Vì sao nghén khi mang thai

Nghén khi mang thai là một trong những biểu hiện thông thường mà hầu hết bà bầu nào cũng sẽ gặp phải. Vì là hiện tượng phổ biến vì vậy mang thai 6 tuần không nghén khiến nhiều bà bầu hoang mang và lo lắng. Tình trạng ốm nghén rốt cuộc là như thế nào và có nguy hiểm gì không?

Những dấu hiệu đầu tiên bật mí sự hiện diện của em bé trong bụng mẹ chính là cảm giác buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, nhạy cảm với mùi đồ ăn gọi là ốm nghén. Chưa kịp cảm nhận được cảm giác làm mẹ, nhà vệ sinh đã trở thành chốn thân thiết của bà bầu trong thời gian ốm nghén cùng những cảm giác có 1-0-2. Thường xuyên ợ nóng, buồn nôn, không cảm nhận được mùi đồ ăn, mất khẩu vị, ăn uống không ngon miệng là những gì mẹ sẽ phải trải qua khi bị ốm nghén. Nhiều mẹ bầu còn bị ốm nghén với mức độ nặng hơn như suy nhược cơ thể, ngất xỉu, sụt cân nghiêm trọng, mất nước. Thậm chí ốm nghén nặng có thể chuyển thành nhiễm độc thai nghén. 

Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thai thứ 6. Với những mẹ mang thai lần đầu thì những triệu chứng của ốm nghén có thể bắt đầu từ tuần thứ 4 khi hợp tử vừa mới hình thành. Tình trạng ốm nghén sẽ biến mất sau 3 tháng đầu, tức sau 14 tuần mang thai.

Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 6
Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 6

Mang thai 6 tuần không nghén có sao không?

Ốm nghén là hiện tượng rất phổ biến khi mang thai, vì vậy nhiều mẹ bầu sợ rằng thai nhi ‘’bốc hơi’’ trong bụng do mang thai 6 tuần không ốm nghén, không có biểu hiện buồn nôn hay mệt mỏi. Theo các chuyên gia sản khoa, ốm nghén có nhiều cách biểu hiện khác nhau tùy vào từng cơ địa, thể trạng của mỗi mẹ bầu. 6 tuần mang thai nhưng không có cảm giác buồn nôn, cơ thể mẹ chỉ thấy mệt mỏi. Cũng có mẹ bầu chán ăn nhưng không bị nhạy cảm với mùi đồ ăn. Do đó kết luận rằng mang thai 6 tuần không nghén không ảnh hưởng gì đến quá trình mang thai của mẹ. Mang thai 6 tuần không nghén không phải là tiêu chí đánh giá sức khoẻ và sự phát triển của thai kỳ.

Thực chất ốm nghén là hiện tượng sinh lý chịu tác động của hormone thai kỳ. Nếu mẹ chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của ốm nghén thì có thể là do hormone sản xuất chưa đủ để tạo ra các xúc tác. Vì vậy mẹ đừng quá căng thẳng, nhìn nhận trên góc độ khách quan mẹ nên thấy vui vẻ vì chưa phải chịu đựng những cảm giác khó chịu ốm nghén mang lại. 

MỘT VÀI LƯU Ý, TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM KHI MANG THAI 6 TUẦN KHÔNG NGHÉN:
Nếu mẹ không có những biểu hiện ốm nghén thì không có gì đáng lo ngại. Chỉ khi mẹ mang thai 6 tuần kèm theo ra máu âm đạo, đau bụng râm ran thì mẹ cần cẩn thận rất có thể rơi vào trường hợp:

  • Buồng trứng đa nang: Trên 100 thai phụ thì có khoảng từ 2-5 người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Buồng trứng đa nang thường không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo mẹ chỉ có thể biết qua siêu âm định kỳ. Nếu chẳng may bị mắc hội chứng này thì mẹ cần hết sức đề phòng biến chứng làm động thai, sảy thai.

    Mang thai 6 tuần không nghén có sao không?
    Mang thai 6 tuần không nghén có sao không?

  • Sảy thai: Nếu mẹ đang mang thai những tuần đầu tiên sau đó đột ngột mất đi các dấu hiệu thai kỳ thì mẹ nên đề phòng có nguy cơ sảy thai. Các dấu hiệu kèm theo như đau bụng dữ dội, chảy máu trong âm đạo đặc trưng cho tình trạng sảy thai. Tuy nhiên có nhiều trường hợp đặc biệt bà bầu bị sảy thai, thai lưu nhiều ngày nhưng không kèm theo dấu hiệu bất thường nào mẹ cần hết sức lưu ý.

​Bầu không nghén sinh con trai hay gái?

Từ xa xưa, trong dân gian đã truyền dạy cách đoán giới tính em bé thông qua các dấu hiệu ốm nghén của mẹ. Ngay từ những tháng đầu tiên bạn đã có thể đoán được giới tính của em bé trong bụng nhờ những ‘’chỉ dạy’’ của ông bà ta. Mặc dù chưa có cơ sở khoa học chứng minh những kinh nghiệm dân gian là đúng, tuy nhiên cũng là một mẹo hay giúp bố mẹ thỏa mãn được tò mò khi bắt đầu nghe tin con đến với thế giới này.

Nếu nghén chua bụng nhọn dân gian đồn mẹ sinh con trai thì bụng tròn nghén ngọt thai nhi trong bụng mẹ là con gái đấy. Ngoài ra còn rất nhiều kiểu nghén khác như nghén ngủ, nghén nặng, nghén nhẹ cũng bật mí một phần giới tính của em bé. 

Bầu không nghén sinh con trai hay gái?
Bầu không nghén sinh con trai hay gái?

Tuy nhiên mẹ không nghén thì sinh con trai hay con gái? Các mẹ rất tò mò phải không? Như đã nói ở trên, tất cả những kinh nghiệm dân gian đoán giới tính em bé trong bụng mẹ thông qua dấu hiệu ốm nghén chỉ mang tính chất tham khảo, không có cơ sở khoa học chứng minh là đúng. Vì vậy mẹ không thể đoán được chính xác mẹ đang mang thai em bé trong bụng là trai hay gái cho đến khi được siêu âm. Vì vậy bầu không nghén càng khó để đoán được giới tính của con. Từ sau tuần 16 mẹ có thể đi siêu âm để biết được tình trạng sức khỏe cũng như giới tính của con nhé. 

Mẹ mang thai 6 tháng không nghén không phải là một chuyện xấu. Hãy lắng nghe cơ thể, theo dõi các dấu hiệu bất thường và đảm bảo khám thai định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé. 

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân chính gây ra ốm nghén vẫn chưa được khoa học tìm ra nhưng một số nguyên nhân dự đoán có thể gây ra triệu chứng ốm nghén là do nội tiết & hormone của người phụ nữ mang thai biến đổi một cách sâu sắc ngay từ đầu thai kỳ, cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi và phản ứng trước những biến đổi này gây ra ốm nghén. Hơn thế nữa, khi mang thai khứu giác trở nên nhạy cảm với một số mùi, khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn, nôn ói.

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn mang thai và không hề nguy hiểm như nhiều mẹ vẫn nghĩ.

Ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và là triệu chứng phổ biến của các mẹ bầu. Một số dấu hiệu của ốm nghén là: buồn nôn, hay nôn, mệt mỏi, khó chịu, không ăn uống được… Những triệu chứng này thường sẽ chấm dứt sau 3 tháng đầu và không để lại bất cứ hậu quả gì. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ vẫn còn có những quan niệm sai lầm về ốm nghén gây ra sự lo lắng không đáng có. Nghén không gây hại cho thai nhi, nhưng nếu nôn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và từ đó ảnh hưởng đến thai.

Các biện pháp làm giảm ốm nghén.

Để giảm bớt triệu chứng khó chịu của nghén, thai phụ hãy áp dụng các biện pháp sau:

–        Ăn chậm, thong thả và nhai kỹ. Chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, 6 đến 8 bữa một ngày. Tránh các thức ăn béo và nhiều gia vị.

–        Đói thường làm tăng cảm giác buồn nôn, ăn làm dịu những cảm giác khó chịu này. Do đó, các mẹ bầu phải luôn chuẩn bị sẵn bên mình những loại thức ăn tiện lợi như bánh quy, bánh mì nướng, những loại ngũ cốc, trái cây khô… Nghén có thể xuất hiện vào bất kỳ trong ngày, hãy ăn ngay khi cảm thấy sắp xảy ra triệu chứng.

–        Nếu nghén xảy ra vào nửa đêm, đừng ngại ngần hãy dậy và ăn ngay.

–        Nếu nghén xuất hiện vào buổi sáng, hãy nhắm nháp một ít thức ăn trước rồi ăn nhiều hơn sau 15 phút.

–        Luôn mang theo bên mình những loại thức ăn này để đề phòng đói gây buồn nôn vào bất cứ lúc nào.

–        Uống một tách trà gừng, ngửi chút hương bạc hà cũng giúp giảm cảm giác buồn nôn.

–        Tránh căng thẳng, stress làm tăng triệu chứng nghén.

–        Nên uống nước thường xuyên để đề phòng tình trạng mất nước do nôn ói. Uống bất cứ thứ gì mà dạ dày chấp nhận được, như nước lọc, nước trai cây, sữa… Uống nửa giờ trước hoặc sau khi ăn, không uống trong khi ăn và nhớ phải uống từng ngụm nhỏ.

–        Do không ăn uống được nhiều các mẹ có thể bổ sung thêm vitamin cho bà bầu như Elevit hay Blackmores Pregnancy để đảm bảo đầy đủ chất cho cả mẹ và thai nhi. Các chất quan như: sắt, acid folic, Iodine, canxi là rất quan trọng và cần thiết cho bà bầu trong giai đoạn mang thai.

–        Tránh mùi “nặng”, nên mở cửa sổ thường xuyên, nên dùng quạt hút mùi khi nấu nướng để loại bỏ các mùi thức ăn.

Cần đi khám ngay khi bị nghén nặng.

Các yếu tố nguy cơ của chứng ốm nghén nặng 

–        Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.

–        Tiểu đường thai kỳ.

–        Cường giáp-tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường.

–        Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ốm nghén nặng 

–        Khó kiểm soát, nôn mửa liên tục.

–        Mất nước và tiểu ít.

–        Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.

–        Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.

Trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng, nôn quá nhiều khiến cơ thể bị mất nước và mất sức, ăn uống không được thì nên đi khám bác sĩ ngay. Một số triệu chứng nặng có thể xuất hiện như sau:

–        Không thể uống được hơn một lần trong ngày.

–        Nôn mửa trên 4 lần trong ngày.

–        Sụt trên 1 kg cân nặng.

–        Nôn kèm theo đau hoặc sốt.