal-5'-phosphate thiếu ở bệnh nhân nghiện rượu; enzyme này cần thiết cho tổng hợp ALT nhưng ít cần thiết cho tổng hợp AST. Sự thiếu hụt này cũng giải thích tại sao ALT và AST lại thấp (< 300 IU/L) ở bệnh nhân nghiện rượu.

LDH, thường bao gồm trong các xét nghiệm thường quy, có mặt trong nhiều mô khác và không nhạy hay đặc hiệu cho tổn thương tế bào ở gan. LDH thường tăng cao ở bệnh viêm gan do thiếu máu cục bộ và ung thư xâm nhập vào gan.

Bilirubin, sắc tố mật, được sản xuất từ sự thoái hóa protein heme, chủ yếu từ heme của hemoglobin trong hồng cầu. Bilirubin không liên hợp (tự do) không hòa tan trong nước và do đó không thể bài tiết qua nước tiểu; Hầu hết bilirubin không liên hợp gắn với albumin trong huyết tương. Bilirubin được kết hợp trong gan với axit glucuronic để hình thành nên bilirubin liên hợp dễ tan trong nước hơn. Bilirubin liên hợp sau đó được bài tiết qua đường mật vào tá tràng, tại đó được chuyển hóa thành urobilinogens (một số được hấp thu lại và tái phân bố vào đường mật), sau đó là urobilin có màu da cam (hầu hết được thải ra phân). Những sắc tố mật này làm cho phân có màu điển hình của nó.

Tăng bilirubin máu là kết quả của một hoặc nhiều trường hợp sau đây:

Thông thường, phần lớn bilirubin dạng tự do với các giá trị < 1,2 mg/dL (< 20 μmol/L). Đo tỷ lệ bilirubin liên hợp (trực tiếp, gọi như vậy vì được đo trực tiếp mà không cần dung môi). Cách đo này hữu ích nhất trong đánh giá bệnh vàng da sơ sinh và đánh giá bilirubin tăng cao trong khi kết quả xét nghiệm gan bình thường - cho thấy bệnh lý gan mật không phải là nguyên nhân.

Tăng bilirubin máu không liên hợp (tỉ lệ bilirubin gián tiếp > 85%) phản ánh sự gia tăng sản xuất bilirubin (ví dụ, trong quá trình phân hủy máu) hoặc suy giảm khả năng hấp thu hoặc kết hợp bilirubin trong gan (ví dụ, trong hội chứng Gilbert). Sự tăng như vậy trong bilirubin không liên hợp thường < 5 lần bình thường (đến < 6 mg / dL [<100 μmol / L]) trừ khi có tổn thương gan đồng thời.

Tăng cho thấy có tình trạng ứ mật. Kết quả có thể không đặc hiệu vì phosphatase kiềm bao gồm một số isoenzyme và có phân bố ngoài gan rộng rãi (ví dụ như trong rau thai, ruột non, bạch cầu, thận, và đặc biệt là xương).

Nồng độ phosphatase kiềm tăng 4 lần bình thường trong 1 đến 2 ngày sau khi bắt đầu tắc nghẽn đường mật, bất kể vị trí tắc nghẽn nào. Mức độ tăng có thể duy trì ở mức cao trong vài ngày sau khi tình trạng tắc nghẽn được giải quyết vì thời gian bán hủy của phosphatase kiềm là khoảng 7 ngày. Tăng gấp 3 lần bình thường xảy ra trong nhiều chứng bệnh về gan, bao gồm

Nồng độ cao đơn độc (khi các kết quả xét nghiệm gan khác là bình thường) có thể kèm theo

Nồng độ cao đơn độc cũng xuất hiện khi không có bất kỳ bệnh lý gan mật nào, như:

  • Một số bệnh ung thư mà không có sự liên quan đến gan rõ ràng (ví dụ ung thư phế quản, u lymphô Hodgkin, ung thư biểu mô tế bào thận)

  • Sau khi ăn các bữa ăn nhiều mỡ (do một loại enzim sản xuất trong ruột non)

  • Mang thai (vì enzyme sản sinh trong rau thai)

  • Trẻ em và thanh thiếu niên vẫn đang phát triển (vì tăng trưởng xương)

  • Suy thận mạn tính (vì enzym sản xuất trong ruột và xương)

Định lượng transpeptidase gamma-glutamyl hoặc 5-nucleotidase (đặc hiệu hơn đối với gan) có thể giúp phân biệt tổn thương gan với các tổn thương khác gây tăng phosphatase kiềm tốt hơn chỉ đánh giá đơn độc nồng độ phosphatase kiềm, vì xét nghiệm này yêu cầu kỹ thuật khó. Ngoài ra, ở những người cao tuổi không triệu chứng, sự gia tăng nồng độ phosphatase kiềm thường xuất phát từ xương (ví dụ như ở bệnh Paget) và không cần phải đánh giá thêm về tổn thương gan.

Tăng nồng độ của enzym này nhạy ngang với alkaline phosphatase để phát hiện bệnh ứ mật và tắc nghẽn mật, nhưng đặc hiệu hơn, hầu như luôn gặp trong rối loạn chức năng gan mật. Bởi vì nồng độ phosphatase kiềm và 5-nucleotidase không phải lúc nào cũng tương đồng, có thể một cái bình thường, một cái tăng.

Nồng độ enzym này tăng trong rối loạn chức năng gan, đặc biệt là bệnh ứ mật, và tương quan lỏng lẻo với nồng độ alkaline phosphatase và 5-nucleotidase. Nồng độ không tăng do tổn thương xương, trẻ em, hoặc khi mang thai. Tuy nhiên, rượu và các loại thuốc nhất định (ví dụ, một số thuốc chống co giật, warfarin) có thể gây ra giảm hoạt tính enzym microsom ở gan (cytochrome P-450), tăng nồng độ GGT rõ rệt và do đó làm giảm tính đặc hiệu của nó.

Tế bào gan tổng hợp hầu hết các protein huyết thanh, bao gồm alpha và beta globulin, albumin, và hầu hết các yếu tố đông máu (nhưng không phải là yếu tố VIII do nội bào mạch, hoặc gamma-globulin do tế bào B tạo ra). Tế bào gan cũng tổng hợp ra các protein có thể giúp chẩn đoán các rối loạn đặc hiệu:

Các protein này thường tăng lên khi có tổn thương (ví dụ viêm) ở các mô khác nhau, do đó có thể không phản ánh đặc hiệu các triệu chứng của bệnh gan.

Albumin huyết thanh thường giảm trong các rối loạn gan mạn tính do sự gia tăng thể tích phân bố (ví dụ, do cổ trướng), sự giảm tổng hợp gan, hoặc cả hai. Giá trị < 3 g / dL (< 30 g / l) cho thấy tổng hợp giảm, gặp trong những trường hợp sau đây:

Vì albumin có thời gian bán hủy khoảng 20 ngày, nồng độ huyết thanh mất vài tuần để tăng hoặc giảm.

  • Một số loại thuốc (ví dụ như rượu, barbiturates, thuốc lợi tiểu, opioid, valproate)

  • Dinh dưỡng đường tĩnh mạch

  • Gắng sức cơ nhiều hoặc teo cơ

  • Phẫu thuật nối niệu quản vào đại tràng sigma

  • Nhiễm trùng tiết niệu với vi khuẩn tiết urease (ví dụ, Proteus mirabilis)

Bởi vì mức độ amoniac tương quan kém với mức độ nghiêm trọng của bệnh não gan, mức độ này ít có giá trị trong theo dõi điều trị.

Trong các bệnh gan mạn tính, globulin miễn dịch thường tăng lên. Tuy nhiên, sự tăng không đặc hiệu và thường không hữu ích lâm sàng. Mức độ tăng nhẹ trong viêm gan cấp, trung bình trong viêm gan mạn tính, và rõ rệt trong viêm gan tự miễn. Sự tăng globulin miễn dịch chỉ bổ sung được ít thông tin, mặc dù các globulin miễn dịch khác nhau thường rất cao ở những rối loạn khác nhau:

Các kháng thể dị thể này khi dương tính thường có nồng độ cao trong > 95% bệnh nhân bị viêm đường mật tiên phát. Đôi khi chúng cũng xuất hiện trong những trường hợp sau:

  • Các rối loạn tự miễn khác, như bệnh mô liên kết, nhược cơ, viêm tuyến giáp tự miễn, bệnh Addison, thiếu máu tan máu tự miễn

Các kháng thể khác có thể giúp chẩn đoán những trường hợp sau đây:

  • Viêm gan tự miễn: Các kháng thể kháng actin, các kháng thể kháng nhân (ANA) bắt màu huỳnh quang đồng nhất (khuếch tán), và các kháng thể kháng microsom gan-thận loại 1 (anti-LKM1) thường có mặt.

  • Viêm đường mật nguyên phát: Kháng thể kháng ti thể là chìa khóa để chẩn đoán.

  • Viêm xơ chai đường mật nguyên phát: kháng thể kháng tương bào bạch cầu đa nhân trung tính (p-ANCA) có thể giúp tăng thêm độ nghi ngờ.

Sự tăng đơn độc các kháng thể bất thường ở trên không bao giờ mang tính chẩn đoán và không khẳng định được bệnh lý nào.

Độ nhạy, độ đặc hiệu, và nồng độ đỉnh của AFP ở bệnh nhân HCC thay đổi theo các vùng dân số khác nhau, phản ánh sự khác biệt về các yếu tố như tỷ lệ mắc bệnh viêm gan và sắc tộc. Ở những vùng có tỷ lệ viêm gan thấp (ví dụ Bắc Mỹ, Tây Âu), giá trị AFP bình thường là 20 ng / mL có độ nhạy 39-64% và độ đặc hiệu 76-91%. Tuy nhiên, không phải tất cả các HCCs đều có AFP. Do đó, AFP không phải là xét nghiệm lý tưởng nhưng lại có vai trò trong việc phát hiện HCC. Nồng độ cao hơn bình thường (> 20 ng / mL), đặc biệt là khi tăng, khả năng cao là mắc HCC. Ở bệnh nhân xơ gan có khối và có giá trị cao (ví dụ, > 200 ng / mL) thì có giá trị dự đoán cao. Việc sử dụng kết hợp AFP và siêu âm hiện nay là cách giám sát tốt nhất.