Tại sao đức không đánh thổ nhĩ kỳ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc hội đàm ở Ankara vào ngày 14/3, văn phòng của ông cho biết, giữa lúc cả hai nước đang thúc đẩy một nỗ lực nhằm đảm bảo một lệnh ngừng bắn 19 ngày sau cuộc xâm lược của Nga.

Là thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới trên biển với Ukraine và Nga ở Biển Đen và có quan hệ tốt với cả hai quốc gia. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã lên tiếng nói rằng cuộc xâm lược là không thể chấp nhận được và ủng hộ Ukraine, nhưng nước này cũng phản đối các lệnh trừng phạt đối với Moscow, đồng thời đề nghị biện pháp hòa giải.

Hôm Chủ nhật [13/3], Ukraine cho biết họ đang làm việc với Thổ Nhĩ Kỳ và Israel với tư cách là trung gian hòa giải để thiết lập địa điểm và khuôn khổ cho các cuộc đàm phán với Nga, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chủ trì cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên với ngoại trưởng của các quốc gia tham chiến vào tuần trước.

Chuyến thăm hôm 14/3 sẽ đánh dấu chuyến đi đầu tiên của Thủ tướng Scholz tới Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi nhậm chức vào tháng 12/2021. Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh Đức đang nỗ lực can dự với Tổng thống Nga Vladimir Putin để chấm dứt cuộc xâm lược của Moscow.

Đức và Pháp đã đóng vai trò hàng đầu trong Liên minh châu Âu trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh.

“Bên cạnh quan hệ song phương, một cuộc trao đổi quan điểm dự kiến sẽ được tổ chức về các vấn đề khu vực và quốc tế khác, chủ yếu là về Ukraine và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-EU”, văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm.

Thổ Nhĩ Kỳ nói họ có thể tạo điều kiện cho các cuộc hoà đàm giữa Ukraine và Nga, nhưng trước tiên cần phải có một lệnh ngừng bắn và các hành lang nhân đạo.

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ có công dân ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi giao tranh, và yêu cầu Moscow hỗ trợ trong việc sơ tán những người dân này, trong khi cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Nga gọi hoạt động của mình là một “hoạt động quân sự đặc biệt” nhằm truy bắt “những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc” nguy hiểm ở Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria có thể nằm trong toan tính của nước này rằng Nga, châu Âu và Mỹ đang bị chi phối bởi cuộc xung đột ở Ukraine, nên không quan tâm nhiều đến Syria.

  • Đằng sau cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan về gia nhập NATO

  • Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' cho phương Tây

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ trong một cuộc tuần tra chung ở Syria. Ảnh: EPA

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan mới đây cho biết nước này sẽ phát động một chiến dịch quân sự ở Syria để tạo ra một "khu vực an toàn".Theo tờ Bưu điện Jerrusalem ngày 29/5, đánh giá về tuyên bố trên của ông Erdoğan, các chuyên gia cho rằng đó có thể là nằm trong toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ.

Oytun Orhan, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông có trụ sở tại Ankara, nhận định, tuyên bố của Tổng thống Erdoğan về việc tạo ra một “vùng an toàn” có thể là một cách để đánh giá quan điểm của các quốc gia khác: “Thổ Nhĩ Kỳ muốn kiểm tra phản ứng của các đồng minh NATO, xem họ có ủng hộ một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ hay không".

Theo vị chuyên gia trên, hiện ông Erdoğan sẽ nỗ lực cải thiện các điều kiện để tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh thổSyria, thông qua việc tìm cách làm giảm bớt sự phản đối từ các quốc gia khác.

Một trong số các biện pháp đó là Thổ Nhĩ Kỳ có thể "mặc cả" với các nước NATO liên quan đến tư cách thành viên của Phần Lan và Thụy Điển để đổi lấy sự ủng hộ của họ vềchiến dịch chống lại lực lượng người Kurd ở Syria.

Bên cạnh đó, chiến dịch quân sự ở Syria của Thổ Nhĩ Kỳ có thể nằm trong toan tính của nước này rằng Nga, châu Âu và Mỹ đang bị chi phối bởi cuộc xung đột ở Ukraine.Theo đó, cuộc xung đột ở Ukraine đã cải thiện điều kiện để Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một cuộc tấn công vào Syria vì Ukraine đã làm suy yếu và giảm nguồn lực của quân đội Nga, lực lượng ủng hộ đối thủ của Ankara, Tổng thống Syria Bashar Assad.

Đồng quan điểm trên, Berk Esen, chuyên gia nghiên cứu về chính trị Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức bình luận, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và vị thế đang suy yếu của Moskvacó thể là một phần trong tính toán của ông Erdoğan. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể toan tính rằng châu Âu và Mỹ đangtập trung vào cuộc xung đột ở Ukraine nên khôngquan tâm nhiều đến Syria.

Chuyên gia Esen cũng lưu ý rằng cuộc chiến nhằm vào các lực lượng người Kurd sẽ giúp ôngTổng thống Erdoğanthu hút sự ủng hộ từ các cử tri Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt khi ông nói rằng nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở lại quê hương của những người tị nạn Syria.

“Mức tín nhiệm của ông Erdoğan sẽ tăng lên khiông ấy giải quyết được cả hai câu hỏi: câu hỏi về người Kurd và câu hỏi về di cư. Điều này thực sự sẽ khiến phe đối lập trong tình trạng không chắc chắn”, ông Esen kết luận.

Công Thuận/Báo Tin tức

Nguy cơ căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ về chiến dịch quân sự ở Syria

Chiến dịch quân sự mới của Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến mối quan hệ của nước này với Mỹ căng thẳng.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thổ Nhĩ Kỳ,
  • Syria,
  • chiến dịch quân sự,
  • Nga,
  • Ukraine,
  • xung đột,
  • bầu cử,
  • cử tri,
  • di cư,
  • Mỹ,
  • toan tính,
  • mặc cử,
  • phần lan,
  • thụy điển,
  • NATO,
  • tổng thống,
  • toan tính,

19 tháng 5 2022

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đổ lỗi cho Phần Lan và Thụy Điển vì đã không ủng hộ cuộc chiến chống PKK

Thụy Điển và Phần Lan đã chính thức nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự Phương Tây, Nato.

Quyết định này là một sự thay đổi hoàn toàn chính sách lịch sử trước đây của hai nước vốn luôn giữ thế trung lập đối với liên minh, một động thái được thúc đẩy từ cuộc xâm lược Ukraine và vị trí địa lý gần với Nga của hai quốc gia Bắc Âu này.

Thổ Nhĩ Kỳ 'không chấp nhận Phần Lan, Thụy Điển vào Nato'

'Chúng tôi sẽ bảo vệ bạn': Anh ký thỏa thuận 'lịch sử' với Thụy Điển

Nhưng thông báo này ngay sau đó đã bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, với lý do lập trường của Thụy Điển và Phần Lan đối với cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại các nhóm tay súng người Kurd như Đảng Công nhân người Kurd [PKK] đang hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực.

Nato yêu cầu sự đồng thuận của tất cả 30 thành viên hiện tại để kết nạp thành viên mới.

Nhưng điều gì đằng sau sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ? Và có chỗ cho ngoại giao hay không?

Đây là tất cả những gì bạn cần biết.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Nato?

Chụp lại hình ảnh,

Quyết định gia nhập Nato của Thụy Điển và Phần Lan thể hiện sự thay đổi lập trường lịch sử của họ đối với liên minh quân sự

Là thành viên của Nato từ năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ có truyền thống ủng hộ chính sách mở cửa của liên minh cho các đồng minh mới, bao gồm cả việc mở rộng hướng đông về lãnh thổ Nga vào năm 1999 và 2004.

Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan đổ lỗi cho Phần Lan và Thụy Điển đã không ủng hộ cuộc chiến chống lại PKK, vốn bị Ankara tuyên bố là tổ chức khủng bố và Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân Người Kurd ở Syria [YPG].

PKK cũng đã được Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc tuyên bố là một 'tổ chức khủng bố'. Nhưng YPG, liên kết với PKK, là đối tác chính của liên quân do Mỹ dẫn đầu chống lại Tổ chức tự xưng nhà nước Hồi giáo [IS] ở miền bắc Syria.

Ankara nói cả Thụy Điển và Phần Lan đều chứa chấp các thành viên của PKK.

Người Kurd Syria đẩy IS ra khỏi Kobane

Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ lập vùng đệm ở bắc Syria

Cả hai nước cũng đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019 sau cuộc tấn công quân sự nhằm vào YPG ở miền bắc Syria.

Sinan Ülgen, một cựu quan chức ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và là học giả thỉnh giảng tại Carnegie Europe ở Brussels, nói rằng Ankara có "những lo ngại chính đáng" chưa được giải quyết mà họ muốn loại bỏ trước khi Phần Lan và Thụy Điển có thể gia nhập.

Ông Ülgen nói với BBC: "Thổ Nhĩ Kỳ có một số bất bình chính đáng liên đặc biệt là lập trường của Thụy Điển."

Ông nói: "Đó thực sự là quan điểm của Stockholm đối với các hoạt động của PKK và các thực thể liên đới với PKK, cũng như sự ủng hộ dành cho Đảng Liên minh Dân chủ Người Kurd ở Syria [PYD], được coi là một nhánh của PKK".

Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố rằng Thụy Điển đã từ chối dẫn độ 21 người "bị nghi ngờ có liên quan đến khủng bố" còn Phần Lan là 12 người.

Ông Ülgen nói: "Đã có một số yêu cầu từ phía Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm qua, nhưng những yêu cầu này vẫn chưa được giải quyết và giờ đây, Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng họ ở vị thế để áp đặt điều kiện đối với Thụy Điển và Thụy Điển hiện muốn gia nhập với họ".

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói về Hy Lạp?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thụy Điển và Phần Lan đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019 sau cuộc tấn công quân sự nhằm vào YPG ở miền bắc Syria

Cuộc tranh luận hiện tại cũng làm nảy sinh một vấn đề gai góc vẫn tồn đọng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ gửi quân tới miền bắc Cyprus vào năm 1974.

Năm 1974, Hy Lạp quyết định rời bỏ liên minh để phản đối quyết định của Nato không hành động chống lại những gì mà họ - và những nước khác - xem là một cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng Hy Lạp đã quyết định quay trở lại liên minh vào những năm 1980 và Thổ Nhĩ Kỳ không phản đối gì.

Giáo sư Yaprak Gürsoy, Chủ tịch bộ phận Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ đương đại [Contemporary Turkish Studies] tại Đại học London School of Economics [LSE], cho biết Ankara [thủ đô của Hy Lạp] coi đây là một sai lầm mà họ không muốn lặp lại.

Giáo sư Gürsoy nói với BBC: "Có một niềm tin rộng khắp ở Thổ Nhĩ Kỳ rằng nếu Ankara kiên quyết vào thời điểm đó, có thể một số vấn đề mà Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp phải đối mặt hiện nay có thể được giải quyết".

"Giờ đây, do Hy Lạp và Cyprus đều là thành viên EU, họ có nhiều sức ảnh hưởng ngoại giao hơn và Thổ Nhĩ Kỳ đã mất cơ hội quan trọng để được ngang vai vế."

Bà nói thêm: "Vì vậy, có một bài học quan trọng cho Thổ Nhĩ Kỳ ở đây, và họ không muốn phạm phải một sai lầm đến hai lần".

Chụp lại video,

Quốc gia nào lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine?

Thổ Nhĩ Kỳ muốn gì?

Bất chấp sự phản đối việc gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan của Tổng thống Erdogan, nhiều nhà phân tích tin rằng ông ấy sẽ sẵn sàng đàm phán và cuối cùng đồng ý với việc mở rộng liên minh.

Ông Ülgen nói: "Tôi nghĩ điều Thổ Nhĩ Kỳ muốn làm là gây áp lực lên Thụy Điển, đặc biệt là muốn họ xem xét lại lập trường liên quan đến PKK và các hoạt động của lực lượng này".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Mỹ Antony Blinken [trái, gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ bên phải] nói rằng ông 'tự tin' về việc xóa bỏ những khác biệt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO

"Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được một sức ảnh hưởng quan trọng" theo Giáo sư Gürsoy và "có thể hiểu được rằng họ muốn dùng cơ hội này để yêu cầu đổi lấy một thứ gì đó."

Bà nói: "Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng đây như một cơ hội để nhắc nhở các đồng minh về những lo ngại an ninh quốc tế và trong nước cũng như cất lên tiếng nói của mình để được lắng nghe.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu tới Mỹ vào ngày 18/05, để gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, cũng là một dịp đúng lúc cho vấn đề này.

Ankara được cho là đang tìm cách mua 40 máy bay chiến đấu F-16 mới và 80 bộ trang thiết bị hiện đại hóa các máy bay chiến đấu hiện có của mình, để đổi lấy khoản đầu tư vào máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tối tân của Hoa Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại ra khỏi chương trình F-35 sau khi nước này mua hệ thống chống tên lửa S-400 của Nga.

Ankara mua hệ thống phòng thủ Nga bất chấp Mỹ phản đối

Thổ Nhĩ Kỳ 'sẽ cùng Nga sản xuất S-500'

Trước cuộc họp, ông Blinken cho biết ông "rất tự tin" về việc đạt được "sự đồng thuận" liên quan đến sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ, viện dẫn "cuộc đối thoại đang diễn ra" giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan.

Galip Dalay, thành viên Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Chatham House, nói với BBC rằng lập trường của Erdogan "đúng hơn là một tín hiệu của sự bất mãn" và "có chỗ cho ngoại giao".

Ông nói: "Tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến ​​một nền ngoại giao đầy sôi nổi giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Nato, Thụy Điển và Phần Lan" trước hội nghị thượng đỉnh của Nato ở Madrid vào cuối tháng 6.

Nhưng ông Dalay nói thêm: "Nếu không có giải pháp vào ngày 30 tháng 6, thì đây là một cuộc khủng hoảng xét về bản chất. Và đó là cuộc khủng hoảng không chỉ với Thụy Điển và Phần Lan, mà quan trọng hơn là cuộc khủng hoảng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nato."

Chụp lại hình ảnh,

Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg [giữa] cho biết cả hai nước Phần Lan và Thụy Điển đều là "đối tác thân thiết nhất" của liên minh

Những bất đồng như vậy đã từng xảy ra?

Trong lịch sử 73 năm của mình, Nato đã chứng kiến ​​những bất đồng về nhiều vấn đề khác nhau.

Gần đây nhất, Hy Lạp đã ngăn chặn sự gia nhập của Macedonia trong 10 năm vì tên của quốc gia vùng Balkan này - mà Athens cho là một nỗ lực đánh cắp di sản của Hy Lạp.

Ukraine: Thụy Điển và Phần Lan xác nhận kế hoạch gia nhập Nato

Thổ Nhĩ Kỳ 'không chấp nhận Phần Lan, Thụy Điển vào Nato'

Việc gia nhập cuối cùng đã đi đến thống nhất sau khi chính phủ chính thức đổi tên hiến pháp thành Bắc Macedonia.

Năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối việc bổ nhiệm cựu Thủ tướng Đan Mạch, Anders Fogh Rasmussen, làm Tổng Thư ký Nato. Ankara cáo buộc Rasmussen 'lãnh đạo kém' trong cuộc khủng hoảng liên quan đến bức tranh biếm họa về Đức Tiên Tri Muhammad vào năm 2006.

Nghệ sĩ Đan Mạch Kurt Westergaard đã vẽ một bức tranh biếm họa về Đức Tiên Tri Muhammad, gây ra sự phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo.

Sau các cuộc đàm phán kéo dài, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý việc bổ nhiệm của Rasmussen sau khi nước này đảm bảo các vị trí quan trọng trong cơ cấu chính trị và quân sự của liên minh.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Sau quá trình đệ đơn chính thức, các nghi thức thành viên sẽ được chuẩn bị và gửi đến các đồng minh của Nato.

Theo các điều kiện thông thường, quá trình gia nhập Nato sẽ mất một thời gian dài đàm phán.

Tổng thống Pháp nói 'có thể mất hàng thập kỷ' để Ukraine gia nhập EU

Putin 'lịch sự' cảnh báo Phần Lan gia nhập Nato là 'sai lầm'

Nhưng với bối cảnh địa chính trị hiện tại, Thụy Điển và Phần Lan sẽ có thể trải qua một quy trình nhanh hơn, với các quy trình theo kỹ thuật dự kiến ​​sẽ kết thúc trước hội nghị thượng đỉnh Nato tại Madrid.

Các nhà lãnh đạo Nato dự kiến ​​sẽ chấp thuận đề nghị của Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh trong hội nghị thượng đỉnh nhưng quyết định này phải được tất cả 30 nghị viện phê chuẩn.

Phần Lan và Thụy Điển có một số yếu tố có lợi: họ là đối tác lâu dài của Nato, cũng như các nền dân chủ tiên tiến với quân đội có năng lực cao.

"Quý vị là đối tác thân thiết nhất của chúng tôi và tư cách thành viên của các bạn trong Nato sẽ tăng cường tầm an ninh chung của chúng tôi," Tổng Thư ký của Nato, Jens Stoltenberg cho biết khi chấp nhận đơn gia nhập.

Mark Green, cựu đại sứ Hoa Kỳ hiện là chủ tịch và giám đốc điều hành của Trung tâm Woodrow International Centre for Scholars, nói rằng sự đóng góp chung của Thụy Điển và Phần Lan vào Nato sẽ nâng cao đáng kể năng lực của Nato.

"Hãy nhớ rằng, Nato là một cơ chế phòng thủ. Nato chỉ vào cuộc nếu Nga xâm lược lãnh thổ của các thành viên Nato", ông nói với BBC.

"Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải xây dựng những lực lượng này. Sẽ không còn nghĩa lý gì để làm vậy khi mọi chuyện đã rồi."

Chụp lại video,

Giải đáp các câu hỏi về chủ đề Phần Lan và Thụy Điển có ý định gia nhập Nato

Video liên quan

Chủ Đề