Vua ăn gọi là gì

Bát trân
Ngày nay
Bào ngư - Bong bóng cá - Gan béo - Hải sâm - Tôm hùm - Trứng cá tầm muối - Vi cá mập - Yến sào
Việt Nam xưa
Bàn tay gấu - Chả phượng - Da tê ngưu - Gân nai - Môi đười ươi - Nem công - Thịt chân voi - Yến sào
Trung Quốc xưa
Bào thai báo - Bàn tay gấu - Chả chim cú - Đuôi cá chép - Gan rồng - Môi đười ươi - Tủy phượng - Ve nấu sữa béo

Bát trân là tên gọi chung của tám món ăn quý hiếm và cầu kỳ chỉ dành cho giới quý tộc cung đình, chủ yếu là các bậc vua chúa. Xưa kia, sự khác biệt của ẩm thực nơi hoàng triều với chốn bình dân thể hiện qua hai yếu tố quý hiếm và cầu kỳ. Bát trân là ví dụ điển hình cho điều này. Đây là tám món ăn thuộc hàng tuyệt phẩm mà chỉ riêng vua chúa mới có cơ hội "chạm đũa" đến. Nhờ vào bàn tay của các ngự trù, bát trân thành mỹ vị. Nhờ vào sự quý hiếm [được coi là tinh túy của thế giới muôn loài] cùng sự kết hợp y lý của các nguyên liệu đi kèm, bát trân còn là những liều thuốc bổ, mang đến sức khỏe và sự trường thọ cho các bậc vua chúa. Thật ra, tính chất bổ dưỡng của bát trân thời gian sau này mới được chứng minh. Thời xa xưa, bát trân nổi tiếng vì đều là các loại thực phẩm cực kỳ hiếm. Mà đã hiếm thì ắt là quý, rồi quý nên tất phải ngon miệng và bổ dưỡng.

Quan niệm thế nào là quý hiếm và cầu kỳ trong ẩm thực cung đình, theo thời gian, đã có nhiều thay đổi [1]. Bởi vậy thế nào được gọi là "bát trân" về cơ bản là không thống nhất. Ở Trung Quốc, đời nhà Đường [618-907] đã có Bát trân, nhưng đến đời nhà Tống [950-1275], nhà Minh [1368-1628] thì các món ăn trong bát trân lại có sự thay đổi.

Việc thống nhất các món ăn được liệt vào danh sách bát trân trong ẩm thực cung đình nước ta vẫn chưa có hồi kết, bởi hầu hết các tư liệu về ẩm thực cung đình xưa đã thất truyền khá nhiều, mặt khác thỉnh thoảng lại có thêm những nghiên cứu làm nảy sinh vài món lạ. Tuy nhiên, có thể tạm liệt kê tám món trân quý thời xưa, bao gồm: nem công, chả phượng, da tê ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và yến sào. Danh sách bát trân này rất gần với "Trung Quốc thập trân" của người Hoa, được lưu truyền từ đời Tần, Hán.

  • Nem công: Công [còn gọi là khổng tước] thường sống trên đồi, gò cao hoặc trong những rừng tre trúc rậm rạp. Bởi vậy, việc săn bắt chim công khi xưa không phải dễ dàng. Nem công của người Việt được chế biến không qua nấu nướng, mà bằng cách cho thịt đùi công đã được giã mịn lên men vi sinh do tác động của các gia vị có tính nóng [riềng, tỏi, tiêu...]. Thịt công là "thuốc giải" nhiều độc tố trong thiên nhiên mà con người lỡ ăn phải, nên được xem như "thần hộ mệnh" của các bậc đế vương thời trước.
  • Chả phượng: Loài chim phượng chỉ sống ở vùng núi cao, ít người trông thấy, nói gì đến bắt được chúng. Người xưa còn cho rằng chim phượng xuất hiện khi có thánh nhân ra đời. Chả phượng là món ăn cực hiếm, cách chế biến lại rất cầu kỳ. Chim phượng bắt được thì cắt tiết, nhổ lông sống chứ không dùng nước sôi như các loại gia cầm khác. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói lá chuối thật kín rồi hấp chín rồi lấy chân gà róc da ống chân, xiên vào viên chả. Móng chân gà làm chỗ cầm để ăn chả. Lại lấy mỡ gà trống thiến đun chảy ra, rồi mỡ đương sôi thì cho chả vào. Rán vàng xong, đoạn vớt để nguội và ráo mỡ. Khi ăn, nhúng chả vào mỡ sôi để dùng cho nóng. Muốn ăn chả cho giòn thì lấy da phượng nhúng vào nước gà sôi, lấy kéo cắt thành sợi nhỏ mà cột viên chả vào đầu xương ống chân gà. Chấm chả phượng với xì dầu hay chanh muối tiêu. Thịt chim phượng giàu dinh dưỡng, cũng là "vị thuốc" bảo vệ sức khỏe tối đa.
  • Da tê ngưu: Lấy phần da gần nách tê giác, đem ngày phơi nắng, tối sấy lửa suốt 100 ngày, rồi tẩm rượu một tháng, phơi khô, cất vào hộp bằng bạc hay vàng. Khi muốn chế biến da tê ngưu, người ta phải ngâm nó vào nước tro thảo mộc bảy ngày đêm, rồi rửa sạch, đem hấp cách thủy cho chín. Sau đem thái mỏng để ăn như nem, giòn và thơm.
  • Bàn tay gấu: Nhúng tay gấu vào mỡ đun sôi đủ một trăm lần để làm lông, sau đó nấu cùng nhiều vị thuốc bổ khác trong thời gian dài.
  • Gân nai: Khi làm thịt, dùng lửa thui đùi nai, cạo sạch lông. Sau đó luộc cho mềm rồi xẻ lấy sợi gân, tách ra khỏi bắp thịt. Ngâm gân nai vào nước có pha ít muối và dấm cho trắng và mềm. Khi đã mềm thì cho hầm chung với những nguyên phụ liệu khác như tôm khô, củ đậu, măng tươi, chả lụa... trong nước gà hầm đã lọc lấy nước trong rồi nêm gia vị.
  • Môi đười ươi: Bắt đười ươi rất khó, môi đười ươi là món ăn chỉ dành cho vua chúa.
  • Thịt chân voi[2] [có thuyết nói là "vòi voi"[1]]: Thịt gân ở chân voi săn chắc, giòn, chế biến món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.
  • Yến sào: Con chim yến làm tổ bằng nước bọt vào vách đá/gỗ tạo nên cái tổ có hình dạng một nửa chén trà. Tổ yến mới làm xong gọi là tổ yến thô. Qua quá trình vệ sinh, tinh chế tổ yến, ta có yến sạch để làm nguyên vật liệu chế biến thành các món ăn. Tổ yến có công dụng bồi bổ thần kinh, gân cốt đến chống suy nhược và kéo dài tuổi thọ.
  • Yến sào [yến oa, tổ yến].
  • Gân nai [lộc cân].
  • Vi cá mập [ngư xí]: Dùng vây cá mập. Nấu, đánh sạch thịt trên vây sau đó đem ninh với rượu và gừng trước khi chế biến với nước dùng ngọt.
  • Bào ngư [ốc cửu khổng]: Được hầm trong nước dùng tổng hợp gồm thịt gà, nạc heo, thịt xông khói kim hoa, gia vị suốt cả nửa ngày mới đạt đủ độ mềm, trước khi chế biến thành những món ngon như bồ câu hầm bào ngư, cháo bào ngư, bào ngư hầm nấm đông cô.
  • Hải sâm: Chế biến gần tương tự món bào ngư.
  • Bong bóng cá: Thường dùng bong bóng cá mú, cá đường. Thường tiềm gà với gia vị để lấy nước dùng, sau đó cho bong bóng cá vào.
  • Sò điệp: Là giống sò lớn, ngon và hiếm. Thường được xào hoặc lăn bột chiên.
  • Gan ngỗng: Có thể nấu cháo, làm pate, hoặc ướp gia vị và nấu trên lửa thật nhỏ.

  1. ^ a b Bát trân xưa và nay
  2. ^ “Bát trân trong ẩm thực cung đình xưa”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.

  • Bát trân xưa và nay

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bát_trân&oldid=66660171”

Ký ức hoàng cung Nói đến ẩm thực Huế, đặc biệt là cơm cung đình xưa, người ta thường nhắc đến nghệ nhân hàng đầu về ẩm thực cung đình Hồ Thị Hoàng Anh, đầu bếp danh tiếng xuất thân từ ngôi làng chuyên nghề nấu ăn cho hoàng gia triều Nguyễn – Làng Phước Yên, Thừa Thiên Huế. Ông của nghệ nhân Hoàng Anh là vị đội trưởng cuối cùng của đội Thượng thiện, đảm trách việc nấu ăn cho các vua triều Nguyễn, chuyên lo chuyện cơm ăn nước uống cho hai vị vua Khải Định và Bảo Đại. Với một số “bí kíp” về cơm cung đình do ông truyền lại, nghệ nhân Hoàng Anh được “huân tập” trở thành chuyên gia hàng đầu về ẩm thực cung đình Huế. Mỗi dịp lễ, Tết trong gia đinh, vị trưởng đội Thượng thiện cuối cùng của triều Nguyễn vẫn chỉ dạy con cháu về nghệ thuật ẩm thực của Huế xưa. Từ những câu chuyện với ông và qua một số tài liệu còn ghi chép lại, nghệ nhân Hoàng Anh luôn lưu giữ những chi tiết vô cùng cầu kì trong bữa cơm cung đình.   Chẳng hạn chén bát sử dụng trong các buổi yến tiệc cung đình, ngự thiện là loại bát sứ được gửi kiểu đặt làm riêng. Từ thời vua Đồng Khánh trở về sau, triều đình đặt đồ sứ hiệu Sèvres ở Pháp và hiệu Spode ở Anh. Đũa ăn của vua cũng không kém phần cầu kì. Tùy sở thích riêng, các vị vua có thể dùng đũa ngà, đũa ngọc có bịt vàng hay đũa gỗ kim giao [loại gỗ màu vàng, mùi thơm dịu nhẹ, khi thức ăn có độc thì đũa tự biến thành màu đen]. Bình thường, vua và các bà thái hậu, quý phi thích dùng đũa, tăm làm bằng tre cho nhẹ nhàng. Tre dùng làm đũa phải là tre khẳm lá [vừa đủ lá làm cây tre trưởng thành], vót láng lẫy, dài khoảng 30cm và chỉ dùng một lần. Còn với tăm tre thì một đầu vót nhọn để xỉa răng, một đầu đánh tới cho mịn như những đóa cúc kim tiền để đánh răng sau khi ăn. Trong các buổi ngự thiện hàng ngày của nhà vua, thường chỉ có các bà nội cung và nữ nhạc chầu đàn. Còn trong yến hội quan trọng của triều đình thường tấu nhã nhạc. Trong vô vàn tinh hoa từ nghệ thuật ẩm thực cung đình, cách thức chế biến và dâng ngự thiện được nghệ nhân Hoàng Anh đánh giá là cầu kì và cũng là đỉnh cao của sự tinh tế. Chị cho biết: “Để có một bữa cơm vua, ít nhất phải có khoảng 50 người làm bếp. Đội Thượng thiện phải tuân thủ nhiều cấm kị để đảm bảo an toàn cho mâm cơm của vua, đồng thời kết hợp với Ngự y chọn thực phẩm bổ dưỡng và không kị nhau”. Vua Gia Long được ghi nhận là vị vua ăn uống giản dị nhất. Nhà vua không uống rượu, mỗi bữa chỉ ăn ít thịt, cá, cơm, rau, bánh trái. Khi vua ăn, không được ai ngồi cùng, kể cả hoàng hậu. Ngược lại, bữa ăn của vua Đồng Khánh cầu kỳ, phức tạp hơn. Hàng ngày vua ăn cơm 3 lần, mỗi bữa ăn 50 món khác nhau. Theo nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa nghệ thuật Trần Đình Sơn [hậu duệ của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn], thức ăn cho vua, ngoài sơn hào hải vị còn có những thức ăn rất đỗi bình dị, dân dã. Điểm khác biệt là cách chọn nguyên liệu của những món dù dân dã cũng rất tinh tế và cầu kì. Chẳng hạn món rau muống phải là rau được trồng ở hồ nào, trồng ra sao… Thậm chí có câu chuyện kể, rau muống phải trồng trong ống tre có đục lỗ. Ngọn rau lớn lê chui qua lỗ tre sẽ được vặt để dâng vua. Khi luộc rau muống xong phải cuộn lại thành từng miếng be bé, vừa miệng. Hoặc món thịt heo luộc phải thái thật mỏng, chấm mắm làm bằng gạch cua mới ngon và không có mùi hôi. Gạo nấu cơm cho vua phải là gạo de An Cự lựa từng hạt. Nồi nấu cơm là một cái niêu đất nhỏ của làng gốm Phước Tích. Với bữa cơm cung đình xưa, món ăn phải được trình bày đẹp, mũi ngửi thơm, cảm giác thèm, tai nghe nhưng âm thanh quyến rũ. Từng món được múc ra tô, đĩa rồi đặt trong các quả hộp bằng gỗ sơn son thếp vàng, được niêm phong bằng giấy bản và có chữ kí, đóng dấu của Thượng thiện. Chuông đổ, thức ăn được thị vệ gánh vào cửa cung giao cho phi tần bày biện cho vua. Cuối cùng, nữ quan hoặc các bà nội cung bậc thấp của vua phải thử đũa trước mặt ngài để kiểm tra độc tố. Sở dĩ bữa cơm vua có nhiều món là vì ăn vài món cố định, nhà vua dễ bị đầu độc. Ngoài ra, thức ăn nhiều vì vua thường dùng thức ăn ban thưởng cho các người thân tín để tỏ tình cảm với những người thương yêu đặc biệt.

Bữa ăn đắt giá

Tại Festival nghề năm 2011, lần đầu tiên nữ nghệ nhân Hoàng Anh đã áp dụng kỹ thuật nấu nướng tuyệt xảo trong cung đình do ông mình truyền lại để tái hiện nguyên bản buổi yến tiệc cung đình xưa với những sơn hào hải vị quý hiếm. Bữa tiệc thịnh soạn này chỉ đủ chiêu đãi cho 26 thực khách may mắn. Giá cả ước tính của bữa cơm cung đình “thứ thiệt” này khoảng 6 triệu đồng/suất. Nhiều người đánh giá, từ trước đến nay, bữa tiệc này mới là cơm cung đình đúng nguyên bản nhất, không như những bữa cơm cung đình phục vụ du khách ở các nhà hàng, khách sạn bây giờ. Nghệ nhân Hoàng Anh cho biết, vì Huế là kinh đô thời Nguyễn nên mọi tinh hoa văn hóa hội tụ về đây. Nhờ thế, những món ăn truyền thống được chọn lọc và phát huy tính nghệ thuật để hình thành ẩm thực cung đình. Về sau, khi nói đến nghệ thuật ẩm thực cung đình Huế, nghĩa là nói đến đỉnh cao của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Nét văn hóa cần được gìn giữ

Tuy nhiên, có một điều làm người Huế mãi day dứt: Hương vị của món ăn Huế đang nhạt dần theo thời gian. Đặc biệt, chỉ cần khoảng vài chục USD/suất, thực khách đã có thể thưởng thức cái gọi là “cơm cùng đình” nhan nhản ở các nhà hàng, khách sạn dù cũng là nem công, chả phượng, màu sắc và hình thức bắt mắt.   Khách được mặc áo hoàng bào, được đóng vai ông hoàng bà chúa trong cung cấm, đóng các vương tôn công tử hay sứ thần các nước để “ngự thiện” như các ông vua thời xưa. Nhưng nói như ông Hồ Tấn Phan, một nhà nghiên cứu văn hóa Huế: “Cơm cung đình bây giờ chỉ là sự “phỉnh phờ”. Họ khéo léo tỉa tót đấy nhưng sao tôi thấy món ăn không có hồn gì của Huế? Với lại, người người đều nấu cơm cung đình thế này mang tiếng quá bởi cơm cung đình xưa đâu có như vậy. Cơm cung đình nay chỉ là mô phỏng và vẽ với từ những thứ củ quả mà thôi. Xong bữa cơm, các con vật xanh đỏ tỉa vẽ cầu kì bị ném lăn lóc, chỏng gọng vì không ăn được. Thú thật, nhìn mâm cơm cung đình hiện nay, tui thấy… chi lạ rứa”. Còn ông Nguyễn Duy Hiền, nguyên Giám đốc Trung tâm Festival Huế nhận xét, cơm cung đình hiện nay ở hầu hết các nhà hàng đều mô phỏng qua ký ức và mang tính hình thức, tỉa vẽ cầu kì nhằm thu hút du khách. Bất cứ ai thích cũng có thể treo biển “Cơm cùng đình” nên danh cơm này “mọc” ra rất nhiều. Nói cơm cung đình ở các nhà hàng, khách sạn hiện nay là tiêu biểu cho ẩm thực cung đình thì chưa đúng. Đặc biệt về kĩ thuật, để nấu các món đúng như xưa thì càng khó hơn. Hiện, chỉ có vài nghệ nhân có thể phục dựng được cơm cùng đình nguyên bản nhưng giá thành lại quá cao vì toàn những thực phẩm cực kì quý hiếm.

Chia tay cố đo Huế, chúng tôi vẫn ám ảnh mãi bởi lời của ông Nguyễn Duy Hiển: “Có thể nói, cơm cùng đình Huế xưa là đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam. Vì thế, nên chăng Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô cần đề xuất bảo tồn ẩm thực cung đình là di sản phi vật thể”.

Đặt bàn

Đặt bàn ngay để được thưởng thức ẩm thực Huế

Video liên quan

Chủ Đề