Vì sao nước biển lại màu xanh

Nước biển có màu gì

Chắc hẳn các bạn chỉ nghe nói mỗi khi đi du lịch biển chúng ta chỉ nghĩ ngay đến: Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết. Mà ít ai lại nói đến đi biển Tân Thành, Ba Động, Khai Long,… Bởi màu nước biển ở các tỉnh miền Tây có màu đen và trông không được sạch? Nhưng đó hoàn toàn là khái niệm sai lầm nhé. Nước biển thì ở đâu cũng vậy tuy nhiên vì một số lí do mà màu biển khác nhau. Và để lí giải cho câu hỏi “Vì sao nước biển có nơi màu trong xanh, có nơi màu đục ngầu?. Xin mời mọi người cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Xem thêm: Nét duyên riêng của 3 bãi biển đen nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ

Nước biển có màu gì

Nước biển có màu gì?

Có đến 99% ai cũng trả lời nước biển có màu xanh dương, xanh nước biển như chúng ta nghe từ xa xưa. Nhưng thực chất, nước biển không có màu và có hình dạng trong suốt. Tùy vào nước biển hấp thụ và tán xạ ánh sáng ra sao thì sẽ hình thành nước biển màu khác nhau. Cụ thể hơn: Ánh sáng được cấu tạo từ nhiều màu khác nhau, khi tổng hợp lại thì nó trở thành ánh sáng không màu. Lúc ánh sáng chiếu xuốn biển, tia sáng màu đỏ, vàng, xanh lá… được hấp thụ bởi các phân tử nước biển, riêng tia sáng màu xanh và tím sẽ tán xạ ra và đây là thứ mà chúng ta nhìn thấy. Đây cũng là một trong những lý do vì sao trời càng xanh thì bạn thấy biển càng xanh càng đẹp.

Đó cũng là lý do tại sao chúng ta hay nhận xét biển đẹp khi trời nắng có ánh sáng đầy đủ.

Nước biển có màu gì

Vì sao nước biển có nơi màu xanh? Có nơi màu đục ngầu?

Ở các vùng bờ biển, dòng nước đổ ra từ sông, bản chất, màu và độ nén của cát, lượng phù sa ở đáy biển bị khuấy lên bởi thủy triều, sóng, bão… là những nguyên nhân khiến nước biển không chỉ có… nước biển mà còn lẫn thêm nhiều chất khác nữa. Những thứ này làm thay đổi màu sắc của nước biển tại khu vực gần bờ do chúng làm tăng hiện tượng tán xạ, và có thể thay đổi cả lượng ánh sáng bị tán xạ.

Ví dụ, cát ở khu vực biển Vũng Tàu có màu nâu đậm hơn so với cát ở Nha Trang và Đà Nẵng, nên nước biển Vũng Tàu cũng có màu đậm hơn và bạn có cảm giác là nó “dơ” hơn [nói về mặt màu sắc].

Biển Vũng Tàu

Trong nước biển có những yếu tố quyết định màu sắc biển

Trong nước biển còn có những loài nhuyễn thể siêu nhỏ, nhỏ hơn cả đầu kim, chúng mang trong mình màu xanh của diệp lục tố [chlorophyll]. Tất cả mọi loài cây, cả trên đất liền lẫn dưới biển, đều dùng diệp lục để thu nhận năng lượng từ mặt trời và chuyển hóa nó thành các chất khác [kèm theo Oxy]. Khi một lượng rất lớn nhuyễn thể kiểu này tập trung lại gần nhau, nước biển khu vực đó có thể chuyển sang màu xanh lá chứ không còn xanh dương nữa – và chlorophyll cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới màu biển.

Màu sắc biển phụ thuộc vào những rạn san hô

Ngoài ra còn có những nơi có rạng san hô ở khu vực nước cạn, chúng cũng là một trong những lý do khiến ánh sáng tán xạ theo cách khác nhau để tạo ra những màu sắc khác nhau cho nước biển.Nhuyễn thể kết hợp với dòng chảy đại dương tạo nên các vệt màu ở khu vực biển nam Iceland, ảnh chụp từ trên cao.

Nước biển có màu gì

​Độ sâu cũng là yếu tố quyết định màu sắc biển xanh hay không

Đừng quên độ sâu của biển cũng ảnh hưởng tới màu mà bạn thấy. Thường thì những khu vực gần bờ sẽ có màu nhạt hơn khu vực sâu, và nếu đi dọc khu vực biển miền Trung Việt Nam thì bạn sẽ thấy có những bãi biển mà nước màu xanh ngọc chuyển dần sang xanh dương đậm rất đẹp, ví dụ như khu vực Cam Ranh, Vĩnh Hy, Bình Hưng – Bình Ba…

Nguồn: Duy Luân

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã từng có băn khoăn như tại sao nước biển, bầu trời lại có màu xanh. Tùy theo đặc điểm địa lý, khí hậu mà nước biển có những màu xanh khác nhau: xanh ngọc bích, xanh thẫm…. Vậy nước biển sinh ra từ đâu và điều gì đã hình thành nên màu xanh của mặt nước? Cùng Giải Đáp Việt giải đáp cho câu hỏi tại sao nước biển có màu xanh qua những thông tin lý thú sau đây.

Nước biển là môi trường không phải trong suốt hoàn toàn, nên ánh sáng không thê xuyên đến các độ sâu lớn, mà sẽ bị khuếch tán, hấp thụ và phản xạ ngay ở lớp nước bên trên.

Nhưng tia cấu tạo nên ánh sáng gồm có: đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh thầm, chàm, tím bị nước hấp thụ khác nhau. Khi càng vào sâu trong nước, các tia màu đó lần lượt tắt đi. Trước tiên, tia đỏ và tia da cam tắt ờ độ sâu khoáng 100m, tiếp đến tia vàng và tia xanh lá cây ở độ sâu khoảng 300m, sau cùng là tia xanh thầm tat ở độ sâu 500 – 600m. Như vậy các tia màu xanh mạnh nhất, xuống sâu nhất, và các tia đơn sắc xanh cùng khuếch tán và phản chiếu dễ dàng nhất. Vì vậy, ta thấy nước biển càng trong càng sâu thì càng xanh. Tuy nhiên, càng vào gần bờ độ trong suốt càng giảm, nước biển chuyển sang màu xanh nhạt hơn.

Đi vào vùng sâu thẳm của đại dương

– 10m: Trong những mét nước đầu trên dưới bề mặt đại dương, ánh sáng, ô-xi và khí cacbonic tràn đầy do tiếp xúc với khí quyển. Đây là vùng nuôi dưỡng cùa đại dương, nơi mà thực vật phát triển mạnh. Lớp sinh vật nổi có thể sinh sôi nảy nở nhờ một quá trình sinh học trong đó năng lượng Mặt Trời được sử dụng đê tạo ra các hợp chất hữu cơ không thể thiếu cho sự sống. Phù du sinh vật được phân bố trên nhiều mét độ sâu làm nhiệm vụ một kho dự trừ cho hệ động vật. Làn nước trên mặt này cũng là khu nuôi dưỡng cho nhiều giống loài.

– 30m: Vùng ánh sáng nước nậy là nơi sinh tồn của san hô trong các biển nhiệt đới. Nó tập hợp gần 1/4 tổng số các giống loài cùa biển đến đây để săn mồi hoặc ẩn náu. Phần lớn cá ở những vùng này có màu sẳc đậm để hòa lẫn với môi trường và thoát khỏi các loài săn mồi. Bẳt đầu từ -10m những con cá màu đỏ biến di và chi có những con màu xanh lơ, màu lá cây tồn tại ở độ sâu tới -30m, nơi chi còn 3% ánh sáng xuyên tới.

– 200m: Ánh sáng Mặt Trời xuyên xuống rất khó khăn đó là vùng hoàng hôn kéo sâu xuống tới 1000m, nước trở nên lạnh, không loài thực vật nào sổng nổi do thiếu ánh sáng. Những con cá nhà táng giữ kỉ lục về lặn sâu trong vùng nước có ánh sáng mờ ảo này. Trong động vật có vú, cá nhà táng giữ ki lục về lặn sâu [ít nhất là 2250m]. có thể chịu áp suất lớn gấp 200 lần so với trên mặt nước. Mỗi đêm hàng triệu động vật sổng trong vùng nước này bơi ngược lên để ăn thức ăn [đó là những chất hữu cơ được tạo ra từ sự phân hùy xác chết và cặn bã từ trên mặt nước, rơi xuống liên tục]. Dó là cuộc di cư hàng ngày lớn nhất thế giới.

– 4000m: Cuộc sổng sinh sôi, này nở mạnh trong những suối cỏ độc tố ở đáy đại dương. Đó là vùng tối kéo sâu tới các hèm vực. Ánh sáng không thể tới và hiếm ô-xi. Riêng khu vực này có tới 15% giống loài biển có thể sổng ở đáy sâu. Dọc theo các sống núi đại dương có những suối nóng phun ra những chất lỏng có nhiệt độ từ 200 – 300°C. Tuy nhiên sự sống vẫn phát triển mạnh quanh các suối đó với một mật độ vật chất sống có khi vượt quá hàng chục kg/m3. Do đó từ nay người ta biết rằng sự sống có thể xuất hiện, tồn tại trong môi,trường khác nghiệt và không có ánh sáng.

Video liên quan

Chủ Đề