Vì sao pic phổ biến hơn arv

Sự suy giảm chức năng miễn dịch do HIV làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về da.

HIV là một loại virus tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cho mọi bộ phận, bao gồm cả làn da - cơ quan lớn nhất trên cơ thể. Vì thế, khi chức năng của hệ miễn dịch bị tổn hại do nhiễm HIV thì sẽ dẫn đến các vấn đề về da. Các vấn đề này cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc kháng virus điều trị HIV [thuốc ARV].

Mỗi một người sẽ gặp phải các vấn đề khác nhau và có thể bị nhiều vấn đề cùng một lúc.

Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề này ở từng người cũng không giống nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và phác đồ điều trị được sử dụng.

Khi nhận thấy bất cứ biểu hiện nào bất thường trên da thì cần đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp khắc phục và điều chỉnh phác đồ điều trị HIV nếu cần thiết.

Tìm hiểu thêm về phát ban do HIV.

Ung thư

Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ bị ung thư Kaposi [sarcoma Kaposi] - một dạng ung thư da. Bệnh này có biểu hiện là hình thành các vùng tổn thương da sẫm màu dọc theo các mạch máu và hạch bạch huyết, có thể có màu đỏ, nâu hoặc tím.

Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV sẽ tấn công và tiêu diệt các tế bào T-CD4 – các tế bào bạch cầu có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.

Ung thư Kaposi thường xảy ra ở giai đoạn cuối của HIV hay AIDS, khi số lượng tế bào T-CD4 đã giảm xuống mức rất thấp và hệ miễn dịch bị suy yếu trầm trọng.

Phát hiện và điều trị sớm HIV sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư này. Khi xảy ra thì ung thư Kaposi được điều trị bằng các phương pháp như liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao [HAART], xạ trị, phẫu thuật, áp lạnh, hóa trị liệu và liệu pháp miễn dịch.

Mụn rộp

HIV gây suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác, trong đó có mụn rộp hay herpes – một bệnh do virus herpes simplex [HSV] gây ra và có biểu hiện là nổi mụn nước và vết loét trên miệng hoặc bộ phận sinh dục. Các triệu chứng bệnh bùng phát theo từng đợt. Trong một số trường hợp, mụn nước còn hình thành ở mắt. Giống như HIV, hiện cũng chưa có cách nào để chữa khỏi bệnh mụn rộp nhưng các loại thuốc kháng virus sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, giúp vết loét nhanh lành hơn và giảm tần suất các đợt bùng phát. Có thể chỉ cần dùng thuốc mỗi khi bắt đầu có triệu chứng hoặc phải dùng thuốc hàng ngày, tùy từng tường hợp.

Bạch sản dạng lông ở miệng

Bạch sản dạng lông ở miệng là một bệnh nhiễm trùng ở miệng do virus Epstein-Barr [EBV] gây ra với triệu chứng là xuất hiện các mảng màu trắng, không đau, chủ yếu dọc theo hai bên lưỡi nhưng đôi khi còn có ở bề mặt lưỡi và những vùng khác trong khoang miệng.

EBV gây ra vấn đề này khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Đó là lý do tại sao bạch sản dạng lông ở miệng lại xảy ra phổ biến ở người bị HIV.

Hiện chưa có phương pháp nào để điều trị trực tiếp các vùng tổn thương do bạch sản dạng lông ở miệng. Tuy nhiên, điều trị HIV bằng thuốc ARV sẽ giúp cải thiện vấn đề.

U mềm lây

U mềm lây là một vấn đề về da do virus molluscum contagiosum gây ra, có biểu hiện là mọc các nốt nhỏ có màu da hoặc màu hồng sẫm trên bề mặt da. Những người nhiễm HIV/AIDS có thể bị 100 nốt như vậy cùng một lúc hoặc thậm chí nhiều hơn. Phương pháp phổ biến để xử lý u mềm lây là bằng liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng, thường phải điều trị nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn. Những nốt trên da thường không đau nhưng rất dễ lây lan. Tuy nhiên, vì virus molluscum contagiosum chỉ tồn tại ở bề mặt da nên một khi các nốt biến mất thì virus cũng sẽ không còn lây sang người khác nữa.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một vấn đề về da do hệ miễn dịch bị rối loạn, khiến các tế bào da phát triển quá nhanh. Bình thường, các tế bào da trải qua chu kỳ hình thành rồi được đẩy dần lên bề mặt và bong ra sau khoảng 28 ngày. Sau đó các tế bào da cũ được thay thế bằng các tế bào da mới và chu kỳ cứ thế lặp lại. Nhưng khi bị vảy nến, tế bào da mới hình thành chỉ sau 3 – 4 ngày và kết quả là các tế bào da chết tích tụ lại, tạo thành các lớp vảy màu trắng bạc, thô cứng trên da. Những vảy da này có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào của cơ thể và có thể chuyển sang màu đỏ, viêm nếu như không điều trị.

Các phương pháp điều trị vảy nến thông thường, chẳng hạn như bôi thuốc mỡ steroid thường không có hiệu quả ở những người bị hiễm HIV. Trong những trường hợp này thì sẽ cần đến những phương pháp khác như kem bôi retinoid và điều trị bằng ánh sáng [tia cực tím].

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã đôi khi bị nhầm với bệnh vảy nến nhưng đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Vấn đề về da này có dấu hiệu đặc trưng là các mảng da khô bong tróc ở những vùng thường hay tiết nhiều dầu như hai bên cánh mũi, chân mày, mang tai hay da đầu. Khi bị kích ứng, trầy xước và viêm nhiễm, những mảng da bong tróc sẽ trở thành vết thương hở và chảy máu.

Viêm da tiết bã được điều trị bằng hydrocortisone nhưng đôi khi sẽ cần dùng thêm thuốc kháng sinh nếu như có vết thương hở để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ghẻ

Ghẻ là vấn đề do một loài côn trùng sống ký sinh có tên là Sarcoptes scabiei [cái ghẻ] gây ra với triệu chứng là các nốt mụn nước ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm cùng các đường gờ mảnh nổi trên da do cái ghẻ đào đường hầm tạo nên.

Mặc dù bệnh ghẻ có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng những người bị nhiễm HIV có nguy cơ cao hơn.

Ghẻ rất dễ lây lan sang người khác qua cả tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc với những vật dụng mà người bị ghẻ đã sử dụng. Do đó, đây là bệnh ngoài da xảy ra rất phổ biến ở những nơi có đông người cùng sinh sống như trường nội trú, ký túc xá hay doanh trại quân đội. Cái ghẻ cũng sinh sôi, phát triển nhanh chóng và lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể. Bệnh ghẻ cần điều trị bằng thuốc trị ghẻ.

Nấm miệng

Nấm miệng hay tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng do nấm candida gây ra. Đây là một loại nấm vẫn thường tồn tại trên cơ thể nhưng sự phát triển của chúng được kiểm soát bởi lợi khuẩn nên không gây ra vấn đề. Khi có một nguyên nhân nào đó gây mất cân bằng giữa vi khuẩn và nấm, ví dụ như dùng thuốc kháng sinh thì nấm candida sẽ sinh sôi mất kiểm soát và gây tình trạng nhiễm trùng nấm men. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như âm đạo, dương vật hay miệng. Người bị nấm miệng có các mảng màu trắng ở bề mặt bên khoang miệng, gồm có cả trên mặt lưỡi. Những mảng này trông giống như triệu chứng bệnh bạch sản dạng lông ở miệng nhưng dày hơn và do nấm gây ra chứ không phải do virus.

Nước súc miệng và thuốc trị nấm đường uống là hai phương pháp chính để điều trị nấm miệng. Ở những người nhiễm HIV thì vấn đề này thường tái đi tái lại nhiều lần. Nếu dùng thuốc ARV điều trị HIV đều đặn thì sẽ ngăn ngừa được vấn đề.

Mụn cóc

Mụn cóc là do HPV [virus u nhú ở người] gây ra. Đây là một loại virus rất phổ biến mà hầu như ai cũng từng bị nhiễm phải trong đời nhưng đa phần thì hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt và loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu do HIV thì virus này sẽ rất dễ gây mụn cóc. Mụn cóc thường có màu da và bề mặt sần sùi trông giống như cây súp lơ, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm ở bất cứ đâu trên cơ thể. Khi bị cọ xát liên tục, chúng sẽ bị chảy máu, đặc biệt là khi mụn cóc hình thành ở các nếp da hoặc bên trong miệng.

Nếu mụn cóc bị xước thì sẽ trở thành vết thương hở và dễ bị nhiễm trùng. Mụn cóc có thể được loại bỏ bằng nhiều cách khác nhau như dùng axit salicylic, áp lạnh, đốt bằng laser, phẫu thuật… nhưng dù mụn cóc có biến mất thì virus vẫn còn trong cơ thể và sẽ lại gây hình thành mụn cóc bất cứ lúc nào. Những người nhiễm HIV có nguy cơ tái phát cao hơn người bình thường.

Tóm tắt bài viết

Sự suy giảm chức năng miễn dịch do HIV làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về da.

Khi có những thay đổi bất thường trên da thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị. Việc tuân thủ điều trị HIV bằng thuốc ARV sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề về da cũng như là nhiều biến chứng sức khỏe khác để người bệnh có thể sống khỏe mạnh hơn.

Hiện nay, có hơn 40 loại thuốc kháng virus khác nhau đã được phê chuẩn để điều trị HIV. Hầu hết những người nhiễm HIV đều phải dùng từ 2 loại thuốc ARV trở lên và phải uống thuốc đều đặn trong suốt phần đời còn lại.

Mặc dù vẫn chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng những người nhiễm HIV hiện nay có thể kiểm soát được tình trạng bệnh để sống khỏe mạnh và lâu dài hơn. Phương pháp chính để điều trị HIV hiện nay là dùng thuốc kháng virus hay thuốc ARV. Những loại thuốc này không chữa khỏi được HIV nhưng có thể làm giảm số lượng virus trong cơ thể. Điều này giúp giữ cho hệ miễn dịch đủ khỏe để chống lại bệnh tật và ngăn bệnh tiến triển nặng thêm.

Hiện nay, có hơn 40 loại thuốc kháng virus khác nhau đã được phê chuẩn để điều trị HIV. Hầu hết những người nhiễm HIV đều phải dùng từ 2 loại thuốc ARV trở lên và phải uống thuốc đều đặn trong suốt phần đời còn lại.

Thuốc ARV phải được uống đúng lúc và đúng cách thì mới phát huy hiệu quả. Việc dùng những loại thuốc này theo đúng chỉ định của bác sĩ được gọi là tuân thủ điều trị.

Tuy nhiên, tuân thủ phác đồ điều trị không phải lúc nào cũng dễ dàng. Các thuốc kháng virus có thể gây ra các tác dụng phụ và một số trong đó còn nghiêm trọng đến mức nhiều người phải dừng thuốc. Khi uống thuốc không đủ liều thì HIV sẽ lại tiếp tục nhân lên trong cơ thể và tạo điều kiện cho virus phát triển khả năng kháng thuốc. Nếu điều này xảy ra, thuốc sẽ không còn tác dụng và phải đổi thuốc khác nhưng lúc này, người bệnh sẽ có ít lựa chọn điều trị hơn.

Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc kháng virus điều trị HIV cùng với cách khắc phục để có thể tuân thủ phác đồ điều trị.

Tuân thủ phác đồ điều trị

Tuân thủ nghĩa là thực hiện đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Đây là điều rất quan trọng. Nếu một người nhiễm HIV bỏ liều hoặc ngừng điều trị thì virus sẽ trở nên kháng thuốc. Điều này sẽ gây khó khăn hoặc thậm chí không thể tiếp tục điều trị HIV.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc ARV

Các loại thuốc điều trị HIV đã có nhiều cải tiến trong những năm qua và một trong số đó là giảm được các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc ARV vẫn có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn. Một số chỉ là những vấn đề nhẹ trong khi một số khác lại nặng hơn và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Tác dụng phụ cũng có thể trở nên ngày càng nặng khi tiếp tục dùng thuốc.

Thuốc điều trị HIV cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác đang dùng và gây ra phản ứng bất lợi. Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể làm cho tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV trở nên nặng hơn. Vì những lý do này nên khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng mới nào thì người nhiễm HIV cũng cần báo trước với bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, khi gặp phải bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong thời gian điều trị, kể cả khi đã dùng thuốc được một thời gian dài thì cũng phải báo ngay cho bác sĩ. Có thể phải sau vài tháng hoặc vài năm thì thuốc mới bắt đầu gây tác dụng phụ.

Khi xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân là do thuốc hay những vấn đề khác. Nếu nguyên nhân là do thuốc thì sẽ đổi sang một loại thuốc ARV khác. Tuy nhiên, việc đổi thuốc không hề đơn giản vì sẽ phải theo dõi lại từ đầu về hiệu quả và tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ nhẹ thường tự hết ngay khi cơ thể đã quen với thuốc. Nếu không thì bác sĩ sẽ hướng dẫn thay đổi cách dùng thuốc, ví dụ như uống khi no thay vì uống lúc đói hoặc vào buổi tối thay vì vào buổi sáng. Đôi khi, dù biết xảy ra tác dụng phụ thì vẫn phải dùng thuốc vì việc khắc phục tác dụng phụ vẫn đơn giản hơn nhiều so với những vấn đề nghiêm trọng mà HIV/AIDS gây ra.

Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải khi dùng thuốc kháng virus để điều trị HIV và các biện pháp để khắc phục.

Chán ăn

Một số loại thuốc ARV có thể gây chán ăn:

  • abacavir [Ziagen]
  • zidovudine

Biện pháp khắc phục:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn.
  • Dùng thêm viên uống bổ sung chất dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.
  • Hỏi bác sĩ về thuốc kích thích thèm ăn.

Loạn dưỡng mỡ

Loạn dưỡng mỡ là một tình trạng gây giảm hoặc tăng lượng mỡ ở một số vùng trên cơ thể. Điều này sẽ làm thay đổi vóc dáng cơ thể.

Một số loại thuốc gây loạn dưỡng mỡ mỡ: Phác đồ gồm có thuốc ức chế men phiên mã ngược nucleoside/nucleotide [NRTI] và thuốc ức chế protease.

Các thuốc trong nhóm NRTI gồm có:

  • abacavir
  • stavudine
  • didanosine
  • zidovudine
  • lamivudine
  • emtricitabine
  • tenofovir

Các thuốc ức chế protease gồm có:

  • atazanavir
  • darunavir
  • fosamprenavir
  • indinavir
  • lopinavir
  • nelfinavir
  • ritonavir
  • saquinavir
  • tipranavir

Biện pháp khắc phục:

  • Tập thể dục để giảm mỡ toàn thân, gồm có cả những vùng mỡ đã tích tụ sau khi dùng thuốc.
  • Một loại thuốc tiêm có tên là tesamorelin [Egrifta] có thể làm giảm mỡ bụng thừa ở những người dùng thuốc điều trị HIV. Tuy nhiên, một khi dừng tiêm thì mỡ bụng sẽ tích tụ trở lại.
  • Hút mỡ để loại bỏ mỡ thừa ở một số vùng lớn trên cơ thể như bụng, hông, đùi..
  • Nếu bị mất mỡ ở vùng mặt và khiến khuôn mặt trở nên hốc hác thì có thể cân nhắc tiêm một số loại filler [chất làm đầy] như axit polylactic [New Fill, Sculptra].

Những người nhiễm HIV và bị tiểu đường có thể hỏi bác sĩ về việc dùng metformin. Loại thuốc điều trị tiểu đường này có thể làm giảm mỡ ở vùng bụng do loạn dưỡng mỡ.

Tiêu chảy

Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy:

  • Thuốc ức chế protease
  • Thuốc ức chế men phiên mã ngược nucleoside/nucleotide [NRTI]
  • Thuốc kháng sinh
  • delavirdine
  • maraviroc
  • raltegravir
  • cobicistat
  • elvitegravir/cobicistat

Biện pháp khắc phục:

  • Ăn ít đồ dầu mỡ, chiên rán, đồ chứa nhiều chất béo, đồ ăn cay, thực phẩm chứa nhiều thành phần hóa học và các sản phẩm từ bơ sữa.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất xơ không hòa tan, chẳng hạn như rau sống, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.
  • Dùng thuốc trị tiêu chảy, chẳng hạn như loperamide.

Mệt mỏi

Mệt mỏi, thiếu năng lượng là một triệu chứng thường gặp của HIV và cũng là tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc điều trị.

Một số loại thuốc ARV có thể gây ra tình trạng này gồm có:

Biện pháp khắc phục:

  • Ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung năng lượng.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Không hút thuốc và uống rượu.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Nồng độ cholesterol và triglyceride cao

Một số loại thuốc ARV làm tăng nồng độ cholesterol và triglyceride:

  • stavudine
  • didanosine
  • zidovudine
  • efavirenz
  • lopinavir/ritonavir
  • fosamprenavir
  • saquinavir
  • indinavir
  • tipranavir/ritonavir
  • elvitegravir/cobicistat

Biện pháp khắc phục:

  • Không hút thuốc
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày
  • Giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống.
  • Ăn cá và các loại thực phẩm khác chứa nhiều axit béo omega-3, ví dụ như quả óc chó, dầu hạt cải, hàu, đậu nành,…
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra mức cholesterol và triglyceride thường xuyên.
  • Dùng statin hoặc các loại thuốc khác làm giảm nồng độ cholesterol nếu được bác sĩ chỉ định.

Thay đổi tâm trạng

Ngoài những thay đổi về thể chất, các loại thuốc kháng virus điều trị HIV còn có thể gây ra những tác dụng phụ về tinh thần như thay đổi tâm trạng, ví dụ như tình trạng phiền muộn và lo âu. Đây cũng có thể là những biểu hiện, triệu chứng của HIV.

Một số loại thuốc kháng virus có thể gây ra tác dụng phụ này:

  • efavirenz [Sustiva]
  • rilpivirine [Edurant, Odefsey, Complera]
  • dolutegravir

Biện pháp khắc phục:

  • Không uống rượu bia và dùng chất kích thích
  • Hỏi bác sĩ về thuốc chống trầm cảm

Buồn nôn và nôn mửa

Các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ này: Hầu hết tất cả các loại thuốc điều trị HIV đều có thể gây ra tác dụng phụ buồn nôn và nôn mửa.

Biện pháp khắc phục:

  • Ăn các bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn
  • Ăn các món thanh đạm
  • Tránh thức ăn cay, chứa nhiều dầu mỡ
  • Ăn đồ ăn nguội thay vì ăn nóng
  • Dùng thuốc chống nôn để kiểm soát cảm giác buồn nôn

Mẩn đỏ

Mẩn đỏ là tác dụng phụ của hầu hết tất cả các loại thuốc điều trị HIV. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc một vấn đề nghiêm trọng khác. Cần đến bệnh viện ngay khi bị mẩn đỏ kèm theo các dấu hiệu dưới đây:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Sốt
  • Nổi mụn nước, đặc biệt là xung quanh miệng, mũi và mắt
  • Các nốt mẩn đỏ xuất hiện và lan rộng nhanh chóng

Một số loại thuốc ARV có thể gây mẩn đỏ:

  • Thuốc ức chế protease
  • emtricitabine
  • raltegravir
  • elvitegravir/tenofovir disoproxil/emtricitabine
  • Thuốc ức chế men phiên mã ngược không phải nucleoside [NNRTI], gồm có:
    • etravirine
    • rilpivirine
    • delavirdine
    • efavirenz
    • nevirapine

Biện pháp khắc phục:

  • Dùng kem dưỡng da mỗi ngày
  • Sử dụng nước mát hoặc ấm khi tắm, không tắm nước quá nóng
  • Sử dụng xà phòng và nước giặt dịu nhẹ, dành cho da nhạy cảm
  • Mặc quần áo bằng chất liệu vải thoáng khí, chẳng hạn như cotton
  • Dùng thuốc kháng histamine

Khó ngủ

Một số loại thuốc có thể gây khó ngủ:

  • efavirenz
  • emtricitabine
  • rilpivirine
  • indinavir
  • elvitegravir/cobicistat
  • dolutegravir

Biện pháp khắc phục:

  • Tập thể dục đều đặn
  • Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định mỗi ngày và không ngủ trưa
  • Sắp xếp phòng ngủ thoải mái
  • Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm hoặc các hoạt động giảm căng thẳng khác
  • Không uống trà, cà phê và các loại thức uống chứa caffeine, chất kích thích khác trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ
  • Hỏi bác sĩ về thuốc ngủ nếu vấn đề vẫn tiếp diễn

Lưu ý

Những người nhiễm HIV cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để khắc phục các tác dụng phụ của thuốc ARV. Không được tự ý sử dụng thuốc.

Các tác dụng phụ khác

Một số tác dụng phụ khác khi dùng thuốc ARV còn có:

  • Phản ứng quá mẫn hoặc dị ứng, với các triệu chứng như sốt, buồn nôn và nôn ói
  • Dễ chảy máu
  • Giảm mật độ xương hay loãng xương, khiến xương dễ gãy
  • Các vấn đề về tim mạch
  • Lượng đường [glucose] trong máu cao và tiểu đường
  • Nhiễm toan axit lactic [nồng độ axit lactic trong máu cao]
  • Tổn hại thận, gan hoặc tuyến tụy
  • Tê, nóng rát hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân do các vấn đề về thần kinh

Tóm tắt bài viết

Uống thuốc ARV đúng theo chỉ định là điều quan trọng để phát huy hiệu quả kiểm soát HIV. Nếu tác dụng phụ xảy ra thì không được tự ý dừng thuốc mà phải thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp khắc phục hoặc điều chỉnh phác đồ điều trị.

Có thể phải sau một thời gian và dùng nhiều loại thuốc khác nhau thì mới có thể tìm ra được phác đồ hiệu quả và ít tác dụng phụ nhất.

Video liên quan

Chủ Đề