Vở cải lương trong phim song lang

  • Vở cải lương trong phim song lang

    07-09-2022 09:57

    Từ sáng sớm 7/9, người dân tranh thủ đến đền thờ Tổ nghiệp Tâm Linh Việt (phường Phước Long B, TP. Thủ Đức) với mong muốn được vào trong viếng thăm.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    07-09-2022 08:10

    Sách thiếu nhi thuần Việt ngày càng khẳng định được vị thế.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    06-09-2022 20:55

    Chiều 6/9, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đăng tải quyết định xử phạt của UBND TPHCM với BTC Miss Peace Vietnam 2022 vì tổ chức tuyển thí sinh không phép.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    06-09-2022 19:12

    Đội Các ngôi sao Việt Nam sẽ có trận đá bóng giao hữu với các huyền thoại của CLB Borussia Dortmund (Đức) để gây quỹ ủng hộ trẻ mồ côi do COVID-19.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    06-09-2022 09:28

    "Đất nước gấm hoa" là cuốn atlas Việt Nam bằng tranh (nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành) gói trọn những danh thắng, món ăn nổi tiếng của 63 tỉnh thành.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    05-09-2022 23:15

    Theo quyết định mới của UBND TPHCM, hoạ sĩ Bùi Chát chỉ cần nộp phạt 25 triệu đồng, không cần tiêu huỷ tranh.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    05-09-2022 22:01

    Tối 5/9, nhiều nghệ sĩ tề tựu tại Nhà văn hóa Thanh Niên TPHCM để thực hiện các nghi thức cúng Tổ ngành sân khấu.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    05-09-2022 19:36

    "Thanh xuân không chỉ một thời" (Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM - 2022) là tập sách đầu tay của MC Xuân Hiếu..

  • Vở cải lương trong phim song lang

    05-09-2022 06:58

    Di tích lăng Ông (Bà Chiểu) gắn với nhân vật lịch sử đặc biệt vùng đất phương Nam những năm đầu thế kỷ XIX (1802-1832)...

  • Vở cải lương trong phim song lang

    04-09-2022 18:50

    "Không ai sống giống ai trong cuộc đời này" - tác phẩm đoạt giải Goncourt 2019 của nhà văn Jean-Paul Dubois được Nhã Nam cho ra mắt vào đầu tháng 9.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    04-09-2022 08:30

    Họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ nói cha của ông - nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925-1993), yêu mùa thu và trăng thu nên ông xem “Miên thu” như món quà tặng cha.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    03-09-2022 08:42

    Phần lớn hiện vật ông Dũng sưu tầm được trong 30 năm qua, có những bộ trị giá cả triệu USD

  • Vở cải lương trong phim song lang

    02-09-2022 22:08

    Lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc được tái hiện qua những tiết mục ý nghĩa, dàn dựng công phu.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    02-09-2022 14:58

    "Hồn đô thị" là tuyển tập tùy bút mới nhất của nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận, vừa được Phương Nam Books phát hành.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    02-09-2022 08:04

    Đây là biểu tượng đặc biệt được Google thực hiện nhằm mừng ngày Quốc khánh Việt Nam (2/9).

  • Vở cải lương trong phim song lang

    02-09-2022 07:35

    Tại triển lãm "Suốt đời học Bác", nhà sưu tập tem Phùng Văn Bình trưng bày sáu bộ tem quý …

  • Vở cải lương trong phim song lang

    01-09-2022 17:53

    Má từng là người đẹp nhất xóm.

  • Vở cải lương trong phim song lang

    01-09-2022 07:31

    Phim Việt đề tài lịch sử cách mạng hiện nay mới chỉ dừng ở việc khai thác bối cảnh lịch sử để làm nền cho câu chuyện,,,

09:02, 21/10/2018 [GMT+7]

Đã rất lâu rồi khán giả mới lại được xem một bộ phim gợi nhiều cảm xúc và suy ngẫm đến vậy. Có thể bởi nỗi thất vọng với phim Việt từ lâu quá lớn, tới mức thành định kiến; nhưng cũng có thể bởi Song Lang xuất sắc.

Hai nhân vật nam chính Dũng Thiên Lôi [Liên Bỉnh Phát] và Linh Phụng [Isaac] trong phim Song Lang. Ảnh: Đ.P.C.C

Bộ phim cho thấy Leon Quang Lê là một đạo diễn có tài. Đạo diễn đã kết hợp tài tình và khéo léo những kỹ thuật quay phim đặc sắc của phương Tây, song lại vận dụng được cả những ẩn dụ rất tinh tế của văn hóa Á Đông, một khả năng không dễ có ở những đạo diễn Việt kiều còn trẻ như Leon Lê.

Tài năng của đạo diễn còn thể hiện ở hai phương diện rất đặc biệt của bộ phim: Thực thì rất thực, song cái thực lại cũng đầy tính ẩn dụ.

Trước hết, hãy nói về cái thực. Rất nhiều người Sài Gòn trải qua cuộc sống của những năm 80 thế kỷ 20 nhận ra ngay khung cảnh, vật dụng, không khí sống thời ấy qua những cảnh trí trong phim.

Đó là logo của hãng máy khâu Sinco đặt trên những tòa nhà cao tầng tập thể, là chiếc đài dò sóng thủ công, là chiếc loa phường phát không ngơi nghỉ, là những khu phố nhỏ hẹp, chằng chịt dây điện và những lối cầu thang xoắn vặn cọt kẹt cửa sắt….

Để có được cái thực ấy, đạo diễn đã chăm chút tới từng tấm áo, manh quần diễn viên, từng kiểu tóc, từng chi tiết nhỏ xuất hiện trong mỗi khuôn hình, để nhìn vào đó người ta phải thấy nó không thể là đâu khác ngoài T.P Hồ Chí Minh của những năm 80 thế kỷ 20.

Vì sự kỹ càng đó mà góc máy gần như không thể rộng rãi, thậm chí với một số người có thể cảm thấy đôi chút “bức bối” với những khuôn hình hẹp. Bởi những gì của Sài Gòn xưa đó giờ không còn nhiều. Cảnh đường phố nếu có quay rộng hơn, cũng chỉ có thể xuất hiện ban đêm.

Nhưng giữa những điều rất thực ấy là các ẩn dụ đầy ấn tượng. Cảnh cơn mưa trút xuống rửa sạch những dòng máu chảy ra từ tấm thân đổ gục của Dũng Thiên Lôi là một hình ảnh ẩn dụ sẽ không thể có trong một bộ phim như vậy nếu đạo diễn không phải người thấm rất nhuần văn hóa Á Đông.

Thực sự Song Lang đã chọn được một câu chuyện kịch bản rất phù hợp để đan lồng với vở cải lương Mỵ Châu - Trọng Thủy. Chuyện đời nhân vật và tích tuồng đã hòa quyện, đan xen nhau rất vừa, rất nhuyễn. Sẽ không dễ để đan lồng như vậy với một tích tuồng khác.

Đúng như những gì đạo diễn Leon Lê từng chia sẻ với truyền thông. Bộ phim có một phần câu chuyện của đời anh, của niềm đam mê với cải lương từ tấm bé. Leon Lê viết kịch bản, anh còn soạn cả lời cho một số bài bản cải lương trong phim.

Soạn lời đúng [chưa nói chuyện hay] cho ra bài bản không đơn giản, anh phải rất nhuyễn các bản cổ của đờn ca tài tử, ví như các bản xuất hiện trong phim là Trường Tương Tư, Lý Bông dừa, Nặng tình xưa, Nam ai [lớp mái]….

Rất nhiều nghệ sĩ cải lương gạo cội, như Hữu Châu, đã bày tỏ lòng cảm kích với đạo diễn vì cái tình quá lớn với cải lương trong Song Lang. Cái tình đó, thật lạ kỳ, không chỉ thấm vào lòng những người vốn sinh ra ở vùng đất cải lương. Có lẽ Leon Lê đã rời quê hương quá lâu nên đủ sức dồn nén cái tình đó một cách chắt lọc và sâu lắng ở mức mộc mạc, giản dị tới chân thành, lan tỏa trong cách kể chuyện phim.

Với nhiều người xem, họ không chịu được một cái kết quá bi kịch của Song Lang. Họ cũng như Dũng Thiên Lôi, hồ hởi với một chút hy vọng lóe lên “cuối đường hầm”, nhưng rồi lại chưa kịp tìm tới đó. Cải lương hầu như không có tích, tuồng vui. Và thường thì bi kịch luôn mang ý nghĩa thanh lọc tâm hồn.

Với Song Lang cũng vậy, cái chết của Dũng Thiên Lôi là một bi kịch. Nó gần như sự nhức nhối ta từng có ở chi tiết cuối cùng khi Chí Phèo của Nam Cao đau đớn hỏi “Ai cho tao lương thiện?”. Dũng Thiên Lôi phải trả giá cho những lầm lỗi cuộc đời đã gây ra, ngay cả khi anh đã nhận ra sự tàn bạo, thất đức trong những việc phải làm để sống.

Thêm một chuyện có thể coi là bên lề, là người dịch sách, thi thoảng tôi lại bật cười khi đọc phần phụ đề bằng tiếng Anh. Không phải vì chất lượng chuyển ngữ, mà vì sự bất lực của ngôn ngữ dịch không sao chuyển tải được.

Khi “Trọng lang” dịch thành “husband”, khi “Phụ vương” dịch thành “father”, tất cả cảm xúc cổ kính và mỹ miều của cải lương đã “mất sạch”. Nghĩa cốt lõi thì vẫn là vậy, nhưng rõ ràng chẳng thể nào chuyển được vẻ đẹp cảm xúc tuyệt vời của ngôn ngữ nữa. Chuyện này biết từ lâu, nhưng khi “kiểm chứng” từ phim thì thực sự tiếc nuối cho cái “dịch là phản” đó.

TRẦN ĐẮC LUÂN

[*] Phim Song Lang - đạo diễn Leon Lê. Dựa trên truyện của Nguyễn Thị Minh Ngọc. Các nhà sản xuất: Ngô Thanh Vân, Irene Trịnh. Các diễn viên tham gia trong phim gồm: Isaac, Liên Bỉnh Phát, Kim Phương, Hữu Quốc, Minh Phượng, Thanh Tú. Phim phát hành tháng 8-2018.

Trong những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam đón nhận rất nhiều sự khởi sắc, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người theo đuổi bộ môn nghệ thuật thứ 7, điện ảnh Việt Nam dường như vẫn còn thiếu một điều gì đó để có thể đạt đến sự nghệ thuật, như những bộ phim Mùi Đu Đủ Xanh, Áo Lụa Hà Đông, Xích Lô, Mùa Len Trâu, Đêm Hội Long Trì… đã làm nhiều năm về trước. Thực tế cho thấy điện ảnh nước nhà đang gặp nhiều thách thức trước sự xâm lấn văn hóa từ điện ảnh Hollywood, điện ảnh Nhật, Hàn và Thái Lan. Trong bối cảnh ấy, Leon Lê – một đạo diễn Việt kiều vốn chưa được biết đến nhiều tại làng điện ảnh Việt, bất ngờ tung ra một bộ phim mang đậm chất điện ảnh nước nhà, đó là Song Lang.

Chất điện ảnh trong từng khung hình, từng bối cảnh

Điều đầu tiên phải nói về Song Lang, đó là sự chỉn chu của đạo diễn Leon Lê. Anh đã thực hiện một bộ phim với bối cảnh cuối thập niên 80, mang đến cho khán giả một trải nghiệm chân thực nhất về những khu phố Sài Gòn ở giai đoạn đó. Sài Gòn khi đó giản dị với những ngôi nhà chung cư cũ, dây điện loằng ngoằng, xe gắn máy, với những ngóc ngách u tối, với chiếc tivi hộp thân quen và những trò chơi điện tử bấm nút Contra… Có lẽ bộ phim không thể đạt được đến độ nghệ thuật điện ảnh khi thiếu đi bất cứ yếu tố nào trong các công việc sắp xếp bối cảnh, chuẩn bị phục trang, quay phim và chỉnh màu phim. Về những yếu tố này, công lao lớn phải kể đến đạo diễn hình ảnh Bob Nguyễn.

Về quay phim, có lẽ đây sẽ là một trong những bộ phim Việt Nam được quay đẹp nhất mọi thời đại. Phim sử dụng khung hình 3:2, vốn không thực sự quen thuộc với các phim hiện đại thường sử dụng khung hình 16:9. Tuy nhiên chúng ta cần biết rằng điện ảnh không phải luôn luôn là 16:9. Từ khi điện ảnh mới xuất hiện ở Pháp qua bộ phim La Sortie de l’usine Lumière à Lyon, khung hình được sử dụng chủ yếu là 1.33:1, tương đương với khung hình 4:3 standard thịnh hành sau đó. Cho tới khi sang Hollywood, với sự bùng nổ của thể loại phim cao bồi [Western], khung hình 1.85:1 [widescreen] được sử dụng phổ biến, giúp tăng độ rộng cho khung hình. Cho tới thời điểm hiện tại, widescreen vẫn là kích thước chuẩn để thiết kế màn chiếu ngoài rạp chiếu bóng, và cho dù ở thế kỷ 21, khung hình 16:9 của định dạng HD đã trở thành tiêu chuẩn hàng đầu để các nhà làm phim thực hiện, thì những khung hình 1.33:1 hay 1.85:1 vẫn luôn được các nhà làm điện ảnh tận dụng theo ý đồ của mình. Đối với Song Lang, đạo diễn hình ảnh Bob Nguyễn lại lựa chọn một khung hình “lạ” hơn, đó là khung hình 3:2 của những bức ảnh phim SLR phổ biến vào thế kỷ 20. Đây rõ ràng là một ý đồ nghệ thuật của đạo diễn, bởi bộ phim lấy bối cảnh thập niên 80 của thế kỷ trước, với nước phim và màu phim retro. Kết hợp với bối cảnh, khung hình 3:2 và màu phim retro, từng góc quay của Song Lang tuyệt đẹp và cả bộ phim như những bức ảnh phim nghệ thuật được trình chiếu liên tục.

Nỗi niềm hoài cổ nghệ thuật cải lương

Ngay từ khi bộ phim bắt đầu hiện lên những hình ảnh từ màn hình đen, khán giả đã được dẫn dắt vào chủ đề chính: nghệ thuật cải lương và niềm hoài cổ của loại hình nghệ thuật này. Trong bộ phim, cải lương chính là sợi dây chủ đạo xuyên suốt bộ phim, cũng là cầu nối giữa hai nhân vật chính là Dũng "Thiên Lôi" và Linh Phụng.

Dũng "Thiên Lôi" là nhân vật xuất hiện từ đầu phim, được giới thiệu như một người con của gia đình gắn bó với cải lương nhưng vì sự thoái trào của loại hình nghệ thuật kén người xem này, gia đình của Dũng đã dần tan vỡ. Dũng bị “đẩy” vào cuộc đời khốc liệt và anh ta buộc phải lựa chọn: nghệ thuật hay cuộc đời. Sau cùng, Dũng đã lựa chọn cuộc đời và trở thành một tay giang hồ đòi nợ thuê máu lạnh, chai sạn giữa dòng đời xô đẩy.

Khác với Dũng, Linh Phụng lại là một tài tử theo đuổi nghệ thuật hết mình. Từ những lời kể lại của Phụng, chúng ta có thể thấy anh đam mê cải lương từ bé, bất chấp gia đình ngăn cấm để đi theo đoàn hát và cho dù trong thời đại mới, cải lương không còn nhận được nhiều sự đón nhận, người làm cải lương phải sống túng thiếu, phải vay nợ xã hội đen, thì Linh Phụng vẫn một lòng một sức theo đuổi đam mê.

Từ sự đối lập giữa hai nhân vật, cùng với vở cải lương Mỵ Châu – Trọng Thủy được thực hiện song hành với mạch phim, đạo diễn Leon Lê đã cho người xem thấy cái đẹp của nghệ thuật cải lương, niềm đam mê của những người làm cải lương và ánh mắt xúc động theo dõi của khán giả lúc bấy giờ. Cái tài của Leon Lê cũng được thể hiện ở việc anh đã thực hiện một bộ “phim kép”, với vở cải lương được trình diễn một cách chỉn chu bên trong bộ phim này. Tất cả đều lấy được lòng khán giả, từ bối cảnh sân khấu, phục trang, cốt truyện đến âm nhạc, ánh sáng và diễn xuất. Có thể nói, nếu tách vở cải lương ra riêng khỏi bộ phim và hoàn thiện những phân cảnh mà đạo diễn lược bỏ, đó có thể là một vở cải lương hoàn hảo, khiến người xem phải trầm trồ thán phục.

Nhưng rồi còn lại gì sau những ánh đèn sân khấu? Nghệ thuật cải lương đi về đâu? Những người nghệ sĩ đi về đâu khi phải đơn độc đối chọi lại với cơm áo gạo tiền của cuộc đời? Tại sao Leon Lê lại làm một bộ phim cải lương từ thập niên 80 mà không phải là thời hiện đại? Tại sao những đoàn cải lương vào Nam ra Bắc và những nhà hát ngày nay trở nên xa lạ và “cổ hủ, tẻ nhạt” với khán giả đại chúng [ít nhất so với những bộ phim hành động, kinh dị bom tấn và những đại nhạc hội hoành tráng của các ca sĩ nước ngoài]? Có lẽ đó còn là câu hỏi bỏ ngỏ, hay cũng chính là nỗi niềm hoài cổ của nghệ thuật cải lương.

Cốt truyện tinh tế, đủ chiều sâu và cao trào ấn tượng

Nếu như trong một bộ phim điện ảnh chỉ có các yếu tố kỹ thuật [hình ảnh, âm thanh, diễn xuất] thì có lẽ nó chưa đủ để coi là một bộ phim hay [trừ đối với người “chơi” điện ảnh]. Đó là lý do mà yếu tố kịch bản trong một bộ phim luôn được đánh giá cao trong các bộ phim, Viện Hàn Lâm điện ảnh Mỹ cũng có 2 giải thưởng Oscar cho kịch bản là Kịch bản gốc xuất sắc nhất và Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất.

Với Song Lang, bộ phim còn có một cốt truyện tinh tế và có chiều sâu. Như đã nói ở trên, Dũng "Thiên Lôi" và Linh Phụng là hai nhân vật chính với nhiều sự đối lập nhưng lại bù đắp cho nhau và có mối gắn kết là cải lương.

Dũng "Thiên Lôi" và Linh Phụng gặp nhau trong một hoàn cảnh khá là éo le: đoàn cải lương của Linh Phụng vay nặng lãi, đến hạn chưa có tiền trả và Dũng chính là kẻ đến gặp đoàn cải lương để thu nợ. Việc đặt hai nhân vật vào hai hoàn cảnh đối lập nhau là một thủ pháp làm cốt truyện quen thuộc, không quá bất ngờ nhưng cái hay chính là sự tinh tế và chiều sâu của nhân vật. Dũng "Thiên Lôi" trải đời sương gió, tưởng như đã không còn trái tim nhưng sâu thẳm bên trong lại có trái tim hơn ai hết. Anh luôn phải đấu tranh nội tâm với chính điều ấy, một cách âm thầm, không nói ra, không thể hiện ra. Cao trào của cuộc đấu tranh ấy chính là khi một gia đình mà anh đòi nợ đã uống thuốc chuột tự sát, và tiếc thương thay, chính hai đứa trẻ trong gia đình đó, với tấm lòng ngây thơ của trẻ em, đã đón tiếp anh rất chân thành trước đó.

Ngay lúc ấy, Dũng và Linh Phụng có cơ hội tiếp xúc với nhau. Dù thông qua một tình huống có hơi hướng “sắp đặt” và việc khuya rồi khiến Linh Phụng không về nhà đêm hôm ấy có đôi chút gượng, thì việc để Dũng và Linh Phụng ở cùng nhau cả đêm chính là điểm mấu chốt của câu chuyện. Đầu tiên, cả hai mới chỉ tiếp xúc với nhau một cách dè dặn, còn nhiều mâu thuẫn. Nhưng từ khi cả 2 cùng chơi game Contra, hai người đã mở lòng với nhau hơn, như được trở về thời trẻ con hồn nhiên thơ bé. Dũng và Linh Phụng tiếp tục chia sẻ chuyện đời với nhau suốt những dấu chân rảo bước trên đường phố đêm Sài Gòn, hay trên sân thượng một ngày trăng sáng khi cả khu phố mất điện. Ở đó, hai con người tìm đến sự đồng cảm với quá khứ của nhau và đặc biệt là về cải lương.

Ngay khi Dũng và Linh Phụng tạm chia xa để Linh Phụng đi diễn, đây cũng chính là lúc bộ phim bắt đầu được đẩy lên cao trào. Dũng dời xa con đường giang hồ để tìm đường hoàn lương, Linh Phụng đã biết yêu và muốn mang một món quà có ý nghĩa cho Dũng. Nhưng đây cũng là lúc hai người không bao giờ còn có thể gặp lại nhau nữa.

Cao trào của bộ phim được đẩy lên cao, song hành giữa hồi 3 vở cải lương Mỵ Châu - Trọng Thủy cùng với sự thực đằng sau ánh đèn sân khấu. Tất cả kết hợp với nhau hài hòa khiến cho vở cải lương như đang hòa quyện vào với mạch phim, và đỉnh điểm là khi Dũng hứng trọn một mũi dao ngay trước khi bước vào nhà hát để gặp Linh Phụng theo lời hứa. Đoạn phim này được lồng với đoạn Mỵ Châu bị chém chết khiến Trọng Thủy [Linh Phụng thủ vai] vô cùng đau đớn. Và cũng chính đoạn phim này sẽ khiến cho mọi khán giả theo dõi như vỡ nát con tim.

Sau cùng, hóa ra nhân quả là có thật. Sau cùng, hóa ra khi lựa chọn con đường giang hồ đầy đen tối, Dũng cũng hiểu ra rằng sớm muộn mình sẽ phải trả một cái giá đắt cho sự lựa chọn ấy. Và sau cùng, mối tình của Dũng và Linh Phụng là một nỗi buồn thương, tiếc nuối, không trọn vẹn. Nhưng chính sự không trọn vẹn của mối tình cảm tinh tế, không hề xác thịt giữa một gã giang hồ trai sạn với chàng công tử cải lương ấy đã làm nên sự trọn vẹn cho bộ phim. Bộ phim không trọn vẹn vì có một cái kết như ý, nhưng lại là một bộ phim trọn vẹn vì đã để lại cảm xúc chân thực nhất dành cho khán giả, và khiến khán giả khi ra về vẫn phải nghĩ đến bộ phim không nguôi.

Song Lang giống với Bá Vương Biệt Cơ và phim của đạo diễn Hong Kong Vương Gia Vệ?

Đây cũng lại là những nhận định khá phổ biến của một số báo chí truyền thông và khán giả xem phim. Nhưng theo mình thì Song Lang có những nét rất riêng, hoàn toàn không giống với Bá Vương Biệt Cơ và có sự khác biệt với phim của Vương Gia Vệ.

Thứ nhất, với Bá Vương Biệt Cơ, người ta nói Song Lang giống là bởi những bức ảnh promote được đoàn làm phim tung ra là những bức ảnh của nghệ sĩ cải lương có vẻ giông giống với bộ phim Hoa ngữ này. Thực tế thì Song Lang lấy chủ đề cải lương còn Bá Vương Biệt Cơ chủ đề là tuồng. Từ bối cảnh thời đại, không gian, cốt truyện, ý nghĩa, nhân vật đều khác biệt hoàn toàn với Bá Vương Biệt Cơ. Bạn nào đã xem cả 2 bộ phim sẽ dễ dàng nhận ra thiết kế bối cảnh, phục trang, cách quay phim, chỉnh màu… đều khác biệt. Nội dung cũng hoàn toàn khác biệt, khi Song Lang tập trung vào hai người đàn ông trưởng thành với nhiều nội tâm trong cuộc sống đương đại còn Bá Vương Biệt Cơ lại là kiếp sống của những “con hát” khổ cực tất cả vì hát tuồng, cùng với sự ảnh hưởng của cách mạng văn hóa Trung Quốc.

Phải công nhận là những góc quay và màu phim retro Á Đông của Song Lang gợi lại cảm giác phim Vương Gia Vệ, nhưng để ý kỹ thì có rất nhiều khác biệt. Đa số góc quay của Song Lang là góc tĩnh còn Vương Gia Vệ ứng tấu trên phim trường. Vương Gia Vệ thường sử dụng các ống kính khác nhau, đôi khi bóp méo cả khung hình vì dụng ý nghệ thuật [như trong Fallen Angel] còn Song Lang không như vậy. Cốt truyện và cách thể hiện lại càng khác, phim Vương Gia Vệ như những mảnh cảm xúc chân thực của từng nhân vật, với sự biến tấu trên phim trường của Vương Gia Vệ nổi tiếng đến mức được mệnh danh là “đạo diễn không cần kịch bản khi ra phim trường”. Phim của Vương Gia Vệ cũng thường sử dụng độc thoại nội tâm [voice over]. Những điều này chúng ta sẽ không thấy trong Song Lang, bởi phong cách làm phim của Leon Lê vẫn có sự khác biệt.

Diễn xuất và một vài chuyện hậu trường

Vốn không phải một người thích quan tâm vào giới showbiz và chuyện hậu trường, nhưng với Song Lang, mình lại muốn tìm hiểu một số chuyện hậu trường nằm đằng sau đó.

Nguyên nhân là bởi sự diễn xuất của bộ đôi Isaac và Liên Bỉnh Phát quá ấn tượng. Và trước đó, mình thực sự không quan tâm đến mấy ngôi sao bóng bẩy như Isaac hay Sơn Tùng hay bất cứ ngôi sao showbiz nào đó, nhưng Isaac đã thể hiện quá tốt, từ ánh mắt, hành động, giọng hát và diễn xuất cải lương… Tất cả đều mang chất điện ảnh và điều này khiến mình thật sự bất ngờ và khâm phục bộ đôi Isaac-Liên Bỉnh Phát, dĩ nhiên không thể bỏ qua sự chỉ đạo diễn xuất tuyệt vời của Leon Lê.

Khi tìm hiểu đôi chút về chuyện hậu trường, thì hóa ra Leon Lê cũng đã có những suy nghĩ, trăn trở gần tương tự như mình. Đạo diễn thổ lộ rằng khi mới biết Isaac thì anh cũng không thích hình ảnh ngôi sao bóng bẩy của Isaac, nhưng cho đến khi thực hiện casting thì vai diễn Linh Phụng đã được Leon Lê lựa chọn dành cho Isaac chứ không phải ai khác. Điều này thể hiện tài năng và tâm huyết diễn xuất của Isaac cũng như con mắt nhìn người và công tâm trong điện ảnh của Leon Lê. Và mình khâm phục, cũng như trân trọng những điều ấy.

Lối đi nào cho phim Việt?

Sự thành công của Song Lang [ít nhất về mặt phản hồi từ khán giả yêu điện ảnh] chính là dấu hiệu tích cực cho điện ảnh Việt, báo hiệu điện ảnh Việt vẫn rất coi trọng dòng phim nghệ thuật. Leon Lê đã nói muốn mang cho khán giả Việt một bộ phim đậm chất Việt Nam nhất, và anh đã dành tất cả tâm sức để làm điều đó.

Mình hy vọng Song Lang sẽ tiếp tục được nhiều khán giả trẻ đón nhận, sẽ thành công về mặt doanh thu và nhận được các giải thưởng hàn lâm điện ảnh. Điều này không chỉ như một lời khích lệ cho đạo diễn trẻ Leon Lê và ekip sau những cố gắng thực hiện bộ phim tuyệt vời này, cũng như là động lực để Leon Lê tiếp tục các dự án nghệ thuật tiếp theo; mà còn là một sự khích lệ để điện ảnh Việt có thể tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật, vốn đầy gian nan và thử thách.

Mình tin rằng Song Lang là một bộ phim nghệ thuật thực sự, đến từ người yêu nghệ thuật và dành cho những người yêu nghệ thuật xem.

Video liên quan