Vì sao ngực cương theo chu kỳ kinh nguyệt

Đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu ở một bên ngực. Cảm giác khó chịu này sau đó sẽ chuyển thành cảm giác đau ngực. Bạn soi gương và nhận thấy rằng, một bên ngực của mình bị sưng to hơn bên còn lại. Vậy, bạn phải làm gì bây giờ?

Trước hết, đừng hoang mang. Mặc dù bạn sẽ phải đến gặp bác sỹ, nhưng bước đầu tiên bạn cần làm, và cũng là một bước vô cùng quan trọng, là biết được những nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

Đau và sưng ngực theo chu kỳ kinh nguyệt

Cách nhận biết: Ngực của bạn bị sưng và đau trong khoảng 1- 2 tuần trước khi bạn có chu kỳ kinh nguyệt. Đau và sưng do chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra ở cả hai bên ngực, mặc dù, một bên có thể sẽ đau nhiều hơn so với bên kia. Kèm theo đau, bạn sẽ thấy căng tức và nặng bầu ngực.

Nguyên nhân: Hormone chính là nguyên nhân của tình trạng này. Khi bạn rụng trứng vào giữa chu kỳ, estrogen sẽ làm ngực của bạn sản sinh ra các tế bào mới và làm tăng lưu lượng máu đến ngực, để chuẩn bị cho quá trình mang thai (nếu trứng được thụ tinh). Những tế bào mới sinh ra này cùng với lưu lượng máu nhiều hơn có thể gây ra sưng và đau từ khi trứng rụng cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt thực sự xuất hiện. Đôi khi, tình trạng đau và sưng sẽ nghiêm trọng hơn ở một bên ngực so với bên còn lại.

Nên làm gì: Nếu cơn đau và sưng không trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian và ngực của bạn không bị đỏ lên, nóng hoặc có các triệu chứng nhiễm trùng khác, thì những gì bạn cần làm chỉ là đợi trong 2 tuần xem chu kỳ kinh nguyệt có xuất hiện không. Khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện, tình trạng đau và sưng sẽ dần dần giảm bớt. Nếu không, bạn nên đi đến khám bác sỹ.

Mang thai

Cách nhận biết: Chu kỳ kinh nguyệt của bạn không xuất hiện. Tuy nhiên, đôi khi, trong giai đoạn sớm của thai kỳ, bạn vẫn có thể có chút máu, nhưng rất ít. Cách tốt nhất để xác nhận bạn có mang thai hay không là dùng que thử thai.

Nguyên nhân: Cơ thể bạn sẽ phát triển ngực và tăng lượng máu đến ngực để chuẩn bị cho việc sẽ cho con bú trong tương lai, gây ra tình trạng sưng đau ngực.

Nên làm gì: Khi bạn biết mình đã mang thai, hãy đến gặp bác sỹ. Bác sỹ sẽ cho bạn biết cách tốt nhất để đối phó với tình trạng sưng và đau ngực, có thể bằng cách chườm lạnh và dùng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn.

Vì sao ngực cương theo chu kỳ kinh nguyệt

Nhiễm trùng

Cách nhận biết: Ngực của bạn sẽ có cảm giác như nóng hơn, da đỏ hơn, cùng với đó là tình trạng sưng và đau. Vùng da bị sưng đỏ thường có dạng hình nêm và lan rộng ra bắt đầu từ núm vú. Bạn cũng có thể sẽ nhận thấy mình bị sưng các hạch bạch huyết ở nách, hoặc cảm thấy mệt mỏi và/hoặc hơi sốt.

Nguyên nhân: Vi khuẩn xâm nhập vào ngực thông qua các vết nứt rất nhỏ trên da, đặc biệt là ở quanh núm vú, hoặc xâm nhập trực tiếp qua núm vú. Tắc nghẽn ống dẫn sữa cũng có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vú. Viêm vú là loại nhiễm trùng vú phổ biến nhất, hay gặp ở các bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, cũng có thể bạn bị chứng viêm vú mặc dù đang không cho con bú.

Nên làm gì: Đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt. Nhiễm trùng vú cần được điều trị bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng vú có thể dẫn đến áp xe vú và sẽ phải phẫu thuật. Nếu thuốc bác sỹ kê cho bạn không làm giảm tình trạng đau và sưng sau vài ngày uống thuốc, bạn nên nói với bác sỹ. Bác sỹ có thể sẽ đổi loại kháng sinh khác do vi khuẩn có thể sẽ không đáp ứng với loại kháng sinh bạn đang dùng.

Thay đổi tế bào mô liên kết, mô sợi

Cách nhận biết: Ngực của bạn bị đau, và bạn có thể sẽ sờ thấy những u, cục lớn. Nhưng ngực của bạn sẽ không bị đỏ hoặc sưng và bạn không thấy các dấu hiệu của nhiễm trùng. Đau và sưng có thể sẽ xuất hiện thường xuyên hơn ngay trước khi bạn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, nhưng sẽ không biết mất hoàn toàn sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.

Nguyên nhân: Các tế bào tuyến vú mới được sinh ra khi bạn rụng trứng đang chết đi. Theo thời gian, sau nhiều chu kỳ kinh nguyệt, một loại mô sẹo (hay còn gọi là u lành tính) gọi là u sợi tuyến có thể sẽ phát triển, là kết quả của quá trình chết đi của các tế bào tuyến vú. Khối u sợi này có thể sẽ lớn và đè vào các dây thần kinh, gây đau. Các loại u nang chứa đầy dịch cũng có thể sẽ phát triển, chèn ép vào dây thần kinh và/hoặc làm giãn các mô ở xung quanh và gây đau đớn.

Nên làm gì: Đến gặp bác sỹ ngay. Bác sỹ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây đau và quyết định phương pháp điều trị thích hợp với bạn, có thể sẽ bao gồm việc cắt bỏ khối u sợi hoặc hút dịch ra từ các u nang.

Trong thời gian điều trị, bạn nên cắt giảm lượng caffein có trong cà phê, trà, chocolate và một số loại đồ uống có ga. Caffein có thể làm tăng tình trạng sưng ở ngực. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn để làm giảm triệu chứng đau.

Vì sao ngực cương theo chu kỳ kinh nguyệt

Ung thư vú thể viêm

Cách nhận biết: Triệu chứng của ung thư vú thể viêm (IBC) rất giống với nhiễm trùng vú, bao gồm: sưng, nóng, đỏ, đau. Ngoài ra, bạn có thể sẽ bị ngứa và cảm thấy kết cấu da thay đổi, sần sùi giống như vỏ cam.

Nguyên nhân: Cũng như ung thư vú, nguyên nhân chính xác gây ung thư vú thể viêm hiện vẫn chưa được biết rõ. Bạn có thể làm giảm (mặc dù không thể loại trừ hoàn toàn) nguy cơ ung thư vú bằng cách duy trì cân nặng phù hợp, luyện tập và hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.

Nên làm gì: Đầu tiên, rất có thể bác sỹ sẽ điều trị bằng kháng sinh để làm giảm tình trạng nhiễm trùng tuyến vú. Tiếp đó, bạn sẽ cần phải tiến hành sinh thiết để xác định hoặc loại bỏ nguyên nhân do ung thư vú thể viêm. Hiệp hội nghiên cứu về ung thư vú thể viêm khuyến nghị rằng, bạn nên tiến hành sinh thiết sau 1 tuần điều trị với kháng sinh không có tác dụng. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ chi tiết hơn trong trường hợp này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các nguyên nhân gây đau ngực

Ngực của bạn gái có thể thay đổi suốt chu kỳ kinh nguyệt, như nhạy cảm hơn, xuất hiện tình trạng đau ngực trước kỳ kinh, thậm chí còn tăng hay giảm nhẹ kích thước. Các triệu chứng này có thể thấy rõ nhất ngay trước khi kỳ kinh bắt đầu, và giảm dần trong hay sau bạn gái có kinh nguyệt. Tuy nhiên, không chỉ đau bụng và đau lưng, hiện tượng đau ngực trước kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày khiến các bạn gái mệt mỏi.

Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị đau ngực trước kỳ kinh. Những sự thay đổi hormone này cũng có thể gây sưng hạch bạch huyết và khiến bạn bị đau. Thông thường, bạn có thể cảm thấy bị đau trước kỳ kinh 2 tuần (tính theo chu kỳ 28 ngày) tức là vào khoảng thời gian rụng trứng, buồng trứng giải phóng trứng để thụ tinh. Các triệu chứng đau ngực sẽ gần như biến mất ngay lập tức khi bạn bắt đầu chảy máu kinh nguyệt.

Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể bị gây ra bởi một loại hormone khác là prolactin – nội tiết tố kích thích sản xuất sữa trong cơ thể phụ nữ. Loại hormone này có thể xuất hiện ngay cả với những người không mang thai.

Thay đổi sợi bọc tuyến vú (còn được gọi là viêm xơ vú, xơ nang tuyến vú) là những tổn thương dạng mảng hoặc cục ở vú và gây đau trước khi hành kinh. Nguyên nhân thay đổi sợi bọc là do sự mất cân bằng nội tiết tố tại mô vú. Thay đổi sợi bọc tuyến vú có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai bên vú, nhưng thường là cả hai bên vú. Tình trạng này gây ra cảm giác căng tức hoặc đôi khi thấy vú sưng phồng, đặc biệt trước hoặc trong ngày đèn đỏ. Có thể sờ thấy một hay nhiều khối trong vú hay chảy dịch núm vú.

Tình trạng này thì khá phổ biến ở phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi. Thay đổi sợi bọc tuyến vú là một bệnh lành tính do rối loạn nội tiết tố lên tuyến vú trong thời kỳ sinh sản. Đây là bệnh lý lành tính, không ảnh hưởng đến sinh sản và tỷ lệ chuyển thành ung thư rất thấp, dưới 1%. Bệnh lý này không ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản. Bệnh có thể tái phát do cơ chế là rối loạn nội tiết.

Vì sao ngực cương theo chu kỳ kinh nguyệt

Những thuốc chứa hormone, bao gồm thuốc tránh thai, thuốc hỗ trợ sinh sản, có thể góp phần làm xuất hiện tình trạng đau vú. Tương tự, những thuốc được dùng hỗ trợ sau mãn kinh chứa các hormone như estrogen hay progesterone cũng có thể gây ra tác dụng phụ này. Đau ngực cũng có thể liên quan đến vài loại thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là thuốc thuộc nhóm SSRI (thuốc ức chế chọn lọc serotonin).

Những thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm đau ngực bao gồm:

  • Thuốc chứa hormone sinh dục
  • Thuốc điều trị trầm cảm hay lo âu
  • Thuốc điều trị bệnh lý tim mạch
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc nội tiết hỗ trợ sau mãn kinh.

Nếu cơn đau vú xuất hiện sau khi dùng bất kì loại thuốc nào, hãy báo với bác sĩ ngay lập tức.

Rất nhiều chị em có thói quen tiêu thụ cà phê quá mức mà không biết rằng caffeine có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau ngực. Do vậy, những người nghiện cà phê thường có xu hướng bị đau ngực nhiều hơn những chị em khác ít tiêu thụ caffeine. Caffeine tốt cho sức khỏe của bạn, nhưng chỉ khi nó được tiêu thụ có giới hạn. Còn nếu tiêu thụ quá nhiều, nó có thể gây ra sự mất nước, rối loạn nội tiết trong cơ thể và gây ra các cơn đau ngực.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Y tế Đại học Duke, tại Durham, Bắc Carolina đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiêu thụ nhiều caffeine và đau vú. Các đối tượng của nghiên cứu là những phụ nữ gặp các tình trạng từ căng tức ngực đến chảy dịch sữa trước khi có kinh, và họ được yêu cầu giảm lượng caffeine trong khoảng thời gian một năm. Kết quả cho thấy cơn đau vú được giảm đáng kể, thậm chí trong một số trường hợp đã tuyên bố rằng không còn cảm giác đau vú.

Ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ và chất béo cũng có thể là một lý do chính dẫn đến tình trạng đau ngực. Ngoài ra, các cơn đau tại vú có thể xuất hiện khi bạn gặp phải các tác động va đập từ bên ngoài, tập thể dục quá sức, hoặc bê vác vật nặng.

Mặc áo ngực chật cũng có thể gây đau ở ngực vì nó khiến cho các cơ ngực bị chèn ép, lưu thông máu trong ngực bị cản trở. Đó là lý do chính tại sao thỉnh thoảng bạn thấy cơn đau nhói ở ngực khi mặc áo ngực chật. Nếu ngực của bạn phát triển về kích thước mà bạn không tăng kích thước áo ngực lên thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Bạn có thể tham khảo những biện pháp đơn giản an toàn dưới đây để giảm bớt cảm giác khó chịu khi đau ngực trước kỳ kinh nhé.

Áo ngực độn có thể gây chèn ép và không tốt khi bạn mặc lâu dài. Bạn nên chọn lựa loại áo ngực vừa người với gọng mềm và thoải mái, chứ không phải loại áo có tác dụng “nâng đẩy” trong thời gian bị căng tức ở ngực. Nhiều chuyên gia cũng đề xuất bạn nên chọn kích thước áo ngực lớn hơn kích thước thông thường. Điều này có thể giúp ích trong trường hợp bạn bị sưng ngực trước ngày hành kinh.

Vì sao ngực cương theo chu kỳ kinh nguyệt

Chườm nóng, chườm lạnh là các liệu pháp đơn giản thường được áp dụng trong việc giảm đau, giãn cơ, và tăng tuần hoàn máu. Vì vậy chườm nóng hoặc lạnh vùng ngực có thể giúp làm dịu sự khó chịu và giảm nhẹ những cơn đau.

  • Cách chườm nóng: Bạn lấy khăn bông loại mềm thấm vào nước nóng và sau đó chườm lên bầu vú. Bạn cũng có thể sử dụng miếng đệm nóng, túi sưởi khô, túi sưởi ấm để chườm vào vùng ngực bị đau trong vòng 15 – 20 phút. Lưu ý, không nên sử dụng chườm nóng khi mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm da, huyết khối tĩnh mạch sâu hay đa xơ cứng.
  • Cách chườm lạnh: Bạn sử dụng túi nước đá hoặc gói gel đông lạnh bọc trong khăn và chườm lên ngực. Bạn chỉ nên sử dụng chườm lạnh trong tối đa 15 phút và không chườm trực tiếp lên da mà hãy quấn các sản phẩm này trong một tấm khăn để không làm tổn thương da, mô hay thần kinh.

Vì sao ngực cương theo chu kỳ kinh nguyệt

Massage ngực sẽ làm tăng lượng bạch huyết và lưu lượng máu di chuyển tới ngực, giúp vùng ngực mềm mịn và đàn hồi hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng massage sẽ loại bỏ căng thẳng và kéo giãn cơ bắp bị căng cứng. Hơn nữa, thói quen massage ngực thường xuyên cũng sẽ giúp vòng ngực của bạn quyến rũ hơn. Bạn có thể massage ngực nhẹ nhàng để giúp ngực giảm đau bằng những tinh dầu thiên nhiên như vitamin E, dầu thảo dược…

Bạn nên nhớ phải massage nhẹ nhàng sử dụng lực vừa phải, nếu bạn không muốn gây tổn thương cho mô ngực mỏng manh của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp xoa bóp mặt hoặc thậm chí là massage tay sẽ giúp xoa dịu căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái.

Để giảm tình trạng đau ngực trước kỳ kinh, bạn cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga hay hít thở. Cần tránh các hoạt động quá mạnh như sport dance, chạy marathon hay tập tạ… Và bạn nên chú ý mặc áo ngực thể thao để tránh tổn thương các mô cơ khi hoạt động. Tập yoga hay hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau đớn… Thói quen đi bộ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh.

Khi mệt mỏi do sắp có kinh, bạn nên để cơ thể được thư giãn để tái tạo lại năng lượng. Những liệu pháp giúp thư giãn toàn thân là tắm nước ấm, xông hơi hoặc đi spa. Tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng sẽ giúp bạn thư giãn và làm giảm cơn đau nhức ngực. Bạn cũng nên sắp xếp công việc để bản thân không bị stress và ngủ đủ giấc để cơ thể không bị quá kiệt sức vào những ngày sắp có kinh.

Vì sao ngực cương theo chu kỳ kinh nguyệt

Để giảm tình trạng đau ngực, nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa caffeine, xây dựng chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Điều này sẽ giúp làm giảm nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng ngực sưng và đau.

Trong giai đoạn hành kinh, bạn nên bổ sung cho cơ thể những sản phẩm từ cá. Đồng thời, bạn cũng nên ăn các loại đậu, các loại hạt, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, dầu ô liu. Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, đậu lăng…cũng có thể cân bằng estrogen được sản xuất trong cơ thể để điều trị chứng đau ngực cho chị em.

Bạn cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm bổ sung dưỡng chất có thể giúp ích cho tình trạng đau tức ngực. Tăng cường thêm vitamin và khoáng chất như vitamin E, vitamin B6 và magie sẽ làm giảm bất kỳ cơn đau nào mà bạn đang gặp phải. Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cũng nên bổ sung sắt và axit folic (vitamin B9), do dự trữ sắt thấp vì bị mất máu trong các kỳ kinh nguyệt khiến nữ giới dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, dẫn đến thường xuyên mệt mỏi trong chu kỳ.

Trước đây, các loại thuốc như Danazol và Bromocriptine (hoạt động như một chất ức chế tuyến yên) được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau vú. Tuy nhiên, chúng có tác dụng phụ như làm thay đổi trong giọng nói (khàn tiếng), mọc lông bất thường trên cơ thể, tăng cân nhanh chóng… Vì vậy bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc này và đi khám khi thấy có những triệu chứng bất thường để được tư vấn từ bác sĩ.

Đau vú hay đau ngực trước kỳ kinh là tình trạng thường gặp của các chị em phụ nữ. Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến đau vú đều là các nguyên nhân lành tính và không liên quan đến ung thư vú. Tuy nhiên, bạn nên gặp ngay bác sĩ, nếu có những dấu hiệu khác thường như: chỉ đau một bên ngực; phát hiện các khối cứng, cấn trong ngực; đầu nhũ sưng cứng, có khi chảy dịch. Đây là những hiện tượng liên quan đến ung thư vú hoặc viêm nhiễm hạch bạch huyết. Nếu gặp phải các triệu chứng này thì bạn nên được tư vấn chuyên môn ở bệnh viện càng sớm càng tốt để có cách chữa trị kịp thời và hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

Xem ngay:  Phụ nữ 30 tuổi nên ăn gì uống gì để duy trì thanh xuân

Why are my breasts sore before a period? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/323998

Premenstrual Breast Swelling and Tenderness – https://www.healthline.com/health/breast-premenstrual-tenderness-and-swelling

Breast Tenderness Before Period: Why It Happens and How to Reduce the Pain – https://flo.health/menstrual-cycle/health/period/breast-tenderness-before-period