Viêm gan B có nên ăn trứng không

Bệnh nhân viêm gan B nên kiêng lòng đỏ trứng

Chào bác!

Healthplus.vn tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Thế Hùng – Bệnh viện An Sinh TP.HCM giải đáp thắc mắc của bác như sau:

Bệnh nhân mắc viêm gan B không nên ăn mặn, cắt giảm bớt muối khi chế biến món ăn bởi muối có chứa nhiều natri, có thể khiến viêm gan B chuyển biến thành xơ gan. Đối với người mắc bệnh viêm gan B đã chuyển sang xơ gan thì việc ăn nhiều muối còn có thể dẫn đến xơ gan cổ chướng. Hơn nữa, ăn nhiều muối cũng gây ra tình trạng phù nề do bị giữ nước và khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu.

Người bị viêm gan B có nên ăn trứng không? Lòng trắng trứng không hại gì, nhưng lòng đỏ chứa nhiều cholesterol có thể khiến việc bài tiết mật bị giảm hoặc bế tắc, dẫn đến không tiêu hóa hết các chất béo trong thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động của gan. Mỗi tuần, người mắc bệnh viêm gan B chỉ nên ăn 2 lòng đỏ trứng là đủ.

Ngoài muối, lòng đỏ trứng, bác cũng nên hạn chế ăn nội tạng động vật [óc, tim, gan, lòng], hạn chế cho nhiều gia vị cay nóng vào đồ ăn, hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, chất kích thích.

Bác nên ăn nhiều rau củ quả, để tăng cường chất xơ và vitamin, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, để tăng cường chức năng gan, bác có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng tốt cho gan giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.

Chúc bác sức khỏe!

Viêm gan B có ăn được trứng vịt lộn không là thắc mắc của rất nhiều người đặc biệt là những người đang mắc này. Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh nên người bị viêm gan b luôn tìm hiểu kỹ càng về những loại thực phẩm tốt và không tốt cho tình trạng của mình. Cùng giải đáp vấn đề trên qua nội dung dưới đây.

Viêm gan B là nỗi ám ảnh của nền y tế toàn cầu vì hiện thời nền y học chưa thể phát minh ra một loại thuốc nào có thể chữa trị tận gốc căn bệnh. Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm go virus viêm gan gây ra. Bệnh viêm gan B thường chuyển biến âm thầm và ít có triệu chứng đặc biệt nào. Bệnh viêm gan B có thể gây ra xơ gan và dẫn đến ung thư gan đe dọa tính mạng đến rất nhiều người.

► Vì sao viêm gan B cần phải chú ý đến chế độ ăn uống?

Trong các bộ phận của cơ thể, gan được xem như nhà máy chế biến thực phẩm thành các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bởi thế, khi mắc bệnh về gan, chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn trong việc điều trị.

Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh mau hồi phục.

Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh gan tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh:

Trong trường hợp viêm gan cấp - tế bào gan bị phá hủy cấp tính, các hoạt động bình thường của gan có thể bị xáo trộn. Khi ấy cơ thể thường biểu hiện mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa [chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, hay nôn ói].

Theo thống kê của Hiệp hội gan mật Việt Nam, nước ta có khoảng 10 đến 20% dân số mắc các bệnh về gan, trong đó viêm gan B chiếm đa số.

Có khoảng 12 triệu người mắc viêm gan B. Đây là một con số đáng báo động, nếu viêm gan B không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang xơ gan, gây tử vong cho người bệnh.


Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh viêm gan B
 

Xem ngay: >>> Bệnh viêm gan B nên ăn gì và tránh ăn gì để bệnh không tiển triển 
 

► Vậy viêm gan b có ăn được trứng vịt lộn không?

Cách bác sĩ khoa gan khuyên rằng, những người bệnh viêm gan , gan nhiễm mỡ, tim mạch… nên hạn chế ăn hoặc kiêng hẳn ăn trứng vịt lộn vì nó có thể gây tắc nghẽn động mạch, tăng cao nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm bổ dưỡng càng ăn sẽ càng có lợi cho sức khỏe, thế nhưng, thực sự thì bất cứ cái gì cũng vậy, nếu lạm dụng nó sẽ gây tác dụng ngược. Trứng vịt lộn không chỉ có hàm lượng cholesterol cao hay gây đầy bụng, khó tiêu mà còn khiến chế độ dinh dưỡng bị mất cân bằng. Do đó, đừng để ngon miệng mà hại thân.

- Trứng vịt lộn và lý do người bệnh viêm gan b không nên sử dụng:

Trứng vịt lộn là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi thai vịt con đã phát triển thành hình ở trong trứng. Trong một quả trứng vịt lộn cung cấp xấp xỉ 13 gram protein, 600 mg cholesterol, 12 gram lipid, 82 mg canxi, hơn 200 gram photpho cùng nhiều beta carotene, vitamin nhóm A, B, C, sắt, đồng... Do trứng vịt lộn có quá giàu chất dinh dưỡng nên được khuyến cáo trong một tuần chỉ nên ăn tối đa 2 quả. Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì hàm lượng dinh dưỡng trong trong trứng vịt lộn sẽ khiến bạn cảm thấy khó tiêu. Tuy nhiên, tuy bổ, tuy chất nhưng vẫn có những đối tượng không nên ăn trứng vịt lộn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trên thực tế, món ăn này được khuyên rằng không nên sử dụng cho các bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, người mắc bệnh về tim mạch, gan, thận... vì trứng vịt lộn có chứa rất nhiều nội tiết tố chuyển hóa gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.

Điển hình nhất đối với người bị bệnh gan, khi mắc bệnh về gan tức là chức năng của gan đã bị ảnh hưởng, đơn giản là khả năng sàng lọc chất độc hại của gan bị giảm sút. Ấy thế mà lượng đạm từ trứng vịt lộn lại quá nhiều, quá cao nên sẽ khiến gan phải hoạt động mệt nhọc hơn, và một khi gan hoạt động đã quá sức thì sẽ dẫn đến suy gan rất nhanh.

► Tác hại khi ăn nhiều trứng vịt lộn

Dù biết ăn nhiều trứng vịt lộn là không tốt nhưng nhiều người không biết là không tốt thế nào. Bạn có thể “ngó” qua một số tác hại sau đây để biết tại sao bị bệnh gan không nên ăn trứng vịt lộn.

- Gây thừa vitamin A: Ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A và chúng sẽ tích lũy dưới da, gan... Điều này sẽ khiến xuất hiện triệu chứng vàng da, bong tróc da và ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương.

- Nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm: Do giàu đạm, chứa nhiều cholesterol nhưng lại là những cholesterol xấu nên nếu ăn quá nhiều trứng vịt lộn tức là bạn cũng tự rước vào cơ thể một số bệnh như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gút... Nguy hiểm nhất là trường hợp bị tắc nghẽn động mạch làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

- Ảnh hưởng đến sinh lý: Cái này không đúng lắm nhưng bạn có thể hiểu như sau. Khi ăn trứng vịt lộn thì chắc chắn bạn không thể không ăn rau răm – một loại rau làm nên độ ngon của món ăn này. Tuy nhiên, rau răm là loại rau gây suy yếu khả năng sinh lý của phái nam tương đối mạnh, và rau răm còn chứa 1 số loại tinh dầu có khả năng ức chế dục tính.

- Không tốt cho người có cơ địa tỳ vị hư, yếu: cái này là theo Đông y nghiên cứu, người ăn vào sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, làm ảnh hưởng không tốt đến gan và thậm chí dẫn đến nguy cơ xơ gan.

► Những người không nên ăn trứng vịt lộn

1. Bệnh nhân gout: Đơn giản do trứng vịt lộn chứa rất nhiều protein nên nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng protein trong máu, điều này không hề tốt cho những người đang bị bệnh gout.

2. Người bệnh thận:

Người bị bệnh thận thì đã gặp khó khăn trong việc đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể rồi, lượng urê trong món ăn này cũng khá cao nên hiển nhiên điều này sẽ khiến thận bị tổn thương và thậm chí là nhiễm độc đường tiết niệu.

3. Người cao huyết áp:


Tuyệt đối tránh xa trứng vịt lộn nếu bạn bị bệnh cao huyết áp, đơn giản cũng là do món ăn chứa quá nhiều chất đạm và cholesterol - tác nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp. Vì vậy mà người bị sốt cũng không nên ăn.

4. Người mẫn cảm với protein:

Lý do thì chắc không cần phải nhắc lại cho bạn nữa rồi, tuy nhiên để hiểu rõ hơn thì thành phần protein trong trứng vịt lộn khá nhạy cảm với bề mặt lớp niêm trong dạ dày, vì vậy sẽ gây đau bụng, tiêu chảy... nếu bạn bị mẫn cảm với protein.

5. Người vừa sinh con:


Đơn giản là do trứng vịt lộn gây đầy bụng và khó tiêu

► Lời khuyên của chuyên gia dành cho bệnh nhân viêm gan B

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị viêm gan B mà chỉ có những phương pháp giúp hạn chế những biểu hiện bệnh. Đối với mỗi người bệnh, từng giai đoạn tiến triển và mức độ tổn thương bác sĩ sẽ có chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và mức độ tiến triển của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị đúng nhất. Theo đó để điều trị hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị không được tự ý ngừng thuốc hoặc sử dụng thuốc khi không có chỉ định.

– Ăn uống hợp lý: Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu tuy nhiên cũng không nên kiêng khem quá mức mà là cần cân đối, đa dạng.

+ Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không quá kiêng cữ để đảm bảo sức khỏe.

+ Nên chia thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế sự hoạt động quá mức của gan.

+ Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tăng cường vitamin cho cơ thể

+ Nên ăn những món luộc hạn chế những thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.


Bị viêm gan B cần có chế độ ăn hợp lí

– Hạn chế hoặc cai uống rượu: uống rượu khi đang bị viêm gan B có làm bệnh nặng hơn, càng uống rượu càng gây tổn thương gan  có thễ dẫn đến xơ gan kể cả ung thư gan.

– Vận động để khỏe mạnh: Tập thể dục tuy không thải trừ được siêu vi ra ngoài nhưng có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch yếu đi.

– Không hút thuốc lá: Để giữ cho gan khoẻ mạnh và cải thiện tình trạng sức khoẻ chung cho cơ thể bạn nên bỏ hút thuốc lá.

– Không nên thức sau 11 giờ khuya

► Nên làm thế nào để tránh lây nhiễm viêm gan B cho người khác?

Khi được phát hiện bị nhiễm virus viêm gan B, nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh đặc biệt là những người thân là một mối quan tâm cần thiết. Trước hết những người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái cần được xét nghiệm để xem có bị nhiễm siêu vi viêm gan B chưa và nên có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Có thể tiêm vaccine nếu cần thiết. Nếu bạn chưa bị nhiễm tốt nhất nên được tiêm vaccine để phòng ngừa.

Người mang virus cần có biện pháp đề phòng như: không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm [bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay…]; tránh làm vây máu khi bị vết thương, hãy rửa sạch máu bằng nước và thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Thực hiện tình dục an toàn.

Đối với phụ nữ mang thai có nhiễm virus viêm gan B với HBe dương tính có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khi sinh là 90%, vì vậy cần phải được xét nghiệm HBsAg khi có thai và nếu bà mẹ bị nhiễm cần được đến Bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị phòng ngừa lây nhiễm và chích ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

Mong rằng với những thông tin trên giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề bị bệnh viêm gan B có ăn được trứng vịt lộn không. Chúc bạn luôn vui khỏe!


 

___________________________
Bài liên quan:
>>> Viêm gan B cấp tính có chữa được không?
>>> Tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không?
>>> Để đẩy lùi bệnh viêm gan 10 điều quan trọng bạn nên làm ngay

Video liên quan

Chủ Đề