Vì sao người việt nam bị ung thư

Chữa trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN

Người dân chú ý đến việc ăn uống điều độ, đầy đủ các thành phần như đạm, chất xơ, đường, mỡ, vitamim, giảm stress... Lựa chọn sử dụng thực phẩm sạch, tránh các thực phẩm ngâm với hóa chất vì khi sử dụng lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư nhất, tiếp đến là rượu, bia.

Bác sĩ ĐỖ VĂN LIÊM

Mới đây, tại Hội nghị Khoa học phòng chống ung thư thường niên lần thứ 9 đã báo cáo về số liệu mới nhất từ Tổ chức Ung thư toàn cầu [Globocan] 2020, theo đó tỉ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc xếp thứ 90/185 quốc gia, từ 165.000 ca mới vào năm 2018 tăng lên 182.000 ca mới vào năm 2020, và tỉ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc xếp 50/185 sau 2 năm.

Theo các chuyên gia y tế, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều bệnh nhân ung thư rơi vào tình trạng nặng hơn do các biện pháp phòng chống dịch như giãn cách xã hội, phong tỏa, sụt giảm về kinh tế... Dự đoán trong những năm tới, các loại ung thư sẽ có sự thay đổi.

Ung thư gan chiếm tỉ lệ cao

Theo Globocan, có 5 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam trong năm 2020 bao gồm: ung thư gan chiếm tỉ lệ cao nhất [14,5%], tiếp đến là ung thư phổi [14,4%], ung thư vú [11,8%], ung thư dạ dày [9,8%] và ung thư đại trực tràng [9%].

TS Trần Tuấn Thành - đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - cho biết Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm gan B cao. Ước tính những năm gần đây Việt Nam có 12 - 16% dân số nhiễm HBV [virus viêm gan B], tỉ lệ nhiễm ở Hà Nội và TP.HCM khoảng 10 - 14%, một số vùng nông thôn có tỉ lệ nhiễm cao lên đến 18 - 20%. 

Dự đoán đến năm 2025, Việt Nam có 60.000 bệnh nhân xơ gan, 25.000 bệnh nhân ung thư gan và 40.000 trường hợp tử vong.

TS Phạm Hùng Vân - chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM - cho biết sở dĩ ung thư gan chiếm tỉ lệ cao do yếu tố di truyền từ thế hệ những năm 1960 trở về trước, lúc này tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh về gan rất cao và đến nay các thế hệ sau đã lớn tuổi nhiều người phát triển thành ung thư gan. Trong vài chục năm nữa, tỉ lệ người mắc bệnh gan sẽ giảm.

Ngoài ra, một số các yếu tố tác động đến việc gia tăng bệnh nhân ung thư như: Việt Nam đang trong thời kỳ già hóa dân số, tuổi càng cao thời gian tiếp xúc với các yếu tố càng dài làm tăng tỉ lệ mắc ung thư; dân số tăng dẫn đến số người mắc và tử vong do ung thư tăng; rượu, bia, thuốc lá, ăn uống không hợp lý, nhận thức của người dân đã tốt hơn trong việc tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư...

Theo dự báo của TS Vân, trong những năm tới ung thư gan sẽ giảm do người dân đã có nhận thức và tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa HBV đầy đủ, viêm gan C đã có thuốc điều trị hẳn. Ung thư phổi, ung thư vú là nhóm có nguy cơ tăng cao do vấn đề về vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, rượu, bia, thuốc lá...

Dịch COVID-19 gián đoạn khả năng điều trị

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], năm 2021 là năm mà cả thế giới đã vượt qua một ngưỡng mới nghiêm trọng hơn khi ước tính đã có khoảng 20 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, đã có 10 triệu người đã tử vong. Đại dịch COVID-19 lại càng tác động xấu hơn đối với việc chăm sóc bệnh nhân ung thư. Dự báo những con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong những thập niên tới.

WHO đã tiến hành khảo sát trên nhiều nước cho thấy 77,5% bệnh nhân ung thư bị gián đoạn hoặc chậm trễ điều trị trong thời gian dịch bệnh. Việc gián đoạn này trải dài từ giai đoạn chẩn đoán, điều trị đến tái khám và ảnh hưởng đến tất cả các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ...

Tại TP.HCM, theo ghi nhận tại các bệnh viện như Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM..., sau các đợt giãn cách xã hội, các nơi này đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân ung thư đến khám trong tình trạng nặng; nhiều bệnh nhân có khối u phát triển đã xâm lấn nội tạng, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ - trưởng khoa ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức [TP.HCM] - cho biết tại Việt Nam chưa có thống kê chính thức nhưng có thể thấy khi dịch bùng phát tình trạng bệnh nhân ngại đi khám bệnh, một số bệnh viện lớn bị phong tỏa do dịch bệnh, các thuốc đặc trị nhất là các thuốc nhập khẩu đôi khi bị thiếu hụt, hàng loạt cơ sở kinh doanh ngừng hoạt động... đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng điều trị và tuân thủ của bệnh nhân.

Cách giải quyết tốt nhất là tạo mạng lưới y tế đồng đều tại tất cả các tỉnh thành, tránh tập trung quá đông bệnh nhân tại các thành phố lớn. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có thêm nhiều chọn lựa, hạn chế tối đa việc đứt gãy việc điều trị như các đợt bùng phát dịch COVID-19 vừa qua.

Bác sĩ Đỗ Văn Liêm - trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết đối với người có sức khỏe bình thường, nếu không có gì bất thường nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần. 

Để hạn chế được căn bệnh ung thư, chúng ta phải xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, các thực phẩm hun khói, duy trì cân nặng hợp lý, ăn nhiều rau quả xanh, xây dựng thói quen khám sức khỏe tầm soát định kỳ nhằm phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Tầm soát sức khỏe đúng nơi

TS Trần Quốc Việt, phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175, cho biết đến nay ngành y tế Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc tầm soát sức khỏe hoặc khuyến cáo rõ ràng về độ tuổi, giai đoạn tầm soát.

Chi phí để tầm soát sức khỏe định kỳ phần lớn tại các cơ sở y tế tối thiểu là 1 triệu đồng, mức chi phí khoảng 2 - 3 triệu đồng là người dân có thể tầm soát phát hiện sớm những loại bệnh cơ bản. Sau đó tùy theo kết quả khám tầm soát và điều kiện mà người bệnh sẽ được tầm soát theo yêu cầu khám kỹ hơn để tìm ra các bệnh lý, điều trị kịp thời.

"Nhiều đơn vị hiện nay lạm dụng kiểm tra sức khỏe định kỳ, tư vấn để bệnh nhân làm các dịch vụ kỹ thuật không cần thiết, vượt quá khả năng kinh tế của người đến khám. Nhiều bệnh nhân bị "vẽ" bệnh dẫn đến tiền mất tật mang, do đó người dân cần chú ý đến việc lựa chọn các cơ sở uy tín đề tầm soát", bác sĩ Việt cho biết.

Cứ 100 người Việt có khoảng 3 người mang đột biến ung thư di truyền

THU HIẾN

Các phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư

Tầm soát bệnh ung thư từ bây giờ

Ung thư là căn bệnh xuất hiện âm thầm, có tác hại vô cùng nguy hiểm. Nhiều trường hợp, người mắc bệnh không biết rằng mình đang ở thời kỳ cuối, vì cơ thể hoàn toàn không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh. Vậy nên, việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh, đặc biệt đối với người ở độ tuổi dễ mắc bệnh ung thư, thông thường là từ 40 tuổi trở lên.

Thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc xin tư vấn từ bác sỹ

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh trên, để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh ung thư, mỗi người cần hạn chế tối đa hoặc từ bỏ thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, đồng thời tránh xa các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe như quá nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ hay các thực phẩm không rõ nguồn gốc và có quy trình chế biến không an toàn.

Ngoài ra, mọi người cần nâng cao sức khỏe và sức đề kháng bằng cách tăng cường vận động thể lực, đầu tư một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng vaccine ngừa bệnh ung thư viêm gan B, vắc xin ung thư cổ tử cung .v.v... Và nếu cơ thể có một trong các biểu hiện bất chợt và bất thường như: viêm loét lâu liền, ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ; có khối u trên cơ thể; hạch bạch huyết to không bình thường; chảy máu, dịch ra bất thường ở âm đạo; gầy sút, thiếu máu không rõ nguyên nhân… thì người dân cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế kiểm tra.

Đặc biệt đối với một số bệnh ung thư có yếu tố di truyền, trong gia đình đã có người mắc thì con cháu và người cùng huyết thống nên thường xuyên đi kiểm tra sức khoẻ để phát hiện sớm bệnh, vì theo GS.TS Trần Văn Thuấn, hiện nay có khoảng 70% người bệnh ung thư ở nước ta phát hiện và điều trị muộn. Việc phát hiện càng sớm việc điều trị càng đơn giản.

Vì sao người mắc ung thư ở Việt Nam tăng nhanh?

[NLĐO] - Tỉ lệ mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Năm 2020 ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong vì căn bệnh này.

  • Ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa

  • Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư cho hơn 72.000 người

  • 1 tháng nuốt vướng, ho đờm, người đàn ông phát hiện ung thư giai đoạn cuối

  • Hai bệnh viện đầu ngành "bắt" con thành công cho sản phụ ung thư máu

Bệnh viện K Trung ương cho biết theo thống kê mới nhất của Hệ thống ghi nhận ung thư toàn cầu [GLOBOCAN] năm 2020, tại Việt Nam đến năm 2020 ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

So với nghiên cứu này năm 2018, số lượng mắc mới và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh. Theo nghiên cứu của GLOBOCAN 2018, Việt Nam có 164.671 ca ung thư mới và 114.871 ca tử vong và hơn 300.000 bệnh nhân đang sống chung với ung thư.

Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 số quốc gia có báo cáo về ung thư về tỉ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỉ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng với nghiên cứu của năm 2018 là 99/185 và 56/185.

Nội soi dạ dày giúp tầm soát sớm bệnh ung thư dạ dày- Ảnh: Trần Hà

Năm 2018, 5 loại ung thư hàng đầu ở nam giới Việt Nam là ung thư gan [21,5%], phổi [18,4%], dạ dày [12,3%], đại trực tràng [8,4%] và vòm họng [5,0%] và ở phụ nữ là ung thư vú [20,6%], đại trực tràng [9,6%], phổi [9,4%], dạ dày [8,6%] và gan [7,8%]. Trong khi năm 2020, tại Việt Nam, các ung thư phổ biến ở nam giới gồm: ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến [chiếm khoảng 65,8% tổng các loại ung thư].

Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan [chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư]. Tính chung cho cả 2 giới các loại ung thư phổ biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.

Bệnh viện K cho biết tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều tăng nhanh. Tình hình này cũng tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do ung thư tại các quốc gia này lại giảm.

Theo TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, ung thư là bệnh lý gây nên bởi nhiều yếu tố phối hợp nhưng tập trung ởhai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố thay đổi được [như hành vi lối sống, môi trường..] và nhóm yếu tố không thay đổi được [tuổi, gen…].

Hiện Việt Nam đang đối mặt với sự già hóa dân số nói chung, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay đã tăng [73,6 tuổi]. Tuổi càng cao, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ mắc ung thư càng cao. Dân số Việt Nam tăng lên đứng thứ 15 trên thế giới, dẫn tới tăng số người mắc và tử vong do ung thư.

Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân của 30% các loại ung thư, gây ra 20 loại ung thư khác nhau và 90% nguyên nhân của ung thư phổi. Việc lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây ra các loại ung thư như ung thư miệng, họng; ung thư gan; ung thư vú, ung thư đại trực tràng.

Chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ, sử dụng các thực phẩm mốc [gạo, lạc…], hay thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, cá muối… đóng vai trò 35% nguyên nhân gây ung thư. Cùng đó, hiện nay, người dân cũng nhận thức tốt hơn về việc chủ động khám tầm soát ung thư; tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chẩn đoán ung thư ngày càng cao cũng giúp phát hiện ra bệnh nhiều hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm, tỉ lệ chữa khỏi càng cao, tiết kiệm về chi phí; ngược lại nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì luôn để lại gánh nặng lớn về kinh phí và hiệu quả điều trị cũng giảm đáng kể. Do vậy, mỗi người dân cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ ung thư cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.

Ngoài ra nên thực hiện những khuyến cáo dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh:

- Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích .....

- Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả. Hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối, tránh đồ uống có đường. Không ăn thực phẩm mốc, ôi thiu, thực phẩm nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng ....

- Có chế độ tập luyện; nghỉ ngơi hợp lý; giữu tinh thần thoải mái; tích cực

- Sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn

- Thực hiện tiêm chủng vắc-xin ngừa viêm gan B; HPV…

D.Thu

Video liên quan

Chủ Đề