Vì sao phải giục sinh khi giảm ối

Chắc hẳn bất kỳ mẹ bầu nào cũng mong muốn được gặp con đúng lịch. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng suôn sẻ bởi có lúc dù đã qua 9 tháng 10 ngày rồi mà mẹ vẫn chưa thấy xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ. Tình trạng này tưởng chừng như bình thường nhưng thực tế lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi.

1.    Ngày dự sinh là gì?

Ngày dự sinh là ngày mà bác sĩ dự đoán là em bé sẽ chào đời, được xác định dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ. Ngày dự kiến sinh được xem như một hướng dẫn để kiểm tra quá trình mang thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Thai quá ngày dự sinh có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe ngiêm trọng ở thai nhi.

2.    Nguyên nhân gây ra tình trạng thai quá ngày:

Hiện tại thì chưa có một nguyên nhân nào được xác định gây ra hiện tượng thai quá ngày sinh. Nhưng dựa trên những biểu hiện lâm sàn có thể phát hiện những mẹ thường có nguy cơ sinh con già tháng. Những người có tiền sử hộ sản gia đình ghi nhận số thai kỳ dài hơn bình thường [43 - 44 tuần]: - Những phụ nữ mắc bệnh béo phì. - Thai phụ có 1 hoặc có vài vấn đề về nhau thai.

- Phụ nữ mang thai lần đầu hoặc mang thai là một bé trai.


Mẹ bầu nên lưu ý những biểu hiện bất thường trong thai kỳ

3.    Thai quá ngày dự sinh có nguy hiểm không?

Khi kết thúc tuần thai thứ 40, bước sang tuần thứ 41 là thời điểm thích hợp để thai nhi chào đời, vì đồng thời đây cũng là thời điểm thai bắt đầu già đi, các chức năng cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi bắt đầu suy yếu. Vì vậy, thai càng lâu thì càng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi. - Nguy cơ đối với thai nhi: Ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim thai nhi, tổn thương hệ thần kinh, gây thiểu năng hệ thần kinh vận động, nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, sốt cao, nhiễm trùng, em bé chào đời bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo, sức đề kháng kém, thậm chí là tử vong… - Nguy cơ đối mẹ bầu: thai nhi càng tiếp tục phát triển lớn thêm khiến bà bầu khó sinh do con to, từ đó bắt buộc phải mổ lấy thai; nước ối cạn dần khiến mẹ dễ bị cơn gò tử cung chèn ép dây rốn; sau sinh phải nằm viện nhiều ngày và dễ để lại nhiều biến chứng.

Ngoài ra, nếu mẹ không để ý đến thời gian chào đời của con mà cứ để mọi chuyện diễn ra tự nhiên thì thai nhi sẽ bị tử vong trong quá trình chuyển dạ. Nguyên nhân là do dây rốn bị chèn ép mỗi khi xuất hiện cơn gò tử cung dẫn đến suy thai.

4.    Cần làm gì khi thai quá ngày dự kiến sinh?

4.1.    Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: Khi mẹ bầu quá ngày dự kiến sinh chưa đến 1 tuần thì chưa cần phải xét nghiệm. Đến thời điểm thai nhi được 41 tuần tuổi, bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thai. Các xét nghiệm theo dõi khi thai quá ngày dự sinh gồm: - Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi: Sử dụng máy monitor để theo dõi đáp ứng của thai nhi, giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai quá ngày dự sinh, đôi khi sẽ kết hợp với siêu âm. - Thử nghiệm Non-stress Test: đo nhịp tim của thai nhi trong một khoảng thời gian thường là 20 phút. Kết quả được ghi nhận là có phản ứng [kết quả tốt] hoặc không có phản ứng [kết quả xấu]. Kết quả xấu không kết luận được thai nhi không khỏe mạnh, cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác mới để chẩn đoán chính xác tình trạng thai quá ngày dự sinh. - Trắc đồ sinh vật lý: là bảng trắc nghiệm liên quan đến theo dõi nhịp tim của thai nhi cũng như siêu âm thai. Xét nghiệm này xác định tình hình sức khỏe hiện tại của thai nhi dựa trên nhịp tim, hơi thở, chuyển động, trương lực cơ. - Xét nghiệm CST: theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Bác sĩ sẽ tiêm hormone oxytocin vào cơ thể sản phụ qua đường tĩnh mạch để gây cơn co thắt cơ tử cung giống như khi đang sinh thật. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của em bé như thế nào khi xuất hiện những cơn gò tử cung khi sinh.

4.2.    Biện pháp giục sinh:

Khi thai phụ quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các phương pháp sau để giục sinh. Đó là: - Lọc ối: Bác sĩ đeo găng tay, dùng ngón tay để tách màng ối ra khỏi thành tử cung. - Phá vỡ túi nước ối: tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối để làm vỡ ối, qua đó kích thích chuyển dạ. - Oxytocin: loại thuốc giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ, được tiêm theo đường tĩnh mạch vào cánh tay thai phụ. Liều lượng có thể tăng dần theo thời gian nhưng phải theo dõi cẩn thận. - Các chất tương tự Prostaglandin: những loại thuốc này được đặt trong âm đạo để làm chín muồi cổ tử cung. Làm giãn nở cổ tử cung: Bác sĩ đặt ống thông có gắn 1 quả bong bóng rất nhỏ vào cuối cổ tử cung của thai phụ. Sau đó, nước được bơm vào quả bóng đến khi căng, nó gây ra tác động áp lực giúp cổ tử cung mở ra và khơi mào quá trình chuyển dạ.

Những phương pháp giục sinh này có thẻ gây ra một số rủi ro cho mẹ và em bé như: thay đổi nhịp tim thai, co bóp tử cung quá mạnh, nhiễm trùng,...


Mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ các phương thức sinh khi thai quá ngày dự kiến sinh

5.    Mẹ nên làm gì khi thai quá ngày dự sinh:

Khi thấy ngày dự sinh đã qua khoảng 1 tuần thì tốt nhất mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để được khám và theo dõi kỹ càng hơn. Nếu là lỗi sai về tính ngày dự sinh thì không sao nhưng nếu thực sự là quá ngày thì mẹ sẽ được chỉ định nhập viện để quan sát và có thể là phải mổ đẻ để đảm bảo an toàn. Theo đó, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp kích thích chuyển dạ bằng cách tiêm thuốc oxytocin qua đường tĩnh mạch để gây ra những cơn co nhân tạo. Tiếp theo sẽ đặt một viên thuốc vào âm đạo để làm mềm tử cung và bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên, trường hợp mổ đẻ chỉ được diễn ra khi bác sĩ đã sử dụng mọi thủ thuật vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ và nhịp tim thai nhi bình thường. Ngoài ra, khi thấy dến ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu gì thì mẹ hãy áp dụng một số mẹo kích thích dấu hiệu chuyển dạ như: - Ăn cay theo sức chịu đựng của bản thân - Ăn dứa: Dứa có nhiều enzyme Bromelain giúp kích thích và làm mềm tử cung - Quan hệ: trong tinh trùng có một số chất giúp làm mềm tử cung và Oxytocin có tác dụng làm tăng các cơn co, nhưng lưu ý không nên quan hệ khi đã vỡ ối vì có thể gây nhiễm trùng ối. - Kích thích vùng ngực: dùng bàn tay xoa tròn lên núm vú và quầng vú [khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 giờ] sẽ giúp sản sinh oxytocin kích thích thai nhi chào đời. - Đi bộ: cách này giúp em bé di chuyển dần xuống gần tử cung của mẹ nhanh hơn.

Khi thai quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ, mẹ bầu nên sớm tới khám tại các cơ sở y tế để được các bác sỹ sản khoa có kinh nghiệm chẩn đoán, đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp. Với mong muốn được đồng hành cùng các mẹ trong suốt quá trình mang thai và sinh con, đồng thời mang tới cho các mẹ những dịch vụ tiện ích từ hệ thống y tế đẳng cấp đậm phong cách Hàn Quốc.

Từ ngày 01/04 - 30/04/2022, khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ được Giảm 35% thai sản trọn gói và:

- Tặng nâng cấp 01 ngày phòng riêng 

- Miễn phí test nhanh Covid-19 khi đi sinh

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém:

✦ Miễn phí giường gấp người nhà

✦ Tặng chụp ảnh newborn [trong giờ hành chính]

✦ Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn

✦ Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé

Để được tư vấn và đăng ký gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>>> xem thêm:
siêu âm thai 
viêm phụ khoa khi mang thai

Quá trình chuyển dạ sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ. Hầu hết cuộc sinh sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ, tuy nhiên một số trường hợp lại mất 2 – 3 ngày. Khi đó, khởi phát chuyển dạ được đề nghị nhằm tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], khởi phát chuyển dạ chiếm tỷ lệ từ 9.6% đến 23.3% trong tổng số các trường hợp mang thai. Mục đích của quá trình này nhằm giúp thai phụ có thể có cơn co tử cung gây xóa mở cổ tử cung, nhờ đó thai phụ có thể có cơ hội sinh thường qua ngả âm đạo khi bắt buộc phải chấm dứt thai kỳ. 25% trường hợp mặc dù đã được khởi phát chuyển dạ thành công nhưng vẫn phải trải qua mổ lấy thai sau đó vì quá trình diễn tiến chuyển dạ tiếp theo không thuận lợi.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, lợi ích của việc này cần được so sánh và cân nhắc với các nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi. Trong trường hợp các lợi ích của việc bắt buộc sinh khẩn cấp lớn hơn nhiều so với các nguy cơ có thể xảy ra nếu vẫn tiếp tục duy trì thai kỳ, thì việc khởi phát quá trình chuyển dạ được xem là một can thiệp điều trị hiệu quả.

Khởi phát chuyển dạ [tiếng Anh là Labor Induction] còn được gọi là kích thích chuyển dạ hay gây chuyển dạ, là quá trình sử dụng thuốc hoặc các phương pháp cơ học khác nhau nhằm kích thích thai phụ đi vào chuyển dạ thay vì chờ chuyển dạ tự nhiên. [1]

Thông thường, thai kỳ sẽ kết thúc phổ biến từ tuần thứ 38 – 40, thai phụ sẽ cảm nhận xuất hiện những cơn co tử cung đều đặn liên tục báo hiệu cho quá trình chuyển dạ tự nhiên đã bắt đầu và em bé sắp chào đời. Tuy nhiên, một số trường hợp thai phụ không hề cảm nhận được các cơn đau như mô tả trên mặc dù đã quá ngày dự sinh, lúc này để có được cơn co của chuyển dạ, các bác sĩ phải thực hiện việc kích thích chuyển dạ bằng cách áp dụng các phương pháp tạo ra cơn co tử cung, giúp sản phụ có thể có cơ hội sinh con qua ngả âm đạo, kết thúc thai kỳ.

Khởi phát chuyển dạ tạo cơn co tử cung giúp thai phụ bắt đầu chuyển dạ và sinh con

Bên cạnh đó, một số trường hợp thai phụ có chỉ định phải ngừng thai kỳ do một số tình trạng bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng mẹ như tiền sản giật nặng, sản giật, bệnh tim phổi có chỉ định ngừng thai kỳ… hoặc do thai mắc dị tật bẩm sinh không thể nuôi được, thai bị chết trong tử cung… cũng cần được thực hiện khởi phát chuyển dạ.

Quá trình khởi phát có thể bằng biện pháp hóa học [bằng thuốc] hay cơ học [bằng bóng nong].

Khởi phát thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến tình trạng cổ tử cung trước thời điểm thực hiện, và tình trạng này thể hiện qua điểm của chỉ số Bishop mà các bác sĩ sản khoa khi thăm khám cổ tử cung sẽ tính điểm. Điểm số Bishop càng cao thì tiên lượng khởi phát chuyển dạ càng dễ thành công và ngược lại.

Chấm dứt thai kỳ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp sức khỏe thai phụ và thai nhi đang bị đe dọa, và chấm dứt thai kỳ có thể là mổ lấy thai hay kích thích chuyển dạ theo dõi sinh ngả âm đạo. [2]

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi chia sẻ một số tình huống phổ biến thường được tư vấn cần khởi phát chuyển dạ:

  • Quá ngày dự sinh [trên 40 tuần] nhưng vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ. Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo, không nên chờ đợi thêm bởi việc này tiềm tàng nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai phụ lẫn thai nhi, chẳng hạn khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của nhau thai kém hiệu quả, nguy cơ đột tử,…
  • Thai phụ vỡ ối tự nhiên nhưng không có dấu hiệu sinh: Khi màng ối đã vỡ, thai phụ và thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng. Khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi phải gây chuyển dạ.
  • Thai phụ có chỉ định chấm dứt thai kỳ do có thiểu ối hoặc xuất hiện nhiễm trùng ối.
  • Thai phụ có tình trạng tiền sản giật nặng, sản giật, tiền sản giật ghép trên nền cao huyết áp mãn, hội chứng HELLP… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng mẹ và thai.

Phương pháp được chỉ định trong trường hợp thai phụ đã quá ngày dự sinh nhưng vẫn chưa chuyển dạ

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết, có nhiều phương pháp khởi phát chuyển dạ. Để xác định phương pháp là phù hợp nhất cho từng thai phụ, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét tiền sử bệnh nội khoa nếu có, tiền sử sản phụ khoa, thăm khám toàn diện thai phụ và tình trạng cổ tử cung, sẹo mổ lấy thai trước đó, ước đoán cân nặng thai, tình trạng thai… để chọn lựa phương pháp hiệu quả nhất, có thể áp dụng một phương pháp hoặc cần kết hợp các phương pháp khác.[3]

Prostaglandin là thuốc nhằm làm chín muồi cổ tử cung, giúp cổ tử cung trở nên mềm, rút ngắn lại và mở ra dễ dàng, thúc đẩy chuyển dạ xảy ra và diễn tiến thuận lợi. Thuốc được trình bày dưới nhiều hình thức sử dụng [uống hoặc ngậm, đặt âm đạo…] và theo các loại Prostaglandin khác nhau. Tùy vào chỉ định ngừng thai kỳ là gì, tuổi thai là bao nhiêu, có sẹo mổ lấy thai hay bóc nhân xơ tử cung trước đó không… mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc nào của Prostaglandin cho phù hợp.

Khởi phát chuyển dạ bằng Prostaglandin, thai phụ và thai nhi cần được theo dõi cơn gò tử cung trên monitoring sản khoa, do đó cần nhập viện.

Oxytocin là nội tiết tổng hợp, có tác dụng tương tự như oxytocin nội sinh trong cơ thể. Oxytocin được truyền qua đường tĩnh mạch, kích thích tạo ra các cơn co thắt tử cung. Tốc độ truyền oxytocin vào cơ thể sẽ được điều chỉnh sao cho có cơn gò tử cung có hiệu quả gây xóa mờ cổ tử cung.

Ngay khi bắt đầu truyền oxytocin, nhịp tim thai nhi sẽ được theo dõi trong suốt quá trình khởi phát và cả khi đã vào được chuyển dạ bằng Monitor sản khoa hoặc máy Doppler nghe tim thai.

Lóc màng ối được xem là phương pháp kích thích chuyển dạ gần với chuyển dạ tự nhiên nhất.

Thông qua khám âm đạo, bác sĩ sẽ sử dụng 1 hay 2 ngón tay vào sâu lỗ trong cổ tử cung, tách rộng màng ối ra khỏi cổ tử cung theo hướng vòng tròn của cổ tử cung. Quá trình này giúp tăng tiết các prostaglandin nội sinh kích thích chuyển dạ.

Tuy nhiên, phương pháp này có vài hạn chế nhất định như thai phụ có thể khó chịu, hoặc bị chảy máu nhưng không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Trong trường hợp thai phụ không đồng ý thực hiện phương pháp lóc màng ối, thai phụ vẫn có thể chờ đến chuyển dạ tự nhiên, hoặc sử dụng phương pháp khác.

Là phương pháp khởi phát chuyển dạ cơ học bằng cách sử dụng bóng của ống thông Foley, bóng Cook… đưa vào qua lỗ trong cổ tử cung và ngay trước màng ối. Sau đó, bác sĩ sẽ bơm nước làm căng bong bóng nằm trên đầu ống thông lên. Bong bóng này có tác động lóc rộng màng ối, gây tăng tiết prostaglandin nội sinh, cũng như bóng tạo ra áp lực tì đè lên cổ tử cung. Thông thường, khi cổ tử cung bắt đầu mở ra được 2 – 3cm, ống thông sẽ tự động tụt rớt ra ngoài, khi đó quá trình chuyển dạ đã được khởi phát. Trong một số trường hợp cần thiết, phương pháp này có thể được kết hợp với truyền tĩnh mạch oxytocin.

Trước đây phương pháp này được ưu tiên chỉ định trong chấm dứt thai kỳ khi thai lớn. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này có xu hướng ít được lựa chọn vì các thuốc có hiệu quả gây chuyển dạ và dễ sử dụng đã sẵn có và được xem là một chọn lựa ưu thế hơn.

Phương pháp này chỉ được khuyến cáo thực hiện khi cổ tử cung mềm, đã mở một phần và ngôi thai là ngôi thuận.

Khi thăm khám âm đạo, bác sĩ sẽ chọc một lỗ nhỏ vào màng ối. Khi ối vỡ, các cơn co thắt sẽ xuất hiện một cách tự nhiên. Trong trường hợp cơn gò tử cung không xuất hiện đầy đủ có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp truyền oxytocin qua tĩnh mạch. Đây là phương pháp không được xem là ưu tiên chọn lựa khi còn nhiều phương pháp khác chưa được sử dụng.

Khi kích thích bằng cách thực hiện se đầu núm vú sẽ kích thích tuyến yên tiết ra oxytocin. Có thể se đầu vú trong khoảng 5 – 30 giây, mỗi lần cách nhau khoảng 2 – 3 phút, ngưng khi xuất hiện các cơn co tử cung.

Khởi phát chuyển dạ được xem là thành công nếu tạo được cơn gò của chuyển dạ thật sự gây xóa mờ cổ tử cung. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là độ mở và độ xóa của cổ tử cung. Chỉ số Bishop đánh giá tình trạng cổ tử cung càng cao thì tiên lượng khởi phát chuyển dạ càng dễ thành công.[4]

  • Khởi phát chuyển dạ thất bại: 25% thai phụ không có được các cơn gò tử cung tốt, hoặc cổ tử cung không thay đổi thuận lợi để xóa mở… Khi đó các bác sĩ sẽ xem xét mổ lấy thai.
  • Cơn gò tử cung cường tính: Cơn gò dồn dập dẫn đến cổ tử cung bị xiết lại, thai có thể bị suy hoặc có dọa vỡ tử cung… cần phải mổ cấp cứu.
  • Vỡ tử cung hoặc nứt sẹo mổ lấy thai: Là biến chứng nghiêm trọng, hiếm gặp, cần mổ cấp cứu.
  • Một số phương pháp khởi phát chuyển dạ có thể làm vỡ ối, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai phụ lẫn thai nhi.
  • Chảy máu sau sinh: Quá trình kích thích chuyển dạ làm tăng nguy cơ tử cung co hối kém sau sinh hay sau mổ, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng sau sinh [băng huyết sau sinh].

Cần lưu ý, một số bệnh lý nội khoa và bệnh mạn tính của mẹ có từ trước khi mang thai hoặc xuất hiện trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng kể trên.

Khi tử cung của thai phụ không đáp ứng với những kích thích, hoặc cổ tử cung có sẹo hay cấu trúc giải phẫu bất thường là yếu tố quan trọng làm quá trình thực hiện phương pháp bị thất bại.

Khởi phát chuyển dạ không được chỉ định cho những thai phụ có các tình trạng sau:

  • Có tiền sử sinh mổ hoặc sẹo mổ trên cơ tử cung [bóc nhân xơ, xén góc tử cong do thai ngoài tử cung…] trước đó.
  • Nhau tiền đạo.
  • Herpes sinh dục.
  • Ngôi thai bất thường [thai nằm ngang].
  • Sa dây rốn.

Các phương pháp kích thích chuyển dạ không khuyến cáo cho phụ nữ đã có vết mổ trước đó

Tổng hợp những thắc mắc về việc thực hiện phương pháp này được gửi về hộp thư Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nhiều nhất, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM giải đáp chi tiết và cụ thể từng thắc mắc như sau:

Trước khi quyết định lựa chọn phương pháp khởi phát chuyển dạ, bác sĩ sẽ tiến hành khám âm đạo, đánh giá tình trạng cổ tử cung để cho điểm chỉ số Bishop cũng như chỉ định thêm một số xét nghiệm cần thiết. Dựa vào các kết quả đó, các bác sĩ sẽ chỉ định cũng như tư vấn cho thai phụ phương pháp an toàn, phù hợp và hiệu quả nhất, áp dụng một hoặc cần kết hợp các phương pháp với nhau.

Tất cả các phương pháp khởi phát chuyển dạ đều sẽ có những chỉ định và chống chỉ định nhất định. Bên cạnh đó, những trường hợp không thành công có thể phải mổ lấy thai gấp, đảm bảo tính mạng và sự an toàn cho thai phụ và thai nhi. Do đó, thai phụ phải được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ – kỹ thuật gây mê hồi sức, có phòng mổ và có bác sĩ sơ sinh để cùng phối hợp can thiệp kịp thời trong trường hợp cần thiết.

Khởi phát chuyển dạ là quá trình sử dụng thuốc hoặc các phương pháp cơ học để tạo ra chuyển dạ khi tử cung thai phụ không tự có cơn cơ chuyển dạ được. Do đó, chờ đợi để có chuyển dạ tự nhiên vẫn luôn là sự lựa chọn tốt nhất, nhưng sẽ không là chờ đợi khi thai kỳ trở nên khó theo dõi hoặc bắt đầu đe dọa mẹ và thai. Chuyển dạ tự nhiên có nhiều lợi ích, gồm:

  • Tăng cơ hội sinh thường, gắn kết tình mẫu tử và có lợi về mặt sức khỏe lâu dài.
  • Tăng cơ hội sinh an toàn, khỏe mạnh, ít nguy cơ biến chứng cho những lần mang thai kế tiếp.
  • Giảm nguy cơ mẹ bị huyết khối tĩnh mạch.
  • Thời gian hồi phục nhanh chóng, rút ngắn thời gian nằm viện.

Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất khang trang, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn chăm sóc thai kỳ hiệu quả cho thai phụ.

Bên cạnh đó, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn cung cấp các gói dịch vụ thai sản trọn gói, sinh con trọn gói như một lời cam kết đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ, giúp mẹ an tâm dưỡng thai, “vượt cạn” an toàn, đón bé yêu khỏe mạnh chào đời.

Để được tư vấn thêm về dịch vụ thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Quá trình khởi phát chuyển dạ sẽ khác nhau ở từng người, do đó khuyến cáo các thai phụ nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị, có bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, có phòng mổ, đơn vị sơ sinh… để được khám, tư vấn lựa chọn phương pháp sinh phù hợp và an toàn nhất.

Video liên quan

Chủ Đề