Vua an dương vương tên thật là gì

An Dương Vương (Thục Phán) nước Âu Lạc (khởi đầu Thục Phán là vua nước Âu Việt, nước Âu Việt sau khi chiếm đánh Lạc Việt, sáp nhập Lạc Việt, ghép thành nước Âu Lạc. Truyền thuyết Con Rồng và cháu Tiên bắt đầu có từ đây.)

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia và Tổng hợp)

Vua An Dương Vương – Nước Âu Lạc (257-207 trước TL) . Âu Lạc ghép chung 2 bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt.

Vua an dương vương tên thật là gì

(Đền An Dương Vương gần Hà Nội)
1. Thục Phán chiếm Văn Lang

Vua Hùng Vương thứ 18 có một người con gái rất xinh đẹp (Mỵ Nương). Vua nước Thục ở về phía bắc nước Văn Lang sang cầu hôn, Hùng Vương từ chối. Thục Vương đem lòng oán giận, cử binh đánh nhưng bị thua.

Khi sắp mất, Thục Vương dặn cháu là Thục Phán phải lo báo thù. Quả nhiên về sau, Thục Phán thừa lúc Hùng Vương không phòng bị, đánh chiếm được nước Văn Lang. Hùng Vương nhảy xuống giếng tự tử (258 trước tây lịch).

2. Thục Phán lập nghiệp
Thục Phán tự xưng làm vua, hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê, thuộc tỉnh Phúc Yên bây giờ, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa rất kiên cố. Thành cao và rộng, hình xoáy như trôn ốc, nên gọi là Loa thành.


3. Chiến tranh với nhà Tần
Lúc bấy giờ, ở bên Tàu, vua nhà Tần là Tần Thủy Hoàng vừa thống nhất thiên hạ, liền sai tướng Đồ Thư đem binh sang đánh Âu Lạc. Quân Âu Lạc rút vào rừng rậm, dùng lối du kích chống cự với quân Tần dằng dai đến 10 năm. Sau cùng, Đồ Thư bị giết, quân Tần tổn thất nặng phải rút lui.

4. An Dương Vương bại vong
Ít lâu sau, tướng Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng đông ngày nay) kéo quân sang đánh An Dương Vương. Sau nhiều phen thất bại, Triệu Đà lập kế xin giảng hòa rồi thình lình đến đánh dữ dội. An Dương Vương thua chạy rồi tự tử. Nước ta thuộc nhà Triệu.

Vua an dương vương tên thật là gì

(Quảng Đông thời nay)
5. Truyền thuyết về nỏ thần
Theo lời truyền, An Dương Vương được thần Kim Quy cho một cái móng chân để làm lẫy nỏ. Nỏ này bắn ra một phát giết được hàng vạn người. Vì thế, Triệu Đà đánh mãi không nổi. Triệu Đà bèn dùng mưu đưa con trai là Trọng Thủy sang kết hôn với Mỵ Châu là con gái An Dương Vương. Trọng Thủy lừa vợ cho xem nỏ rồi lấy cái móng thần Kim Quy đi, làm cái lẫy khác thay vào. Triệu Đà sang đánh. An Dương Vương cậy có nỏ thần không phòng bị. Đến khi giặc đến vây thành, mới lấy nỏ ra dùng thì không còn hiệu nghiệm nữa. An Dương Vương lên ngựa chạy, chở Mỵ Châu sau lưng. Đến núi Mộ dạ thì cùng đường, vua khấn thần Kim Quy. Thần hiện lên bảo: "Chính giặc ngồi ngay sau lưng nhà vua đấy.” Vua bèn chém con rồi nhảy xuống sông tự tử. Trọng Thủy theo tìm được xác Mỵ Châu, đem về chôn trong Loa thành rồi nhảy xuống giếng chết.

Thời kỳ An Dương Vương là giai đoạn lịch sử tiếp nối của thời Hồng Bàng trong lịch sử Việt Nam.
Nguồn gốc
Tới nay có các thuyết khác nhau về An Dương Vương nói chung và nguồn gốc của An Dương Vương nói riêng.
Người Âu Việt phía bắc Lạc Việt
Cùng tồn tại ở vùng Bắc Bộ vào thời kỳ Hồng Bàng, có các bộ tộc Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Cuối thời kỳ Hồng Bàng, các bộ tộc Âu Việt lập ra nước Thục ở mạn đông bắc của Văn Lang (thuộc khu vực đông nam Quảng Tây ngày nay), nhưng vẫn thường xuyên giao lưu với Lạc Việt. Đến đời Thục Phán (蜀泮), đã chiếm hết đất đai của các Hùng Vương, thống nhất nó với lãnh thổ Âu Việt thành nước Âu Lạc (ghép tên Âu Việt và Lạc Việt). Thục Phán tự xưng là vua năm 257 TCN, hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh – Hà Nội).

Con cháu nước Thục ở Trung Hoa
Có thuyết cho rằng gia đình Thục Phán là hậu duệ của các vua Khai Minh nước Thục thời Chiến Quốc, chạy về phía Nam để tránh bạo loạn vào cuối thời Chiến Quốc và khi nhà Tần nổi lên. Thục Phán đã đến vùng lãnh thổ của người Âu Việt (甌越) (nay là đông nam Quảng Tây, tây nam Quảng Đông, Trung Quốc và đông bắc Việt Nam) gây dựng lực lượng quân sự tại đây.
 

Tuy nhiên, thuyết này bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Khoảng cách từ Tứ Xuyên tới miền Bắc Việt Nam là khoảng 3000 km*, và khoảng thời gian từ khi nước Thục bị Tần diệt (316 TCN) đến khi An Dương Vương lên ngôi ở Việt Nam (257 TCN) là gần 60 năm.
Ghi chú: thực ra khoảng cách từ thung lũng Tứ Xuyên tới đông nam Quảng Tây ngày nay chỉ khoảng 700km-1000km (xem bản đồ Trung Quốc) chứ không phải 3000km. Với khoảng cách này thì con cháu vua Thục(Shu)-Tứ Xuyên chỉ cần đi qua tỉnh Quý Châu là tới Quảng Tây được, nên thuyết cho rằng Thục Phán là con cháu của dòng họ Thục-Tứ Xuyên cũng hợp lý

Sách "Ngược dòng lịch sử" của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế được lập lên ngôi, lưu vong về phía đông nam. Tuy nhiên qua thế hệ Thục Chế vẫn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là Thục Phán thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc Lạc Việt của họ Hồng Bàng…

Nghi vấn
Mỗi giả thuyết nên trên đều có những chỗ đáng ngờ và chỗ đáng ngờ chung là: Cho tới đầu công nguyên thời Hai Bà Trưng, người Việt vẫn chưa có họ. Do đó họ Thục của An Dương Vương là một vấn đề nghi vấn. Tựu chung, cả hai thuyết đều có chỗ đúng và có thể ghép lại thành một diễn biến xâu chuỗi:

Nước Thục (ở Tứ Xuyên ngày nay) mất năm 316 TCN. Sau vài lần chống Tần thất bại (xem bài nước Thục), con cháu chạy xuống phía đông nam và đóng ở phía bắc nước Văn Lang, sống với người Âu Việt. Sau một thời gian đứng vững, thủ lĩnh Âu Việt tiêu diệt thôn tính Lạc Việt. Trong trường hợp này, không hẳn thủ lĩnh Âu Việt đã là dòng dõi nước Thục cũ mà có thể chỉ là con cháu của tướng lĩnh, quan lại cũ của Thục, xưng làm họ Thục để thu phục nhân tâm vùng Âu Việt.

Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục.


Lịch sử và truyền thuyết

Lập quốc
Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: "Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất."[1]

Có trích trong Đại Việt sử ký toàn thư "Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], (Chu Noãn Vương năm thứ 58). Vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Trước kia vua nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương, nhưng Hùng Vương binh hùng tướng mạnh, vua bị thua mãi. Hùng Vương bảo vua rằng: "Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư ?" Rồi Hùng Vương bỏ không sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Quân Thục kéo sát đến nơi, hãy còn say mềm chưa tỉnh, rồi thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính quay giáo đầu hàng Thục Vương."

Chống Tần
Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sát nhập 6 nước sau nhiều năm hỗn chiến thời chiến quốc. Ông tiếp tục tham vọng xâm chiếm Bách Việt, vùng đất đai của các bộ tộc người Việt ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ngày nay. Đạo quân xâm lược nhà Tần do Đồ Thư chỉ huy đã mon men vào lãnh thổ Âu Lạc nhưng gặp phải cuộc kháng chiến trường kỳ của Tướng Thục Phán. Sau 10 năm giao chiến, Đồ Thư bỏ mạng và quân Tần phải chạy về nước.

Năm 218 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt.

Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc . Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức,vì thiếu lương , thì Quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước[2].

Xây thành Cổ Loa
Sau chiến thắng trước quân Tần, Thục Vương quyết định giao cho tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự. Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển thuỷ binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa.

Sơ đồ thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km… Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu.

Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê – Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Nhân dân cũng được điều tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)… thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, dáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây. Xem thêm truyền thuyết Cổ Loa.[3]

Mũi tên đồng được tìm thấy tại thành Cổ Loa
Mắc kế thông gia
Ít lâu sau, Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng Đông bây giờ) sang đánh Âu Lạc. Nhờ vào chuẩn bị quân sự tốt, An Dương Vương đã chống cự được hiệu quả. Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương. (Xem thêm truyền thuyết Mỵ Châu Trọng Thủy).


Về năm mất của triều đại An Dương Vương, các tài liệu ghi chép khác nhau. Đa phần sách sử Việt Nam (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án) đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCN. Sách giáo khoa của Việt Nam căn cứ vào Sử Ký của Tư Mã Thiên ghi nước Âu Lạc mất năm 179 TCN. Sở dĩ như vậy vì Sử Ký chép là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc "Sau khi Lã Hậu chết", mà Lã Hậu chết năm 180 TCN, do đó nước Âu Lạc mất khoảng năm 179 TCN. Truyền thuyết An Dương Vương, Nỏ Thần, và con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ ở rể nước Việt có nhiều chỗ không hợp với Sử Ký của Tư Mã Thiên, mặc dầu Sử Ký là nguồn tư liệu sớm nhất mà các nhà viết sử Việt Nam có được để tham khảo.
Trong sử ký Tư Mã Thiên nói đến nước Âu Lạc có thể không chỉ Bắc Việt Nam ngày nay, nhiều khả năng thêm cả vùng Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây của người Bách Việt mà người Hán chưa mở rộng đến được. Triệu Đà xưng đế ở phương Nam gồm có cả các vùng này, vì vậy có thể giải thích chênh lệch thời gian Triệu Đà thắng An Dương Vương ở Bắc Việt Nam với thời gian Triệu Đà chiếm xong toàn bộ nước Âu Lạc theo Sử Ký.[1]

Nếu việc Trọng Thủy chết theo vợ là đúng, thì điều này mâu thuẫn với thông tin về con của Thủy là Triệu Hồ. Triệu Hồ là cháu Triệu Đà, được nối ngôi ông nội khi cha đã mất, sử ghi Hồ mất năm 124 TCN, thọ 52 tuổi. Như vậy Hồ sinh năm 175 TCN. Nếu Thủy mất ngay năm 179 TCN thì không thể sinh ra Hồ. Do đó, theo truyền thuyết, Triệu Đà không diệt Âu Lạc ngay sau khi Lã Hậu chết như chép trong Sử Ký của Tư Mã Thiên (xem thêm bài Triệu Đà)

Tóm lại, câu chuyện về An Dương Vương và nỏ thần mang đậm màu sắc truyền thuyết, còn nhiều điều chưa sáng tỏ, nhưng theo nhà triết học Hegel thì "truyền thuyết ví như dàn giáo làm chống đỡ lịch sử, nếu gỡ bỏ truyền thuyết thì lịch sử có nguy cơ bị sụp đổ theo."
Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép dẫn theo sách Thái bình hoàn vũ ký, phần Nam Việt chí của Nhạc Sử nhà Tống:
An Dương Vương cai trị Giao Châu, Úy Đà đem quân sang đánh. An Dương Vương có Cao Thông (Cao Lỗ) giúp đỡ, chế ra cái nỏ, bắn một phát giết chết quân [Nam] Việt hàng vạn người, bắn ba phát giết đến ba vạn. Triệu Đà biết rõ duyên cớ, liền lui về đóng ở Vũ Ninh, rồi cho con là Trọng Thủy sang làm tin, xin hòa hảo với nhau. Về sau, An Dương Vương đối xử với Cao Thông không được hậu, Cao Thông bỏ đi. An Dương Vương có người con gái là Mỵ Châu, thấy Trọng Thủy đẹp trai, liền phải lòng. Về sau, Trọng Thủy dụ dỗ Mỵ Châu đòi xem nỏ thần, Mỵ Châu đem cho xem. Trọng Thủy nhân đấy bẻ hỏng cái lẫy nỏ, rồi lập tức sai người rồi về báo tin cho Triệu Đà. Triệu Đà lại đem quân sang đánh úp. Khi quân Triệu kéo đến, An Dương Vương đem nỏ ra bắn như trước, nhưng nỏ hỏng rồi! Quân Thục chạy tan tác. Triệu Đà phá được Thục.
Ngày nay, mẫu truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng chiến tranh gián điệp rất sớm của lịch sử Việt Nam.

Đền thờ An Dương Vương gần Hà Nội
Di tích của thành Cổ Loa vẫn còn lưu lại cho đến nay, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía đông bắc. Đền thờ An Dương Vương nằm ở trung tâm di tích này. Các nghiên cứu khảo cổ học tại đây vẫn tiếp tục làm sáng tỏ các thời kỳ lịch sử mà thành đã trải qua.
Chú thích
Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển 1, Kỷ nhà Thục
Viện sử học (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, tr 129
Viện sử học (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, tr 133-134

Tham khảo
Nhiều tác giả, Đại cương lịch sử Việt Nam tập I (Từ thời nguyên thuỷ đến năm 1858), Nhà xuất bản Giáo dục, 2001
^ Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bách Bộc xuất bản. Giấy phép xuất bản số 3650/BTT/PHNT ngày 2/8/1971. Bản điện tử do talawas thực hiện

==Đọc thêm :
Truyền thuyết :
An Dương Vương

(Mây4phương)
Theo truyền thuyết sử cũ thì An Dương Vương tên thật là Thục Phán, là cháu nước Thục. Nước Thục không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên đời Chiến quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Tục gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể rằng: Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn.

Vua Hùng Vương muốn gã nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, di chúc cho con cháu đời sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang của Vua Hùng. Đến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất.
Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán dẹp yên mọi bề, Xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu Âu Lạc (tên hai nước Âu Việt và Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu ( Bạch Hạc, Vĩnh Phú).


AN DƯƠNG VƯƠNG DẸP TẦN
Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc thì Doanh Chính nước Tần đã kết thúc mọi hỗn chiến đời chiến quốc, thống nhất nước Trung Hoa, lập nên một nhà nước lớn mạnh. Để thõa tham vọng mở mang lãnh thổ, Doanh Chính huy động lực lượng to lớn phát động cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt.
Năm 218 trước công nguyên, Doanh Chính huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt.
Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhứt của quân Tần phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, đạo quân chủ lực của quân Tần do viên tướng lừng danh Đồ Thư thống lĩnh vào đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Nhân dân Lạc Việt biết không thể đương nổi quân Tần nên bỏ vào rừng để bảo toàn lực lượng.

Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Bởi vậy khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, chúng gặp khó khăn chồng chất. Quân địch tiến sâu đến đâu, người Việt làm vườn không nhà trống và trốn rừng đến đó. Chẳng mấy chốc quân Tần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương, khí hậu độc địa, thì người Việt, do Thục Phán làm tướng, mới bắt đầu xuất trận. Chính chủ tướng Đồ Thư trong một trận giáp chiến đã bị bắn hạ. Mất chủ tướng, quân địch hoang mang mở đường máu tháo chạy về nước. Như vậy, sau gần 10 năm lãnh đạo nhân dân Âu Việt – Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần thắng lợi. Thục Phán đã thực sự nắm trọn uy quyền tuyệt đổi về quân sự lẫn chính trị, khiến cho uy tín của Thục Vương ngày càng được cũng cố và nâng cao. Từ vị trí ấy, Thục Vương có điều kiện thi thố tài năng, dựng xây nước Âu Lạc vững mạnh.
AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THÀNH CỔ LOA
Sau chiến thắng vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa.

Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. Sự thực truyền thuyết đó như thế nào?
Thời ấy, tổ tiên ta chưa có gạch nung. Bởi vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi ngòai 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1.6km… Diện tích trung tâm lên tới 2km2 . Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khố khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền, móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật tổ tiên khám phá, xử lý. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính25cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để xử lý cho công trình? Kỹ thuật xếp đá? Đây quả là một kỳ công.


Thành Cổ Loa chẳng những là một công trình đồ sộ, cổ nhất của dân tộc mà còn là công trình hoàn bị về mặt quân sự. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, Tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê – Hòang Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Bởi vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phướng đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể vốn là sở trường của người Lạc Việt, chẳng mấy chốc, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành quân cảng. Rồi nhân dân được điều tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm) v.v… thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện. Bên côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông ta đã chế tạo ra mỏ liên châu, mỗi phát bắn hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục vạn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài hoa sản xuất tại đây.


Với vị trí thuận lợi ấy, với cách bố trí thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sựtổng hợpcủa Cổ Loa thời ấy thật đáng sợ.
Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo kỳ vĩ của dân tộc.
AN DƯƠNG VƯƠNG BÃI CHỨC TƯỚNG QUÂN CAO LỖ
Chuyện xưa kể rằng:
Một lần Thục An Dương Vương hỏi tướng quân Cao Lỗ, người thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa:
– Mấy năm nay nhà Triệu với Âu Lạc giao hảo thuận hòa. Nay con trai họ là Trọng Thủy muốn cầu hôn với Mỵ Châu, ông nghĩ thế nào? Riêng ta muốn chấp thuận lời cầu hôn cốt để hòa hiếu, tránh nạn binh đao?
Cao Lỗ suy nghĩ hồi lâu rồi tâu:
– Việc này hệ trọng lắm, xin Vương thượng cho nghĩ ba ngày.
Về nhà, Cao Lỗ suy nghĩ băn khoăn lắm. ý vua An Dương Vương đã rõ, nếu không chấp thuận, có thể bĩ bãi chức. Nếu đồng tình thì vận nước có cơ nguy.
Mấy hôm sau, vào chầu vua, Cao Lỗ tâu :
– Xưa nay chưa thấy kẻ bại trận lại xin cho con trai ở gửi rể. Chẳng qua họ muốn biết cách bố phòng của Loa Thành mà thôi. Việc ngàn lần không nên.
Thục An Dương bỗng nổi giận :
– Nhà Triệu đánh mãi Âu Lạc không thắng, muốn mượn chuyện cầu hôn để xí xóa hiềm khích, ta lẽ nào không thuận? Ông già rồi, ta cho ông về nghỉ.
Cao Lỗ không ngạc nhiên. Vốn điềm đạm, ông chỉ nói :
– Việc đúng sai còn có vầng nguyệt soi sáng, thần không ân hận khi nói điều phải.
Vì không nghe lời khuyên của Cao Lỗ, An Dương Vương đã mắc mưu giặc khiến cho vận nước tan tành.
Lấy được nước Âu Lạc, nhà Triệu xác nhập vào quận Nam Hải với Âu Lạc thành nước Nam Việt.
Vốn là người quỷ quyệt, là rút được nhiều kinh nghiệm trong việc thống trị người Nam Việt, cho nên Triệu Đà đã áp dụng chính sách hiểm độc gọi là "Dĩ di công di", tức là chính sách dùng người Việt trị người Việt. Triệu Đà vẫn giữ nguyên quyền vị cho các lạc tướng, dùng họ đễ cai trị nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà chỉ đặt một số ít quan lại và một số quân đồn thú để kiềm chế các lạc tướng và đốc thúc họ nộp phú công, mục tiêu chủ yếu của cuộc xâm lược lúc đó.