Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cuộc nội chiến ở Mĩ nửa sau thế kỉ XIX là gì

[ADMM] - Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang [sau đó là Âu Lạc] đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng [còn gọi là văn minh Đông Sơn] với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ.

Trong quá trình dựng nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần [thế kỷ III trước Công nguyên] đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc đấu tranh giữ nước, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.

Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên [kéo dài hơn 1.000 năm], Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam - kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỷ xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô [938 - 965], Đinh [969 - 979], Tiền Lê [980 - 1009], nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập.

Sau đó, Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển [với quốc hiệu Đại Việt] dưới triều Lý [1009 - 1226], Trần [1226 - 1400], Hồ [1400 - 1407], Lê Sơ [1428 - 1527]. Đại Việt dưới thời Lý - Trần - Lê Sơ được biết đến như một quốc gia thịnh vượng ở châu Á. Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử của Việt Nam trên mọi phương diện. Về kinh tế: nông nghiệp phát triển, thủy lợi được chú ý phát triển [đê Sông Hồng được đắp vào thời kỳ này], các làng nghề ra đời và phát triển. Về tôn giáo: tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Nho giáo được coi là tam giáo đồng nguyên. Một thành tựu quan trọng trong thời Lý - Trần là việc phổ biến chữ Nôm, chữ viết riêng của Việt Nam dựa trên cơ sở cải biến và Việt hóa chữ Hán. Bên cạnh đó các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học - nghệ thuật, lịch sử, luật pháp… cũng rất phát triển [Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng, sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức, Đại Việt Sử ký, Đại Việt Sử ký toàn thư…]. Lịch sử gọi thời kỳ này là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Thăng Long [bây giờ là Hà Nội] cũng được chính thức công nhận là Kinh đô của Đại Việt với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn vào năm 1010.

Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam với tư tưởng nho giáo đã bộc lộ sự lạc hậu và bắt đầu suy yếu. Trong khi nhiều quốc gia - dân tộc ở châu Âu đang dần chuyển sang chủ nghĩa tư bản thì Đại Việt bị chìm trong nội chiến và chia cắt. Tuy trong các thế kỷ XVI - XVIII, nền kinh tế, văn hóa có những bước phát triển nhất định, nhiều thành thị, thương cảng ra đời đẩy nhanh quan hệ buôn bán trong và ngoài nước, nhưng cảnh chia cắt và nội chiến đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc địa. Người Pháp, thông qua con đường truyền đạo, thương mại đã tiến hành thôn tính Việt Nam. Đây là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước công nghiệp phương Tây. Trong hoàn cảnh này, một số trí sĩ Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông. Họ đã đệ trình những đề nghị canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100 năm [1858 - 1945].

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã khởi nghĩa giành chính quyền thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời lại phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước kéo dài suốt 30 năm sau đó. Cuộc kháng chiến 9 năm [1945 - 1954] chống lại sự xâm lược trở lại của Pháp ở Việt Nam kết thúc bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954. Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó [1956] thông qua một cuộc tổng tuyển cử. Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ này mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động; Thủ đô là Hà Nội. Miền Nam mang tên Việt Nam Cộng hoà với sự quản lý của chính quyền thân Pháp, rồi thân Hoa Kỳ đặt tại Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã bằng mọi cách ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng chiến cũ. Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản được nguyện vọng thống nhất đất nước của quần chúng. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, thống nhất đất nước đã bùng nổ mạnh mẽ. Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

Để duy trì chế độ Sài Gòn, Hoa Kỳ đã tăng cường viện trợ quân sự. Đặc biệt kể từ giữa thập kỷ 60, Hoa Kỳ đã gửi nửa triệu quân và đồng minh đến miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến và bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam từ ngày 5/8/1964. Nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đã đứng vững và giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam và Bắc. Năm 1973, Washington buộc phải ký hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Mùa Xuân năm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, các lực lượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công đập tan chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc.  Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Trong 10 năm đầu của thời kỳ sau chiến tranh, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội không thực hiện được do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam [1986] đã đề ra đường lối Đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới. Đường lối Đổi mới tiếp tục được Đảng khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội sau đó. Trong 30 năm qua, kể từ khi tiến hành Đổi mới, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới [năm 2015, Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan], nhiều chủng loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được ưa chuộng, nhiều thương hiệu hàng hóa được thế giới biết đến, kinh tế đạt tăng trưởng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, chính sách xã hội được chú trọng, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, quản lý xã hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào nề nếp, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà - làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Nguồn: www.mofa.gov.vn

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.


Thế kỷ 20 là khoảng thời gian tính từ ngày 1 tháng 1 năm 1901 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2000, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory. Nhưng theo Lịch thiên văn, Thế kỷ 20 được bắt đầu từ ngày 1/1/1900 và kết thúc vào ngày 31/12/1999.

Theo thập niên: 1900 1910 1920 1930 1940
1950 1960 1970 1980 1990 Theo thế kỷ: 19 20 21 Theo thiên niên kỷ: 1 2 3

Thế kỷ 20 bị chi phối bởi một chuỗi sự kiện được báo trước sẽ tạo ra những thay đổi to lớn trong lịch sử thế giới: Đại dịch cúm, Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, năng lượng hạt nhân và khám phá không gian, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thực dân, Chiến tranh Lạnh và những xung đột thời hậu chiến; các tổ chức liên chính phủ và sự đồng nhất văn hóa thông qua sự phát triển của vận tải mới nổi và công nghệ truyền thông; giảm nghèo và tăng dân số thế giới, nhận thức về suy thoái môi trường, diệt chủng hệ sinh thái; và khai sinh Cách mạng số, được kích hoạt bởi việc áp dụng rộng rãi các bóng bán dẫn MOS và các mạch tích hợp. Nó đã chứng kiến những tiến bộ vĩ đại trong sản xuất điện, truyền thông và công nghệ y tế vào cuối thập niên 80 cho phép giao tiếp máy tính gần như tức thời và biến đổi gen của cuộc sống.

Thế kỷ 20 chứng kiến sự biến đổi lớn nhất của trật tự thế giới kể từ khi thành Rome sụp đổ: tổng suất sinh toàn cầu, mực nước dâng và sự sụp đổ sinh thái đã tăng lên; kết quả cạnh tranh về đất đai và tài nguyên cạn kiện đã đẩy nhanh nạn phá rừng, cạn kiện nguồn nước, và sự tuyệt chủng hàng loạt của nhiều loài trên thế giới và sự suy giảm số lượng của những loài khác; các hậu quả hiện đang được giải quyết. Nhiệt độ toàn cầu trung bình trên Trái Đất đã tăng hơn 1 °C [2 °F] kể từ năm 1880; hai phần ba sự nóng lên đã xảy ra kể từ năm 1975, với tốc độ khoảng 0,15-0,20 °C mỗi thập kỷ.[1]

Những hậu quả của Chiến tranh thế giới, chiến tranh lạnh và Toàn cầu hóa đã tạo một thế giới mà ở đó con người đoàn kết hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử loài người, được minh chứng bằng việc thiết lập luật pháp quốc tế, viện trợ quốc tế, và Liên Hợp Quốc. Kế hoạch Marshall chi 13 tỷ đô la [tương đương 100 tỷ đô la năm 2018] để tái xây dựng những nền kinh tế tại những quốc gia sau chiến tranh - ra mắt "Pax Americana". Trong suốt nửa cuối của thế kỷ 20, sự ganh đua giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã tạo ra những căng thẳng to lớn trên khắp thế giới, biểu hiện trong các cuộc xung đột vũ trang khác nhau và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân ở khắp nơi. Liên Xô tan rã năm 1991 sau sự sụp đổ của các quốc gia thành viên được Phương Tây coi là sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản, mặc dù vào cuối thế kỷ, khoảng một phần sáu dân số trên Trái Đất sống dưới chế độ cộng sản, hầu hết tại Trung Quốc - một quốc gia đang nổi lên như một siêu cường về kinh tế và địa chính trị.

Phải mất hai trăm ngàn năm lịch sử loài người để dân số Trái Đất đạt 1 tỷ người; thế giới ước tính đạt 2 tỷ người vào năm 1927; đến cuối năm 1999, dân số toàn cầu đã đạt 6 tỷ người.[2] Tỷ lệ biết chữ toàn cầu trung bình là 86.3%.[3] Những chiến dịch toàn cầu để diệt trừ bệnh đậu mùa và các bệnh khác mà trước đây gây ra cái chết cho lượng người nhiều hơn tất cả các cuộc chiến tranh và thiên tai cộng lại đạt được những kết quả chưa từng có; bệnh đậu mùa bây giờ chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm. Những cải tiến thương mại đã đảo ngược tập hợp các kỹ thuật sản xuất thực phẩm hạn chế được sử dụng từ Thời đại đồ đá, tăng cường đáng kể sự đa dạng của thực phẩm có sẵn, dẫn đến chất lượng dinh dưỡng của con người đi lên. Cho đến đầu thế kỷ 19, tuổi thọ trung bình là khoảng ba mươi trong hầu hết dân số; tuổi thọ trung bình toàn cầu vượt qua 40 tuổi lần đầu tiên trong lịch sử, với hơn một nửa trong số đó đạt trên 70 tuổi [ba thập kỷ dài hơn cả thế kỷ trước đó]

Thế kỷ đã xuất hiện những cuộc chiến tổng lực trên quy mô toàn cầu đầu tiên giữa các cường quốc thế giới trên khắp các châu lục và đại dương trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chủ nghĩa dân tộc trở thành một vấn đề chính trị lớn trên thế giới trong thế kỷ 20, được thừa nhận trong luật pháp quốc tế cùng với quyền tự quyết của các quốc gia, chính thức chống chủ nghĩa thực dân vào giữa thế kỷ, và xung đột khu vực liên quan.

Thế kỷ cũng chứng kiến sự thay đổi lớn về cách mọi người sống, với những thay đổi chính trị, ý thức hệ, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ, và y khoa. Thế kỷ 20 có thể thấy nhiều tiến bộ công nghệ và khoa học hơn tất cả thế kỷ khác kết hợp kể từ khi bắt đầu nền văn minh tốt đẹp. Các thuật ngữ như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa toàn cầu, chủ nghĩa môi trường, ý thức hệ, chiến tranh thế giới, diệt chủng, và chiến tranh hạt nhân được sử dụng phổ biến. Những khám phá khoa học, chẳng hạn như thuyết tương đối và vật lý lượng tử, thay đổi sâu sắc các mô hình nền tảng của khoa học vật lý, buộc các nhà khoa học nhận ra rằng vũ trụ phức tạp hơn trước đây và dập tắt những hy vọng [hoặc nỗi sợ hãi] vào cuối thế kỷ 19 rằng một vài chi tiết kiến ​​thức khoa học cuối cùng sắp được lấp đầy. Đó là thế kỷ được bắt đầu bằng những con ngựa, ô tô đơn giản và tàu buôn nhưng kết thúc với đường sắt cao tốc, tàu du lịch, du lịch hàng không thương mại toàn cầu và Tàu con thoi. Ngựa và động vật thồ hàng, hình thức vận chuyển cá nhân cơ bản của mọi xã hội trong hàng ngàn năm đã được thay thế bằng ô tô và xe buýt trong một vài thập kỷ. Những phát triển này đã được thực hiện bằng cách khai thác tài nguyên nhiên liệu hóa thạch, cung cấp năng lượng ở dạng dễ mang theo, nhưng cũng gây ra mối lo ngại về ô nhiễm và tác động lâu dài đến môi trường. Con người lần đầu tiên khám phá không gian, bước những bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng.

  • 1901:
  • 1902:
  • 1903:
  • 1904:
  • 1905:
  • 1906:
  • 1907:
  • 1908:
  • 1909:
  • 1910: Bắt đầu cuộc cách mạng México. Geogre V trở thành vua của Vương quốc Anh và hoàng đế của Ấn Độ. Liên minh Nam Phi được thành lập. Bồ Đào Nha chính thức bãi bỏ chế độ quân chủ. Nhật Bản xâm lược Triều Tiên. Sao chổi Halley trở lại.
  • 1911: Roald Amundsen trở thành người đầu tiên đạt chân đến Nam Cực. New Delhi trở thành thủ đô của Ấn Độ thuộc Anh. Ernest Rutherford khám phá ra các hạt nhân nguyên tử. Cuộc chiến tranh Italia-Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc với việc Libya trở thành thuộc địa của Ý
  • 1912: Cách mạng Tân Hợi thắng lợi, lật đổ nhà Thanh. Đại hội Dân tộc Phi được thành lập. Maroc trở thành một nước bảo hộ của Pháp. Vụ chìm tàu Titanic. Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ. Woodrow Wilson được bầu làm Tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ. Arizona trở thành bang cuối cùng được sáp nhập vào Liên bang. Hoa Kỳ chiếm đóng Nicaragua.
  • 1913: Niels Bohr công thức hoá mô hình gắn kết đầu tiên của hạt nhân nguyên tử, và trong quá trình mở đường cho cơ học lượng tử.Kết thúc chiến tranh vùng Balkan. George I của Hy Lạp bị ám sát. Công ty Ford Motor giới thiệu dây chuyền lắp ráp tự động đầu tiên.
  • 1914: Gavrilo Princip ám sát thái tử Franz Ferdinand của Áo tại Sarajevo, bùng nổ Thế Chiến I. Vương quốc Anh thiết lập Vương quốc Hồi giáo Ai Cập trở thành một xứ bảo hộ. Khánh thành kênh đào Panama. Đức Thánh Cha Benedict XV trở thành Giáo hoàng.
  • 1915: Thảm hoạ diệt chủng Armenia. Khí độc lần đầu được sử dụng trong chiến tranh, tại trận Ypres
  • 1916: Cuộc nổi dậy Lễ phục sinh ở Ireland. Thời kỳ quân phiệt bắt đầu ở Trung Quốc. Chiến dịch Gallipoli thất bại. Xe tăng lần đầu đưa vào sử dụng ở trận sông Somme. Grigory Rapustin bị ám sát. Trận Verdun.
  • 1917: Cách mạng tháng 10 Nga đưa những người cộng sản lên nắm quyền, bùng nổ Nội chiến Nga. Mỹ tham gia Thế Chiến I cùng phe Hiệp ứoc. Ba Lan giành độc lập.
  • 1918: Thế Chiến I kết thúc. Wilhelm II thoái vị. Đại dịch cúm ở Tây Ban Nha. Ukraina và Belarus giành độc lập. Nội chiến Phần Lan. Anh chiếm Palestine.
  • 1919: Hiệp ước Versailles trừng phạt Đức và đem lại lợi ích cho các nước thắng trận. Cách mạng Đức lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà Weimar. Estonia giành độc lập. Hội Quốc Liên được thành lập. Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919. Đảng phát xít Italia được thành lập. Quốc tế cộng sản được thành lập. Tổ chức Lao động Quốc tế được thành lập. Ernest Rutherford phát hiện ra proton.
  • 1920: Hi Lạp khôi phục lại chế độ quân chủ. Chiến tranh Armenia-Thổ Nhĩ Kỳ. Armenia và Azerbaijan sáp nhập với Liên Xô. Mohandas Gandhi đề ra phong trào kháng chiến bất bạo động.
  • 1921: Siêu lạm phát ở Đức. Gruzia sáp nhập vào Liên Xô. Triều đại Pahlavi lên nắm quyền ở Iran. Albert Einstein giành giải thưởng Nobel Vật lý.
  • 1922: Đế chế Ottoman sụp đổ. Tỉnh Bắc Ireland được thành lập ở Vương quốc Anh. Liên hợp các quốc gia Mỹ Latinh gồm Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador tan rã. Ai Cập giành quyền tự trị từ Đế chế Anh. Benito Mussolini lên nắm quyền ở Italy. Phát hiện ra mộ của Tutankhamen. Liên bang Xô viết được thành lập, trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên của nhân loại. Hoà ước Washington được ký kết.
  • 1923: Tạp chí Times xuất bản số đầu tiên. Cuộc đảo chính do Adolf Hitler cầm đầu nhằm lật đổ chế độ cộng hoà Weimar bất thành. Động đất Kanto giết chết 105.000 người ở Nhật Bản. Nước cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập. Công ty Walt Disney được thành lập.
  • 1924: Vladimir Lenin qua đời. Cuộc nổi dậy tháng Tám ở Georgia chống chính quyền Xô viết. Geogre Gershwin sáng tác bản Rhapsody in Blue. Luật di cư Mỹ năm 1924 hạn chế đáng kể số người nhập cư từ nước ngoài.
  • 1925: Mussolini thiết lập chế độ độc tài ở Ý. Vô tuyến truyền hình đầu tiên được tạo ra bởi John Logie Baird. Điều ước quốc tế Locarno được ký kết.
  • 1926: Hirohito trở thành hoàng đế Nhật Bản. Các cuộc đảo chính ở Ba Lan, Hi Lạp và Bồ Đào Nha thiết lập chính quyền độc tài.
  • 1927: Joseph Stalin trở thành nhà lãnh đạo Liên Xô. Vương quốc Anh và Ireland chính thức đổi thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Ả Rập Xê Út giành độc lập. Chuyến bay vượt Đại Tây Dương của Charles Lindbergh. Dân số thế giới đạt 2 tỷ người.
  • 1928: Alexander Fleming phát hiện ra penicillin. Kết thúc thời kỳ quân phiệt ở Trung Quốc. Malta trở thành thành viên Khối Liên hiệp Anh. Vua Zog I nắm quyền tại Albania. Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế được thành lập. Nhân vật chuột Mickey ra đời.
  • 1929:Thị trường chứng khoán Phố Wall sụp đổ, bắt đầu cuộc Đại suy thoái. Giáo hoàng Pius XVI ký hiệp ước Lateran với Benito Mussolini. Vatican được công nhận là một nhà nước có chủ quyền. Trao giải Oscar đầu tiên.
  • 1930: Clyde Tombaugh phát hiện ra Sao Diêm Vương. Cuộc diễu hành muối của Mohandas Gandhi chống chế độ thuế của thực dân Anh. Các cuộc đảo chính quân sự ở Peru và Brazil. World Cup lần đầu được tổ chức ở Uruguay.
  • 1931: Lũ lụt ở Trung Quốc giết chết 2,5 triệu người. Nam Phi giành độc lập. Toà nhà Empire State được xây dựng. Nền Đệ Nhị Cộng hoà Tây Ban Nha được thành lập. Nước Cộng hoà Xô viết Trung Hoa được thành lập bởi Mao Trạch Đông. Nhật Bản xâm lăng Mãn Châu.
  • 1932: Đảng Quốc xã vươn lên trở thành đảng lớn nhất trong quốc hội Đức. Cuộc đảo chính quân sự ở Chile. Kênh truyền hình BBC lần đầu được phát sóng. Phát hiện ra Neutron.
  • 1933: Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Công bố chính sách kinh tế mới ở Mỹ nhằm khôi phục kinh tế dưới tác động của Đại suy thoái. Nhật Bản và Đức rút khỏi Hội Quốc Liên.
  • 1934: Cuộc Vạn lý Trường chinh của Mao Trạch Đông. Hoa Kỳ trao quyền tự trị cho Philippines. Hitler gây ra sự kiện Đêm những con dao dài, sát hại các đối thủ của ông. Paul Hindenburg qua đời. Hitler tự xưng là Fuhrer của nước Đức.
  • 1935: Chiến tranh Italy - Abyssinian lần thứ hai kết thúc với việc Abyssinian trở thành thuộc địa của Ý. Ba Tư được đổi tên thành Iran. Ban hành Đạo luật phân biệt chủng tộc Nuremberg ở Đức.
  • 1936: Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ. Đại thanh trừng bắt đầu dưới thời Stalin. Cuộc nổi dậy của người Ả Rập ở Palestine phản đối làn sóng nhập cư của người Do Thái.
  • 1937: Nhật Bản bắt đầu cuộc xâm lược Trung Quốc. Vụ thảm sát Nam Kinh. Neville Chamberlain trở thành thủ tướng Vương quốc Anh. VuaGeogre VI suýt bị ám sát bởi những người trong quân đội Cộng hoà Ireland. Cái chết của Geogre Gershwin và Maurice Ravel.
  • 1938: Áo sáp nhập vào Đức. Hiệp ước Munich đỉnh cao của chính sách nhượng bộ giữa Anh, Pháp với phát xít Đức. Đêm kính vỡ ở Đức, chiến dịch tiêu diệt người Do Thái của Hitler. Superman lần đầu xuất hiện trên trang bìa của DC Comics
  • 1939: Nội chiến Tây Ban Nha chấm dứt. Francisco Franco trở thành nhà độc tài của Tây Ban Nha. Hiệp ước Molotov-Ribbentrop giữa Đức và Liên Xô. Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan, bùng nổ Thế Chiến II. 16 ngày sau, Liên Xô tấn công Ba Lan từ phía đông.
  • 1940: Đức Quốc xã xâm lược Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Pháp. Thảm sát Katyn. Các quốc gia vùng Baltic bị sáp nhập vào Liên Xô. Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan. Winston Churchill trở thành thủ tướng của Vương quốc Anh. Trận chiến nước Anh, trận không chiến lớn đầu tiên trong lịch sử, gây nên những tổn thất lớn cho quân Đức trong kế hoạch xâm lược Anh.
  • 1941: Chiến dịch Holocaust được mở rộng. Trận chiến Trân Châu Cảng, dẫn tới việc Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với phe Trục. Phát xít Đức mở chiến dịch Barbarossa nhằm thôn tính Liên Xô. Cuộc vây hãm Tobruk đánh dấu thất bại đầu tiên của lục quân Đức trong Thế Chiến II. Trận Leningrad.
  • 1942: Hiến chương Đại Tây Dương được ký kết. Trận Midway. Trận El Alamein lần thứ hai, trận Guadalcanal và trận Stalingrad tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Cuộc giam giữ công dân Mỹ gốc Nhật Bản ở Mỹ bắt đầu. Dự án Manhattan được tiến hành.
  • 1943: Trận vòng cung Kursk kết thúc với thất bại của quân Đức và trở thành cuộc tấn công cuối cùng của họ ở mặt trận phía Đông. Hội nghị Tehran với sự tham gia của nguyên thủ 3 nước Đồng minh. Cách mạng Xanh bắt đầu.
  • 1944: D-Day, quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu. Máy tính điện tử đầu tiên, Colossus đi vào hoạt động. Trận Leyte.
  • 1945: Vụ đánh bom Dresden của Mỹ-Anh làm 25,000 người chết ở thành phố Dresden thuộc Đức. Trận Berlin. Hội nghị Yalta. Cái chết của Franklin Delano Roosevelt,Adolf Hitler và Benito Mussolini. Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Thế Chiến II kết thúc. Tuyên bố Postdam khởi nguồn của sự chia rẽ Đông- Tây. Liên Hợp Quốc được thành lập. Nội chiến Trung Quốc bùng nổ trở lại. Triều Tiên giành độc lập và bị chia cắt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cái chết của Anne Frank và Béla Bartók. Indonesia giành độc lập. Tòa án Nürnberg xét xử tội ác Đức Quốc xã.
  • 1946: Ý trở thành nước cộng hoà. Jordan giành độc lập. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương. Hình ảnh đầu tiên chụp Trái Đất từ không gian. Bhumibol Adulyadej trở thành vua của Thái Lan. Philippines tuyên bố độc lập.
  • 1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập. Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lần thứ nhất.Máy bay X-1 trở thành máy bay đầu tiên vượt qua tốc độ âm thanh. Học thuyết Truman được công bố nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. CIA được thành lập.
  • 1948: Thành lập nhà nứoc Israel. Chiến tranh Ả Rập-Israel bùng nổ. Cuộc phong tỏa Berlin của Liên Xô. Kế hoạch Marshall. OECD và Tổ chức Y tế thế giới được thành lập. Mohandas Gandhi bị ám sát. Miến Điện giành độc lập.
  • 1949: Tổ chức NATO được thành lập. Nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà dân chủ Đức. COMECON được thành lập bởi Liên Xô và các nước Đông Âu. Phân chia vùng Kashmir. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vở thế độc quyền hạt nhân của Hoa Kỳ.
  • 1950: Bùng nổ chiến tranh Triều Tiên. Lhamo Dondrub trở thành Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng.
  • 1951: Chương trình Colombo đi vào hoạt động. Hiệp ước San Francisco kết thúc sự chiếm đóng của Mỹ đối với Nhật Bản và chính thức kết thúc chiến sự giữa hai cường quốc này.
  • 1952: Cộng đồng phòng thủ châu Âu được thành lập. Cách mạng Ai Cập do Gamal Abdel Nasser lãnh đạo lật đổ vua Farouk và kết thúc sự chiếm đóng của Anh. Hiệp ước Bonn- Paris chấm dứt sự chiếm đóng của quân Đồng minh với Tây Đức. Kích nổ quả bom khinh khí đầu tiên. Chuyến bay phản lực thương mại đầu tiên. Khởi nghĩa Mau Mau bùng nổ ở Kenya.
  • 1953: Campuchia giành độc lập. Khám phá ra DNA. Cuộc chinh phục đỉnh núi Everest đầu tiên. Mohammed Mossadeq bị lật đổ ở Iran. Kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Cái chết của Joseph Stalin. Cuộc tranh giành quyền lực bắt đầu giữa Georgy Malenkov và Nikita Khrushchev. Sự nghiệp âm nhạc của Elvis Presley được mở ra.
  • 1954: Liên minh Tây Âu được thành lập. Toà án tối cao Hoa Kỳ ra nghị quyết cấm phân biệt chủng tộc ở các trường công trên toàn Liên bang. Liên Xô xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, Pháp rút khỏi Đông Dương và Việt Nam bị chia cắt làm 2 miền. Chiến tranh Algérie bùng nổ.
  • 1955: Nikita Khrushchev trở thành nhà lãnh đạo của Liên Xô. Ký kết Hiệp ước Warsaw. Nội chiến Sudan lần thứ nhất bùng nổ. CENTO được thành lập.
  • 1956: Sudan và Tunisia giành độc lập. Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp được thành lập. Cách mạng Hungary bị nghiền nát bởi Hồng quân Liên Xô. Khủng hoảng kênh đào Suez.
  • 1957: Sputnik 1 được phóng vào vũ trụ, khởi đầu kỷ nguyên vũ trụ của loài người. Ghana giành độc lập. Hiệp ước Rome được ký kết.
  • 1958: Nạn đói lớn ở Trung Quốc giết chiết khoảng 3 triệu người. NASA được thành lập. Phát minh ra băng cassette.
  • 1959: Cách mạng Cuba thắng lợi. Síp và Singapore giành độc lập. Alaska và Hawaii được sáp nhập vào Hoa Kỳ. Đạt Lai Lạt Ma bị trục xuất khỏi Tây Tạng. Ca nhiễm AIDS đầu tiên trong lịch sử. Chiến tranh Việt Nam bùng nổ. Richie Valens, Buddy Holly và The Big Bopper chết trong một tai nạn máy bay. Dân số thế giới đạt 3 tỷ người
  • 1960: Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu hình thành. Sự cố tên lửa U-2 đốt nóng sự căng thẳng giữa hai siêu cường. Năm châu Phi: 17 quốc gia Lục địa đen giành độc lập. Vụ ám sát Patrice Lumumba khởi đầu cuộc Khủng hoảng Congo. Vụ thảm sát Sharpeville ở Nam Phi. Chuyến thám hiểm đầu tiên tới khu vực sâu nhất Trái Đất, rãnh Mariana. Laser được phát minh. Ban nhạc The Beatles được thành lập. Muhammad Ali giành huy chương vàng Olympic 1960 ở Roma.
  • 1961: Đại nhảy vọt kết thúc ở Trung Quốc sau cái chết của 20 triệu người. Bức tường Berlin được xây dựng. Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Dag Hammarskjöld chết trong một tai nạn máy bay.
  • 1962: Khủng hoảng tên lửa Cuba. Algérie giành độc lập. Cái chết của Marilyn Monroe. Chiến tranh Indonesia- Malaysia. Một cuộc đảo chính lật đổ nền quân chủ và thành lập nước Cộng hòa Ả Rập Yemen dẫn tới cuộc nội chiến tại nước này. Chiến tranh Trung-Ấn.
  • 1963: Kenya giành độc lập. Bài phát biểu "Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King. Vụ ám sát tổng thống John Kennedy.
  • 1964: Leonid Brezhnev nắm quyền ở Liên Xô. Malta, Malawi và Tanzania giành độc lập. Luật dân quyền bãi bỏ sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Xung đột vũ trang ở Colombia. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Hỏa.
  • 1965: Winston Churchill và Malcolm X qua đời. Khủng hoảng Công gô kết thúc với việc Joseph Mobutu trở thành nhà độc tài của nước này.Vụ thanh trừng chống Cộng tại Indonesia sát hại 500.000 người. Chiến tranh Án Độ- Pakistan lần 2.
  • 1966: Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc. Lesotho, Botswana và Barbados giành độc lập.
  • 1967: Chiến tranh Sáu ngày. Nội chiến Nigeria bùng nổ sau tuyên bố độc lập của nước Cộng hòa Biafra. ASEAN được thành lập.
  • 1968: Vụ ám sát Martin Luther King và Robert Kennedy. Cuộc khởi nghĩa Mùa xuân Praha bị dập tắt bởi can thiệp quân sự từ các nước Đông Âu. Các cuộc biểu tình tháng Năm tại Pháp. Tổng công kích Tết Mậu Thân tại Việt Nam.
  • 1969: Con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Phát minh ra ARPANET, tiền thân của internet ngày nay. Muammar Gaddafi lật đổ vua Idiris và trở thành tổng thống nước Cộng hòa Ả Rập Libya.
  • 1970: Nội chiến Nigeria kết thúc với sự sáp nhập trở lại của nước Cộng hòa Biafra sau cái chết của 3 triệu người. Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ba Lan. Bùng nổ Nội chiến Campuchia. Phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chuyến bay đầu tiên của máy bay Boeing 747. Bão Bhola giết 500.000 người ở Pakistan. Tháng Chín đen tối tại Jordan. Cái chết của Gamal Abdel Nasser. Anwar Sadat trở thành Tổng thống Ai Cập. Khủng hoảng tháng Mười tại Canada.Ban nhạc The Beatles tan rã.
  • 1971: Bangladesh giành độc lập từ Pakistan. Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lần 3. Phát hiện ra vi mạch. Idi Amin nắm quyền tại Uganda. Tổ chức Hòa bình xanh được thành lập.
  • 1972: Ngày Chủ nhật đẫm máu ở Bắc Ireland. Tổng thống Ferdinand Marcos ban lệnh thiết quân luật tại Philippines. Thảm sát Munich diễn ra ở Thế vận hội mùa hè 1972 tại Đức. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không trên bầu trời Hà Nội.
  • 1973: Đảo chính tại Chile. Chiến tranh Yom Kippur. Vụ Watergate bị phanh phui. Trạm không gian đầu tiên, Skylab được xây dựng. Cái chết của Pablo Picasso. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Mộc.
  • 1974: Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng Síp. Cách mạng tại Bồ Đào Nha xóa bỏ chế độ độc tài. Hoàng đế Haile Selassie I của Ethiopia bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Thủy. Dân số thế giới đạt 4 tỷ người. Richard Nixontừ chức. Angola và Mozambique giành độc lập.
  • 1975: Kết thúc Chiến tranh Việt Nam và sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa. Cái chết của Francisco Franco. Juan Carlos I trở thành vua Tây Ban Nha. Dmitri Shostakovich chết. Nội chiến Campuchia kết thúc với chiến thắng cho quân Khmer Đỏ. Chế độ diệt chủng của Pol Pot.
  • 1976: Phát hiện ca nhiễm virus Ebola đầu tiên. Cái chết của Mao Trạch Đông. Kết thúc Cách mạng Văn hóa. Máy tính Apple được phát minh.
  • 1977: Máy tính cá nhân đầu tiên được bán ra. Khởi động Chương trình Voyager. Cái chết của Elvis Presley. Thảm họa Tenerife đánh dấu tai nạn khủng khiếp nhất trong lịch sử hàng không.
  • 1978: Khám phá ra vệ tinh của Sao Diêm Vương, Charon. Tuvalu giành độc lập. Ca sinh sản vô tính đầu tiên. Bùng nổ Chiến tranh Việt Nam- Campuchia và chiến tranh Uganda- Tanzania. Chiến tranh Afganistan bùng nổ. Đặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách kinh tế ở Trung Quốc.
  • 1979: Bệnh đậu mùa tận diệt. Bùng nỏ Chiến tranh Liên Xô - Afganistan. Chiến tranh giành độc lập ở Zimbabwe kết thúc. Cách mạng Iran bùng nổ. Vua Reza Pahlavi buọc phải lưu vong. Chuyến thăm của giáo hoàng John Paul II tại Ba Lan làm dấy lên phong trào Công đoàn Đoàn kết. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Thổ. Margaret Thatcher trở thành Thủ tướng Anh. Trung Quốc thực hiện chính sách một con. Chiến tranh Việt Nam- Campuchia kết thúc với sự sụp đổ của Khmer Đỏ và 1,7 triệu người chết. Chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ. Cách mạng Nicaragua.
  • 1980: Rhodesia giành độc lập và đổi tên thành Zimbabwe. Vanuatu giành độc lập. Ronald Reagan trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nữ hoàng Beatrix lên ngôi tại Hà Lan. Chiến tranh Iran-Iraq bùng nổ. Nội chiến El Salvador bùng nổ. Cái chết của John Lennon.
  • 1981: Palau giành độc lập. Chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi. Vụ ám sát Anwar Sadat.
  • 1982: Cái chết của Leonid Brezhnev, Yuri Andropov trở thành lãnh đạo của Liên Xô. Israel xâm lược Liban.Chiến tranh Falkland nổ ra giữa Argentina và Vương quốc Anh. Thảm sát Hama tại Syria khiến 10.000 người chết.
  • 1983: GPS lần đầu được sử dụng cho mục đích dân sự. Brunei giành độc lập. Chế độ độc tài ở Argentina sụp đổ. Mỹ xâm lược Grenada. Nội chiến Sudan lần 2. Vụ đánh bom đại sứ quán Hoa Kỳ ở Beirut.
  • 1984: Cái chết của Yuri Andropov; Konstantin Chernenko trở thành nhà lãnh đạo Liên Xô. Nạn đói bùng nổ ở Ethiopia. Cuộc đình công của thợ mỏ tại Anh. Indira Gandhi bị ám sát.
  • 1985: Live Aid. Cái chết của Konstantin Chernenko; Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo Liên Xô. Chế độ độc tài quân sự ở Brazil sụp đổ.
  • 1986: Thảm họa tàu không gian Challenger và Thảm họa Chernobyl ở Liên Xô. Nội chiến tại Nam Yemen. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Thiên Vương. Sự trở lại của Sao chổi Halley. Kết thúc chế độ độc tài ở Philipines. Việt Nam bắt đầu tiến hành Đổi Mới.
  • 1987: Ngày thứ Hai đen tối, thị trường chứng khoán thế giới khủng hoảng. Phong trào Intifada giữa Israel và Palestine bùng nổ. Dân số thế giới đạt 5 tỷ người.
  • 1988: Chương trình cải tổ được tiến hành ở Liên Xô. Kết thúc Chiến tranh Iran-Iraq. Chế độ độc tài của Augusto Pinochet tại Chile sụp đổ. Đảo chính quân sự tại Myanmar. Đường hầm eo biển Manche được xây dựng.
  • 1989: Bức tường Berlin sụp đổ. Chế độ cộng sản ở Đông Âu sụp đổ. Vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc. Chế độ độc tài ở Paraguay đi đến hồi kết. Cái chết của Hoàng đế Hirohito. Sự cố tràn dầu Exxon Valdez. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Hải Vương. Nội chiến Liberia lần thứ nhất bùng nổ.
  • 1990: Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web. Tái thống nhất nước Đức. Kính viễn vọng không gian Hubble lần đầu được sử dụng. Chiến tranh Vùng Vịnh bùng nổ. Aung San Suu Kyi bị lực lượng vũ trang Myanmar quản thúc. Bắc Yemen và Nam Yemen thống nhất thành nước Cộng hòa Yemen.
  • 1991: Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hòa độc lập. SNG được thành lập. Boris Yeltsin trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Liên bang Nga. Bùng nổ nội chiến tại Somalia, Sierra Leone và Algérie. Chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc.
  • 1992: Hiệp ước Maastricht chính thức thành lập Liên minh châu Âu. Bill Clinton trở thành Tổng thống nước Mỹ. Chế độ độc tài ở Albania và Hàn Quốc sụp đổ. Chiến tranh Bosnia bùng nổ. Bạo loạn ở Los Angeles xung quanh phán quyết tha bổng những người tham gia trong vụ đánh đập Rodney King.
  • 1993: Tiệp Khắc tách thành 2 nhà nước Cộng hòa Séc và Slovakia. Eritrea giành độc lập. Vụ đánh bom Trung tâm thương mại thế giới. Cuộc bao vây Waco.
  • 1994: Chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid chấm dứt tại Nam Phi. Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước này. Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất bắt đầu. Vụ ám sát Juvenal Habyarimana và Cyprien Ntaryamira gây nên Nạn diệt chủng Rwanda. Cái chết của Kim Nhật Thành. Kim Chính Nhật trở thành lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên.
  • 1995: Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Trùm khủng bố Mỹ Timothy McVeigh gây nên vụ đánh bom khủng bố ở thành phố Oklahoma. Thảm sát Srebrenica. Vụ ám sát Yitzhak Rabin. Nạn đói ở Bắc Triều Tiên bắt đầu. Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Liên minh châu Âu.
  • 1996: Chiến tranh Congo lần thứ nhất bùng nổ. Chế độ độc tài ở Đài Loan sụp đổ. Cừu Dolly trở thành động vật có vú đầu tiên nhân bản vô tính thành công. Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan.
  • 1997: Hồng Kông chính thức được chuyển giao chủ quyền từ Anh sang Trung Quốc. Zaire đổi tên thành nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Diana, công nương xứ Wales bị chết trong một tai nạn xe hơi ở Paris.
  • 1998: Osama Bin Laden tuyên bố chống lại Phương Tây. Chiến tranh Congo lần thứ 2 bùng nổ. Hiệp định GFA đem lại hướng giải quyết cho những rắc rối tại Bắc Ireland. Nạn đói ở Bắc Triều Tiên giết chết 2,5 triệu người.
  • 1999: Đồng Euro lần đầu được ra mắt và sau đó trở thành đồng tiền chính thức của hầu hết các nước EU. Nội chiến Nam Tư kết thúc. Hugo Chavez trở thành Tổng thống của Venezuela. Chiến tranh Chechnya lần thứ hai và Nội chiến Liberia lần 2 bắt đầu. Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lân thứ tư. Cuộc khủng hoảng ở Đông Timor dẫn đến 1400 người chết. Thảm sát Trường Trung học Columbine tại Colorado, Mỹ. Bill Clinton được thượng viện Mỹ tha bổng sau scandal tình ái. Dân số thế giới đạt 6 tỷ người.
  • 2000: Lễ kỷ niệm thiên niên kỷ 3. Israel chấm dứt sự chiếm đóng với Liban. Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga. Quân đội Anh khởi động Chiến dịch Palliser, kết thúc cuộc nội chiến tại Sierra Leone. Trạm vũ trụ quốc tế bắt đầu hoạt động. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên.

  1. ^ “Những thay đổi của thế giới: Nhiệt độ toàn cầu”. NASA Earth Observatory. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ “Dân số thế giới đạt mốc với sự ra đời của công dân thứ 7 tỷ”. PBS: Public Broadcasting Service. 27 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ “Tỷ lệ biết chữ toàn cầu”. World Bank. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thế kỷ 20.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thế_kỷ_20&oldid=68495161”

Video liên quan

Chủ Đề